Cách nấu bún mắm miền Tây ngon đậm vị đơn giản dễ làm
Người miền Nam có lẽ đã quá quen thuộc với món bún mắm – một món ăn mang đậm hương vị miền Tây. Người nấu thường sử dụng mắm cá linh hoặc cá sặc (các loại mắm nổi tiếng của miền Tây sông nước) kết hợp với thịt heo quay, tôm, mực, chả cá, và đặc biệt không thể thiếu hương thơm của sả tươi và ngải bún mới cho ra được một tô bún mắm đúng chuẩn miền Tây.
Bún mắm ăn kèm với các loại rau như rau đắng, bông súng, giá, hẹ, vv là một món ăn cực kỳ kích thích vị giác của thực khách, mang đến hương vị đậm đà khó quên.
Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn cách nấu món bún mắm miền Tây vô cùng đơn giản và dễ thực hiện.
Nguyên liệu nấu bún mắm (dành cho 4 người ăn):
Mắm cá linh/cá sặc tùy ý thích (200g) (Đây là hai loại cá cực kỳ nổi tiếng của miền Tây, dùng để làm mắm cá rất ngon)
Sườn heo (300g)Tôm tươi (200g)
Mực ống (200g)
Heo quay (200g)
Chả cá (200g)
Cà tím (1 trái)
Video đang HOT
Sả tươi (4 cây)
Bún (1kg) (món bún mắm thường ăn với loại bún sợi to, các bạn lưu ý điều này khi mua bún nhé)
Các loại rau sống ăn kèm: rau đắng, bông súng, rau nhút, giá, hẹ, kèo nèo, rau chuối, vv.
Lưu ý khi nhặt rau nhút cần loại bỏ hoàn toàn
Những phần rau già, chỉ lấy phần rau non. Rau nhút già khi ăn phải sẽ có cảm giác rất xơ và ngay lập tức làm bạn mất đi cảm giác ngon miệng của món ăn đang thưởng thức.
Me để pha nước chấmHành, tỏi, ớtGia vị: dầu ăn, bột ngọt, muối, đường
Một số loại rau ăn kèm với bún mắm
Cách nấu bún mắm miền Tây
Sơ chế nguyên liệu:
Đun sôi khoảng 200ml nước. Cho mắm cá linh/cá sặc vào nấu cho đến khi mắm dẻo và tan ra. Thỉnh thoảng khuấy nhẹ để mắm tan đều. Tiếp theo, cho nồi mắm đã nấu ra lược để bỏ đi phần xác mắm và chỉ giữ lại phần nước cốt mắm. Lưu ý không cho quá nhiều nước khi nấu nước cốt mắm vì sẽ làm loãng phần nước cốt.
Nên rây kỹ mắm cá để lấy được hết phần cốt đậm đà của mắm. Sườn heo rửa sạch, luộc sơ qua nước sôi trong khoảng 5 phút rồi vớt ra. Sau đó, đun sôi khoảng 1.5 lít nước, thêm một ít muối và hầm phần sườn heo vừa luộc sơ với lửa nhỏ trong vòng 20 phút.
Có thể cho thêm vài củ hành tím vào nồi nước hầm xương để mùi vị được thơm ngon hơn. Tôm và mực rửa sạch. Tôm cắt bỏ phần râu, mực cắt thành từng khoanh vừa ăn.Cà tím rửa sạch rồi cắt thành khúc vừa ăn.Sả và ớt bằm nhuyễn.Các loại rau ăn kèm rửa sạch bằng nước muối và để ráo nước. Chả cá, thịt heo quay chặt thành từng miếng vừa ăn.Cách nấu bún mắm miền Tây đơn giản, dễ làm:
Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào chảo. Khi dầu nóng, bạn cho hành tỏi và sả ớt băm nhuyễn lúc nãy vào phi đến khi vàng thơm. Sả được phi thơm sẽ giúp giảm bớt mùi của mắm cá nhưng không làm mất đi hương vị đậm đà của mắm. Tiếp tục cho cà tím đã cắt khúc vào đảo đều rồi tắt bếp.
