Cách mạng 4.0 với vấn đề tiếp cận công lý, an ninh mạng
Cũng trong khuôn khổ Hội thảo cấp quốc gia ‘Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn đề pháp lý đặt ra cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam’.
Sáng ngày 24/6 đã diễn ra phiên thảo luận thứ ba ‘CMCN lần thứ 4 với vấn đề tiếp cận công lý, an ninh mạng’ do TS. Trần Văn Dũng, Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ II, Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp chủ trì.
Theo chia sẻ của ông Hoàng Minh Tiến, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và truyền thông, việc lộ, lọt thông tin cá nhân trên không gian mạng tại Việt Nam đã và đang xảy ra ngày càng phổ biến vì các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin ở nước ta chưa bẳng các nước phát triển. Nhiều vấn đề nghiêm trọng đang xảy ra như: đánh cắp thông tin cá nhân trên không gian mạng, rao bán thông tin cá nhân…
TS. Trần Văn Dũng, Vụ trưởng Vụ Nghiệp vụ II, Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp chủ trì phiên thảo luận thứ 3
Video đang HOT
Về hành lang pháp lý trong việc bảo vệ thông tin cá nhân, Việt Nam đã có Luật An ninh mạng nhưng quy định mới dừng ở mức khung chung, các cơ quan liên quan đang tiếp tục nghiên cứu nên điều quan trọng nhất khi sống trong môi trường số đó là phải bắt nguồn từ nhận thức của người sử dụng, đặc biệt các thông tin liên quan đến bên thứ ba để bảo vệ thông tin cá nhân của mình.
Còn Thiếu tướng Lê Minh Mạng, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an đánh giá: tội phạm an ninh mạng đang diễn biến ngày càng nghiêm trọng với phạm vi rộng, tính chất xuyên quốc gia, ẩn danh cao nên trở thành thách thức không chỉ đối với Việt Nam mà còn của toàn cầu.
Tại Việt Nam, một số biểu hiện phổ biến của tội phạm là: sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, kích động, biểu tình, sử dụng, thông tin giả, sai sự thật, trái thuần phong mỹ tục. Tấn công mạng, cài cắm mã độc, gián điệp, tấn công tổ chức tài chính, ngân hàng, đánh cắp dữ liệu người dùng. Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản thông qua các cuộc gọi mạo danh. Tổ chức đánh bạc quy mô lớn, hình thành đường dây xuyên quốc gia…
Với tình hình trên, nước ta đã thông qua Luật An ninh mạng và đang xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này đồng thời tăng cường công tác quản lý nhà nước, đấu tranh ngăn chặn các hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của các nhân, tổ chức trên không gian mạng.
Theo pháp luật việt nam
Các vụ mất an toàn thông tin chủ yếu do ý thức của người dùng
Cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương phải có một cơ quan chuyên trách đứng ra đảm bảo về an toàn thông tin.
Chia sẻ tại hội thảo Security Trends 2019, ông Hoàng Hoàng Minh Tiến, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cho biết, trong tháng 6 này, Thủ tướng Chính phủ sẽ ban hành chính thức Chỉ thị về tăng cường bảo đảm an toàn, an ninh mạng nhằm nâng cao chỉ số an toàn, an ninh thông tin toàn cầu của Việt Nam theo xếp hạng của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU).
Cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương phải có đơn vị chuyên trách đứng ra đảm bảo về an toàn thông tin.
Theo đó, cơ quan nhà nước khi lập kế hoạch về công nghệ thông tin (CNTT) theo quý, năm...buộc phải chi 10% cho vấn đề bảo vệ an toàn thông tin (ATTT). Ngoài ra, chỉ thị cũng yêu cầu các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương phải có một đơn vị chuyên trách đứng ra đảm bảo về ATTT.
Chỉ thị này nhấn mạnh vai trò người đứng đầu, yêu cầu người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về mất an toàn, an ninh mạng của đơn vị mình; Mỗi đơn vị cũng phải tổ chức lực lượng an toàn, an ninh mạng tại chỗ, đồng thời phải có đơn vị chuyên trách bên ngoài cung cấp dịch vụ an toàn, an ninh mạng; kiểm thử xâm nhập, đánh giá mức độ và quản lý rủi ro về an toàn, an ninh mạng phải được thực hiện thường xuyên.
Ông Hoàng Minh Tiến cho biết, theo Báo cáo xếp hạng an toàn, an ninh mạng toàn cầu (GCI) 2018 của ITU, Việt Nam hiện xếp thứ 50 trong 194 quốc gia, vùng lãnh thổ được xếp hạng, đứng thứ 11 trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và thứ 5 khu vực ASEAN.
Tuy nhiên, tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ, với sự gia tăng của internet vạn vật (IoT), ngày càng xảy ra nhiều vụ mất ATTT về quy mô và mức độ nghiêm trọng.
Một trong những nguyên nhân khiến việc đảm bảo ATTT tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều hạn chế, theo ông Tiến là do ý thức người dùng, bao gồm người sử dụng đầu cuối hệ thống, thậm chí cả nhân viên phụ trách vấn đề công nghệ thông tin (CNTT) của các đơn vị.
"Trung bình cứ 100 vụ mất ATTT có tới 95-96 vụ nguyên nhân liên quan đến ý thức người dùng. Đặc biệt nhân viên phụ trách về CNTT, ATTT mà còn thiếu ý thức bảo vệ an ninh mạng thì rất nguy hiểm cho hệ thống", ông Tiến nhấn mạnh.
Những quy định tại Chỉ thị này sẽ giúp luật hóa và siết chặt dần vấn đề bảo đảm ATTT tại Việt Nam, được coi như vòng bảo vệ thành quả của quá trình chuyển đổi số.
Theo VOV
Khởi động chương trình bình chọn sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin chất lượng cao 2019 Chương trình bình chọn sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin chất lượng cao năm 2019 vừa chính thức được Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) thông báo khởi động, với thời gian tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia chương trình từ 30/6 đến 15/8/2019. Thiết bị USB siêu bảo mật USEC DataSafe của Công ty CP...