Cách nấu bún riêu vịt lạ miệng hấp dẫn, đổi vị cho gia đình
Bún riêu là một món nước hấp dẫn trong ẩm thực Việt. Hôm nay, hãy cùng Điện máy XANH vào bếp thực hiện ngay cách nấu bún riêu vịt siêu lạ miệng mà vô cùng hấp dẫn để đổi vị cho cả nhà nhé!
Nguyên liệu làm Bún riêu vịt
Cho 4 người
Bún khô 500 gr Ức vịt 850 gr
Thịt bằm 450 gr
Tôm khô 200 gr
Trứng vịt 3 cái
Giò sống 400 gr
Huyết 200 gr
Đậu phụ chiên 500 gr
Hành tây 1 củ
Cà chua 3 quả
Rau muống 300 gr
Tía tô 1 ít Húng quế 1 ít
Chanh 1 quả
Hành lá/ ớt 1 ít
Hành phi 1 ít
Gạch cua nấu bún riêu 200 gr (1 hũ) Mắm tôm 1 ít
Rượu 2 muỗng canh
Nước súp gà 2.5 lít
Gia vị thông dụng 1 ít (muối/ đường/ hạt nêm)
Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn mua thịt vịt tươi ngon
Những con vịt ngon là những con vịt trưởng thành thường mọc đủ lông, có ức và phao câu đều tròn.Thịt vịt béo ngon có vùng da bụng cùng da cổ của vịt phải dày, khi cầm lên có cảm giác rất nặng tay.Khi chọn vịt nên tránh lựa vịt non thường có mỏ to và mềm vì nhiều lông tơ ăn không ngon.Cũng không nên chọn vịt già, thường có bụng dưới xệ xuống, có mỏ nhỏ và cứng vì thịt rất dai ăn kém ngon.
Cách chọn mua thịt heo tươi ngon
Thịt tươi có lớp màng khô, có màu đỏ tươi, bề mặt hơi se lại.Phần mỡ có màu sáng, chắc, có mùi thơm đặc trưng.Nên chọn thịt có mùi thơm đặc trưng, miếng thịt hồng hào, mềm mại.Bạn không nên chọn thịt heo nhũn nhão, rỉ dịch, chảy nhớt, mùi hôi khó chịu và tanh.
Cách chọn mua tôm khô ngon, chất lượng
Video đang HOT
Tôm khô ngon thường có màu đỏ tươi tự nhiên (màu của men gạch), đó là loại tôm được phơi sống.Nên chọn loại tôm có thịt săn, chắc, ngửi không có mùi nồng.Bạn không nên chọn loại tôm khô có màu đỏ nhạt, hay đỏ sẫm là tôm đã để lâu ngày và được luộc chín mới phơi, hoặc tôm được tẩm bằng phẩm màu, vì loại tôm này không ngon và kém chất lượng.Bạn cũng có thể dễ dàng tự làm tôm khô tại nhà theo hướng dẫn dưới đây từ Điện máy XANH.
Cách chọn mua trứng vịt tươi ngon
Bạn có thể dùng tay để sờ lên bề mặt vỏ trứng, nếu bề mặt sần sùi, hơi nhám thì là trứng vịt tươi, còn bề mặt láng mịn thì quả trứng đã để khá lâu rồi.Để kiểm tra trứng còn mới hay không, bạn hãy lắc nhẹ, nếu không có sự chuyển động là trứng còn mới, nếu chuyển động mạnh, trứng đã cũ.Đối với những trứng vịt có vỏ ngoài cứng, bạn hãy quan sát xem có một lớp phấn mỏng bao quanh vỏ hay không, nếu có là trứng tươi.Không nên mua trứng nứt vở, ung thối.
Dụng cụ thực hiện
Muỗng, tô, máy xay thịt, nồi, dao,…
Cách chế biến Bún riêu vịt
1
Sơ chế thịt vịt
Ức vịt bạn khử mùi với 1 muỗng canh muối, 2 muỗng canh rượu rồi ngâm trong 15 phút.
Sau đó, bạn đem ức vịt rửa sạch với nước nhiều lần đến khi nước trong thì vớt ra để ráo.
Cách sơ chế vịt sạch, khử mùi hôi
Cách 1: Dùng hỗn hợp rượu
Sử dụng muối hạt chà lên toàn thân vịt rồi rửa sạch lại với nước, giúp vịt sạch hơn.Lúc này bạn dùng hỗn hợp rượu và gừng cắt lát, đập dập vừa chà vừa bóp toàn thân vịt một lần nữa, cho vịt thật sự sạch bẩn và mùi hôi.Rửa lại với nước, chờ ráo.