Hấp vừa chín tôm và mực rồi vớt ra dĩa. Lưu ý không hấp tôm, mực quá lâu vì sẽ làm tôm mực chín quá, thịt sẽ không giữ được vị ngọt và dai.
Chả cá và heo quay chiên sơ trên bếp sau đó lấy ra dĩa cho ráo dầu. Khi sườn heo đã hầm chín mềm, cho phần mắm nấu lúc nãy vào nồi và khuấy đều tay. Nêm đường, một chút bột ngọt để nồi mắm được đậm đà hơn.
Chú ý không nêm quá nhiều đường sẽ làm món bún mắm trở nên quá ngọt, mất đi hương vị đậm đà đặc trưng của mắm. Tiếp theo, cho cà tím vừa xào lúc nãy vào nồi mắm, đợi nồi mắm sôi lại rồi tắt bếp. Sau đó, các bạn pha nước mắm me để ăn kèm.
Một tô bún mắm thơm ngon tròn vị không thể thiếu chén mắm me. Cách làm mắm me cũng rất đơn giản: bạn lọc me với nước ấm để chắt lấy nước cốt, sau đó nấu phần nước cốt với lửa nhỏ. Bạn nêm chút muối, chút đường và một ít bột năng pha loãng để tạo độ sệt cho nước mắm me.
Lưu ý không cho quá nhiều đường hoặc bột năng vì sẽ làm mắm me quá ngọt hoặc quá đặc, giảm hương vị độc đáo của món ăn. Trình bày món ăn và thưởng thức:
Cho bún ra tô, sắp tôm, mực, heo quay, chả cá lên trên bún cho đẹp mắt. Các loại rau ăn kèm sắp ra dĩa theo từng loại. Có thể trụng các loại rau ăn kèm trước khi ăn, lưu ý không bỏ rau vào nấu cùng nước mắm cá vì sẽ làm rau bị nhũn. Cuối cùng, bạn chan nước dùng vào tô và thưởng thức khi còn nóng.
Chấm tôm, mực, heo quay, chả cá với nước mắm me sẽ làm bạn ngất ngây với hương vị thơm ngon lạ miệng này. Hoặc bạn có thể ăn kèm với nước mắm mặn theo sở thích của mình. Lời kết
Bún mắm là món ăn thơm ngon đậm đà nhưng lại rất dễ làm
Bún mắm là một món ăn vô cùng thơm ngon đậm vị nhưng cách làm lại rất đơn giản. Ngoài cách trình bày ra tô mỗi người một phần, các bạn có thể thưởng thức theo kiểu ăn lẩu. Các bạn để nồi nước mắm lên bếp lẩu, để lửa nhỏ và nhúng các loại rau vào ăn. Có thể ăn kèm nước mắm ớt tùy khẩu vị của từng thành viên trong gia đình.
Buổi chiều trở về nhà sau một ngày làm việc cật lực, được thưởng thức một tô bún mắm nóng hổi, đậm đà ăn kèm với các loại rau giòn giòn thì còn gì bằng. Đặc biệt, bún mắm cũng là một món ăn rất phù hợp cho những ngày trời mưa và thời tiết se lạnh.
Tô bún mắm ngon trước tiên cần phải được trình bày đẹp mắt và còn nóng, hương vị của nước lèo phải đậm đà, có mùi mắm thơm nhưng không quá nồng nặc. Nước lèo ngon phải có màu nâu nhạt, không có bọt nổi lên trên bề mặt. Các loại rau ăn kèm cần phải tươi, giòn và cuối cùng phần nước mắm me chua chua ngọt ngọt sẽ góp phần tạo nên một tô bún mắm hoàn hảo.
Chúc các bạn thành công với món bún mắm miền Tây để chiêu đãi cả gia đình nhé.
