Cách mẹ ‘minh oan’, giúp tôi phát huy năng lực
Cô giáo mỹ thuật chưa hiểu năng lực của tôi nên phê “ Phụ huynh không được làm giúp học sinh”. Mẹ đã giúp tôi xoa dịu ấm ức và tìm cách nói chuyện, trao đổi với cô chủ nhiệm và cả với cô giáo mỹ thuật.
Cách mẹ ‘minh oan’, giúp tôi phát huy năng lực
Câu chuyện của tác giả Khánh An trên Báo 19-3 khiến tôi rất xúc động và nhớ lại thời đi học của mình cách đây chừng 15 năm.
Từ lúc học mẫu giáo, tôi rất thích vẽ và có chút năng khiếu. Đầu năm lớp 2, ở môn mỹ thuật bài tập về nhà tôi đã dồn công sức vẽ cho thật đẹp. Ngày tôi hí hửng nhận lại bài sau khi đã chấm điểm thì như một gáo nước lạnh, cô phê: “Phụ huynh không được làm giúp học sinh”.
Tôi về nhà ấm ức kể mẹ nghe. Mẹ không hề gay gắt, không tiếng nặng tiếng nhẹ nào với cô để tôi không có ác cảm về cô giáo dạy mỹ thuật.
Ngược lại, mẹ còn giúp tôi xoa dịu ấm ức và có phần cảm thông với cô. Vì có thể mới vào đầu năm học, cô chưa biết rõ về khả năng của tôi nên hiểu nhầm vậy thôi.
Mẹ còn tìm cách nói chuyện, trao đổi với cô chủ nhiệm và cả với cô giáo dạy mỹ thuật một cách chân thành, cởi mở, có sự đồng cảm giữa những đồng nghiệp với nhau (vì mẹ cũng là giáo viên dạy mẫu giáo).
Video đang HOT
Mẹ đã giải thích cho các cô về trường hợp của tôi, và khẳng định bài tập đó là do tôi tự vẽ, phụ huynh không hề giúp trong chuyện này.
Mẹ ủng hộ, động viên tôi tham gia các cuộc thi vẽ ở trường. Liên tiếp trong mấy năm học tiểu học, tôi luôn được giải cao, thậm chí giải nhất 2-3 năm liền.
Tôi hiểu đó như cách giúp mình khẳng định về năng lực thực sự của bản thân, và cũng là cách để “minh oan” cho bài vẽ mỹ thuật ngày nào.
Không những không mặc cảm, chán nản vì lời phê của cô giáo, trái lại, tôi đã lấy đó làm niềm vui, niềm tự hào nho nhỏ, động viên để phát huy sở trường “vẽ vời” của mình suốt những năm tháng đi học.
Theo TTO
Nhọc nhằn 'đi lấy' học sinh... quên đường đến lớp
Sau gần 10 ngày nghỉ Tết, phần lớn học sinh đồng bào thiểu số ở tỉnh Quảng Trị "quên" đường đến lớp. Để đảm bảo sĩ số, giáo viên phải đến nhà động viên để phụ huynh đưa con đi học.
ảnh minh họa
Đối với những và phụ huynh "cá biệt", các giáo viên sẽ phải đến tận nhà, "lấy" cho bằng được học sinh đến lớp.
Trường mầm non Ba Tầng (xã Ba Tầng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) là điểm cuối ở vùng Lìa của huyện, giáp biên với nước bạn Lào và cách trung tâm tỉnh gần 150 km. Nơi này khó khăn về điều kiện ăn ở, đi lại nhưng cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường đã nỗ lực chăm lo tốt cho những "mầm xanh" là con em của đồng bào dân tộc thiểu số.
Toàn trường có đến 7 điểm trường, trong đó có điểm trường cách điểm chính 18 km nhưng nhà trường vẫn đảm bảo tất cả trẻ đều phải được ở bán trú, trong đó có 2 điểm trường bán trú dân nuôi.
Trong khoản tiền Nhà nước hỗ trợ cho trẻ (5.000 đồng/ngày/cháu) và phụ huynh đóng góp (2 lon gạo/tuần/cháu), nhà trường cân đối hợp lý, đảm bảo chất lượng bữa ăn của các cháu. Nhờ vậy, trẻ đến trường học được ăn, ngủ, vui chơi điều độ nên phát triển tốt.
Bên cạnh đó, nhà trường khuyến khích cán bộ, giáo viên, nhân viên của đơn vị trích một phần thu nhập từ tiền lương để phụ mua thêm thức ăn cho các cháu.
Đưa được cháu bé đến trường, cô giáo Hồ Thị Hiếu (trường mầm non Ba Tầng) tiếp tục đi đón học sinh khác ở bên kia dãy núi. Nơi này chưa có đường, phải đi bộ.
Cũng như những ngày đầu năm học, đầu năm mới này, các giáo viên ở trường mầm non Ba Tầng phải căng mình đi về từng thôn bản để vận động học sinh đến trường.
Trong số 323 em học sinh, chưa đến phân nửa nghe lời vận động của giáo viên đã tự đến lớp hoặc được người nhà đưa đến. Số còn lại, giáo viên phải đến nhà chở từng học sinh đến trường. Việc đón học sinh được giáo viên gọi bằng "bắt" hoặc "lấy".
Trời mưa, đường vào trường mầm non Ba Tầng đất đỏ hoe. Giáo viên tất bật chở học sinh đến trường để kịp giờ học.
Hai nữ giáo viên có mặt tại trường mầm non Ba Tầng từ đầu giờ sáng để lội suối, "lấy" 2 học sinh ở thôn Ba Lòng.
Đến trường, để "hối lộ", giáo viên cho học sinh bánh kẹo, để dập tắt việc "khóc như ve kêu mùa hè" ở lớp nhỡ.
"Bởi một khi đã không tự nguyện, học sinh sẽ viện đủ lý do để không phải đến trường, hoặc chống đối bằng cách trốn và khóc như ve kêu mùa hè" - cô Đỗ Thị Diễm Ngọc - hiệu trưởng trường mầm non Ba Tầng - nói.
Theo Zing
'Uốn lưỡi 7 lần' khi hứa với con Hết năm, nhiều bậc cha mẹ khi nghiệm lại những lời hứa với con mới thấy mình còn nợ con nhiều, nhưng cũng có người phớt lờ 'con nít không nhớ gì đâu'. ảnh minh họa Thực tế thì con trẻ nhớ dai dữ lắm, sẽ tổn thương khi cha mẹ "hứa rồi lại quên". Những hối tiếc muộn màng "Nếu còn, hôm...