Cách 2: Dùng hỗn hợp muối
Bạn có thể dùng hỗn hợp muối, chanh/ giấm để chà toàn thân vịt, cũng là một cách khử mùi hôi, làm sạch vịt thường được sử dụng.
2
Sơ chế các nguyên liệu khác
Cà chua rửa qua với nước, cắt múi cau. Hành tây lột vỏ, rửa sạch.
Hành lá, ớt rửa sơ cho sạch rồi cắt nhỏ. Chanh cắt miếng.
Rau muống, húng quế, tía tô cũng rửa cho sạch. Rau muống thì bào sợi. Húng quế, tía tô thì lặt lá.
Đối với huyết, bạn đem đi luộc 5 phút rồi vớt ra rửa lại với nước sạch.
Bún khô bạn cũng mang luộc, đến khi nước sôi được 4 phút bạn tắt bếp và ủ trong 6 phút nữa rồi vớt ra, xả với nước lạnh và để ráo.
Mách nhỏ: Bạn có thể thay thế bún khô thành bún tươi theo ý thích để phù hợp với khẩu vị của gia đình nhé.
3
Làm riêu
Đầu tiên bạn rửa tôm khô với nước rồi đem đi ngâm khoảng 30 phút cho tôm mềm, sau đó vớt tôm ra, xay nhuyễn tôm khô còn phần nước ngâm tôm khô bạn cũng giữ lại nhé.
Cho vào tô gồm thịt bằm, gạch cua nấu bún riêu, tôm khô đã xay nhuyễn, 3 quả trứng vịt rồi đem trộn với nhau.
Sau đó nêm vào 1 muỗng canh hành phi, 1 muỗng cà phê mắm tôm, 1 muỗng canh đường, trộn đều lần nữa cho vị thấm.
4
Nấu bún riêu
Cho 2.5 lít nước súp gà vào 1 cái nồi, thêm vào 1.5 lít nước lọc, 1 củ hành tây và thịt vịt, nước tôm khô.
Mách nhỏ: Bạn có thể tìm mua nước súp gà tại các cửa hàng thực phẩm, siêu thị hoặc cũng có thể tự mua ức gà hay xương gà hầm để lấy nước.
Nêm gia vị với 1 muỗng canh muối, 1 muỗng canh đường, 2 muỗng canh hạt nêm.
Bật bếp và hầm trong 15 – 20 phút.
Sau đó cho từng muỗng thịt riêu vào nồi nước hầm. Đối với giò sống bạn cũng vo viên rồi thả vào nấu trong nồi nước vịt hầm như riêu.
Tiếp đó cho đậu phụ và huyết vào nấu.
Cuối cùng, bạn cho cà chua và hành lá vào, nấu cho đến nước sôi một lần nữa, nêm nếm lại gia vị sao cho vừa ăn và tắt bếp.
5
Hoàn thành
Cho bún vào tô rồi bạn vớt riêu, đậu hũ, cà chua, mộc và thịt vịt vào tô.
Sau đó,chan nước lèo vào. Rắc thêm một ít hành lá, ớt và mắm tôm nữa là có thể thưởng thức được rồi.
6
Thành phẩm
Nước dùng ngọt thanh hòa quyện cùng thịt vịt mềm ngọt, chả riêu tôm thịt thơm béo sẽ khiến bạn không thể ngừng ăn được đấy!
Nhiều hương vị trong tô bún riêu thị vịt này được kết hợp vô cùng thơm ngon, dùng kèm với rau sống thì còn gì bằng. Còn chần chờ gì nữa mà không vào bếp thực hiện và chiêu đãi gia đình bằng món ăn hấp dẫn này chứ.
Tiệm bánh tằm 'mẹ chồng nàng dâu' ở miền Tây
Tiệm bánh tằm không biển hiệu của chị Thiểu là một trong những quán đồ ăn sáng đông khách nhất chợ Vị Thanh, có từ thời mẹ chồng chị còn trẻ.
Chợ "chồm hổm" gần chân cầu Cái Nhúc ở phường 1, TP Vị Thanh nổi tiếng là nơi bán nhiều mặt hàng nông sản địa phương giá rẻ, cạnh chợ là một dãy các quán ăn, quán cà phê lâu năm. Tìm đồ ăn sáng trong chợ không khó, đủ loại cơm sườn, bánh mì, bún riêu, hủ tiếu, xôi mặn... cho thực khách lựa chọn.