Tiệm bún mắm miền Tây nấu từng tô
Khi có khách gọi món, đầu bếp mới nấu từng bát bún nóng hổi, đầy topping như tôm, cá, chả, heo quay...
Bún mắm miền Tây là món nhiều người Sài Gòn yêu thích nên bạn có thể bắt gặp loạt tiệm bún mắm đúng vị ngay trong nội thành. Quán bún mắm trên đường Vĩnh Viễn, quận 10 ghi điểm với thực khách nhờ nước lèo đậm đà vừa miệng, sợi bún ngon, không bị bở. Trước dịch, nơi này luôn tấp nập khách ăn tại chỗ lẫn người mua mang đi. Hiện quán dẹp bớt bàn do lượng khách giảm, chỗ ngồi giãn cách, không quá đông đúc. Dù vắng hay đông khách, đầu bếp vẫn giữ cách nấu từng tô, có người gọi món mới bắt đầu đun nóng nồi nước lèo nhỏ để thực khách thưởng thức hương vị như mới.
Bát bún mắm đầy đủ
Phần tinh túy của bún mắm nằm ở nồi nước lèo đậm đà, nấu từ nhiều loại mắm theo công thức riêng của quán. Điều đặc biệt là ở đây không múc nước lèo trực tiếp từ nồi lớn chan lên tô bún như nhiều nơi khác, mà đầu bếp múc vài muôi (vá) nước lèo nguội, nấu sẵn vừa đủ dùng cho một hoặc hai tô bún, đổ vào nồi nhỏ, đun sôi lại trên bếp. Khách tùy ý gọi topping yêu thích. Chả cá, chả ớt tôm tươi được cho vào nồi nước lèo nhỏ, trụng sơ lại. Tiếp đến, đầu bếp cho bún vào tô, vớt topping bày lên trên rồi mới rưới ngập nước lèo màu sậm, đậm đà.
Mắm ở quán được lọc kĩ, không quá nặng mùi đồng thời giữ hương vị chuẩn. Sở dĩ quán không đun sôi cả nồi nước lèo lớn do bán từ sáng đến tối, nếu để nước lèo sôi cả ngày thì càng về sau, nước sẽ càng bị mặn. Khi ăn, bạn có gia giảm gia vị cũng khó bảo đảm được hương vị ổn định như ban đầu. Chính nhờ cách nấu này, khách ghé quán buổi sáng hay tối đều được thưởng thức vị bún mắm như nhau.
Bún mắm ăn kèm rau trụng, mắm me
Tô bún mắm đầy đủ gồm tôm, chả ớt, chả cá, thịt heo quay, cà tím... và đĩa rau, giá 65.000 đồng, trông không nhiều nhưng đủ khiến một người lớn no bụng. Tôm và cá lóc tươi, chả cá dai sần sật, chả ớt dai mềm. Còn heo quay da giòn, ít mỡ là topping "vedette" của quán, bán rất chạy. Nước mắm me sánh dẻo, pha một chút ớt xay dùng để chấm topping là "số dzách".
Quán nằm ngay mặt tiền nên dù đường hẹp vẫn dễ tìm. Từ xa, bạn đã có thể ngửi thấy mùi mắm đặc trưng trong món bún. Không gian quán nhỏ, phía trước đặt tủ kính đầy đồ ăn kèm, một bệ bếp gas để nấu bún và nồi nước lèo sau lưng đầu bếp. Quán phục vụ nhanh chóng, khách không phải chờ lâu. Điểm cộng là sạch sẽ. Còn điểm trừ là thiếu chỗ đỗ xe khi quán đông.
Cách nấu bún mắm Miền Tây chuẩn thơm ngon đơn giản tại nhà Bún mắm là một món ăn dân dã rất phổ biến ở miền Tây. Nếu muốn biết cách làm bún mắm bạn có thể tham khảo tại bài viết này. Bún mắm là món đặc sản ở miền Tây Nam Bộ, món ăn này có xuất xứ từ Campuchia. Với phiên bản gốc thường được nấu bằng mắm bù hốc và khi sang...