Tiệm bánh tằm của chị Thiểu (38 tuổi) là một trong những hàng đắt khách, có từ thời mẹ chồng chị, đến nay đã hơn 30 năm. Sáng cứ đều đặn 5h chị Thiểu lại dọn hàng ở chợ Vị Thanh, góc bàn bày biện đơn giản với thau bánh tằm ngăn đôi, khay đựng thịt heo, khay đựng xá xíu, rổ rau giá, keo đậu phộng, lọ ớt tươi và đĩa.
Chị Thiểu (38 tuổi), bán bánh tằm được 6 năm từ khi nhận nghề từ mẹ chồng. Ảnh: Huỳnh Nhi
Theo nghề mẹ chồng, chị Thiểu không lo bánh tằm nhà làm "đụng hàng" với những quán khác, nhờ công thức riêng và cách làm khác biệt. Chị tiết lộ, cọng bánh tằm nhà mình nhỏ dài, mềm mịn, khi ăn không bị khô cứng nhờ hấp sát giờ bán.
"Bánh tằm làm bằng bột gạo là chính, 3h sáng mình thức dậy hấp bánh, đến 5h thì mang ra chợ chứ không hấp từ hôm trước", chị Thiểu nói. Đây cũng là bí quyết mẹ chồng chị truyền lại. Bên cạnh đó, bánh ở quán được chia làm hai loại: sợi bánh ngọt pha thêm đường mía và sợi bánh trắng nõn từ bột gạo, không pha hương liệu.
Đĩa bánh tằm 15.000 đồng có thịt nạc heo khìa lát mỏng, dưa chua bóp ráo, giá sống và rau thơm thái rối. Đặc biệt, mỗi phần thêm xá xíu heo viên tròn cùng củ sắn băm, nấu sệt. Xá xíu mềm từ thịt, giòn từ sắn, vị ngọt hòa quyện. Phần nước sốt của xá xíu cũng được rưới cùng bánh để không bị khô, vị vừa miệng hơn.
Chú Thành (50 tuổi) mỗi ngày đều ghé quán bánh tằm này mua 3 phần mang về. Thực khách này cho biết TP Vị Thanh có nhiều quán bánh tằm thịt nướng ngon không kém, nhưng ăn nhiều dễ ngán. "Quán này bán đồ bình dân, nấu không cầu kỳ nên ăn thấy ngon miệng. Tôi ăn bánh tằm từ thời mẹ chồng chị này bán tới giờ", chú nói.
Còn Đình Anh (20 tuổi) ấn tượng với giá bán của món ăn tại quán: "Bình thường mình mua hộp bánh tằm sợi ngọt từ 15.000 đến 20.000 đồng là ăn no cả buổi sáng, đồ ăn giá rẻ mà chất lượng".
Chị Thiểu cho biết, tiệm ở vùng nông thôn nên ưu tiên bán giá bình dân: "Mỗi ngày mình hấp khoảng bốn xề bánh, riêng thứ bảy, chủ nhật thì khoảng sáu, bảy xề. Bánh của mình cũng được người khác mua đi bán lại với số lượng lớn, họ mua hộp mình chuẩn bị sẵn hoặc chỉ mua cọng bánh rồi tự làm món ăn kèm", chị nói. Ngày nào khách đông, quán bán đến khoảng 9h là hết bánh.
Quán nhỏ kê bàn ghế thấp, chỉ đủ chỗ cho khoảng sáu, bảy người nên khách thường mua mang đi hoặc gọi giao hàng tận nơi. Hạn chế về không gian nên quán không phù hợp cho những thực khách đi theo nhóm đông. Khách có thể để xe trước quán nhưng không có người trông, nên phải tự bảo quản tài sản, tư trang.
Quán bún riêu 30 tuổi ở Đà Lạt Nằm trong con hẻm nhỏ, quán bún riêu vẫn được nhiều người dân địa phương giới thiệu cho du khách đến thăm phố núi. Bún riêu Dì Cảnh (đường Bà Triệu) được nhận xét là một quán bún "rất Đà Lạt". Giữa trung tâm thành phố lúc nào cũng tấp nập, quán nằm vừa in trong khoảng sân của căn nhà nhỏ, giúp...