Cách mạng 4.0 và bài toán học sinh chọn ngành gì?
Chọn học ngành gì để ra trường không bị thất nghiệp luôn là bài toán khó, bài toán ấy càng hóc búa hơn khi sinh viên ra trường đứng trước thách thức lớn từ cuộc cách mạng 4.0.
Nguy cơ thất nghiệp và bị đào thải
Cách mạng 4.0 là cuộc cách mạng mà máy tính, tự động hóa và con người cùng nhau làm việc theo cách mới. Máy móc được kết nối vào hệ thống máy tính, các hệ thống này sử dụng thuật toán machine learning để học hỏi và điều khiển máy móc, cần rất ít, thậm chí không cần sự can thiệp từ con người.
Hiện Cách mạng 4.0 đang diễn ra tại các nước phát triển như Mỹ, Châu Âu, một phần Châu Á. Không thể phủ nhận những cơ hội vàng mà cuộc cách mạng 4.0 mang lại nhưng nó cũng đặt ra cho nhân loại những thách thức lớn. Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, năng suất lao động sẽ tăng lên nhưng sẽ có vô số lao động bị dư thừa, thất nghiệp hoặc bị đào thải, đặc biệt là lao động chân tay, lao động ít được đào tạo và kỹ năng thấp.
Sinh viên chọn ngành gì?
Dưới đây là một số gợi ý của các chuyên gia dành cho các bạn học sinh khi đứng trước sự lựa chọn ngành nghề:
Với khả năng thu thập và phân tích dữ liệu, công nghệ thông tin sẽ là nhóm ngành then chốt trong kỷ nguyên mới, đào tạo những kỹ sư phát triển phần mềm, kỹ sư phát triển phần mềm robot, chuyên gia an ninh mạng, chuyên gia bảo mật thông tin, kỹ sư phát triển Internet di động, chuyên gia phân tích dữ liệu… Đặc biệt, phạm vi làm việc của ngành sẽ mở rộng ra tất cả các lĩnh vực từ truyền thông đến tài chính, thương mại, giải trí…
Điện tử truyền thông
Video đang HOT
Cùng với ngành công nghệ thông tin, điện tử truyền thông là một trong hai ngành kỹ thuật mũi nhọn tạo ra cơ sở hạ tầng kết nối, trao đổi, thu thập, lưu trữ và xử lý nguồn thông tin khổng lồ của Thế giới số. Về phương diện giáo dục, đây được xem là 2 ngành học “đầu tàu” được chú trọng đào tạo tại các trường Đại học, Cao đẳng trên khắp cả nước.
Du lịch – khách sạn
Một buổi học thực tế của sinh viên khoa du lịch trường Đại học Kinh Bắc.
Đối với những ngành dịch vụ thụ hưởng cuộc sống như du lịch – khách sạn, robot chưa thay thế được vai trò của con người. Theo con số thống kê, mỗi năm, các trường đào tạo chuyên ngành về du lịch chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu, dẫn đến tình trạng thiếu trầm trọng nguồn nhân lực du lịch. Vì vậy, sinh viên được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp ra trường tự tin nói không với thất nghiệp.
Thiết kế, nghệ thuật
Mặc dù trí thông minh nhân tạo có những thành tựu vượt bậc nhưng tư duy và sáng tạo vẫn bị hạn chế. Trong khi đó bản chất đặc thù của khối ngành thiết kế, nghệ thuật lại là sự sáng tạo không ngừng. Vì vậy đối với những khối ngành này, robot rất khó có thể thay thế con người.
Bên cạnh đó, một số ngành khác như Luật kinh tế, quản trị kinh doanh, quản lý Nhà nước… cũng ít chịu sự ảnh hưởng từ cách mạng 4.0. Những gợi ý trên chưa phải là tất cả nhưng đây là những ngành nghề được dự đoán sẽ “lên ngôi” trong kỷ nguyên mới.
Giáo dục tiên phong “đón đầu” CMCN 4.0
Cuộc cách mạn 4.0 đang “sáp nhập” thế giới thực và ảo. Điều này đặt ra thách thức lớn, buộc các trường đại học phải thay đổi cách đào tạo để sinh viên thích ứng được với thời cuộc. Giáo dục thế giới nói chung, giáo dục Việt Nam nói riêng đứng trước một cuộc cách mạng.
Sinh viên Kinh Bắc học thực hành trên lớp.
Hiện nay, nhiều trường đại học trên khắp cả nước, đơn cử như trường Đại học Kinh Bắc (TP Bắc Ninh) đã nhanh chóng thay đổi tư duy, đổi mới chương trình và phương thức đào tạo theo hướng hội nhập quốc tế để sinh viên ra trường không chỉ có việc làm mà còn phải tạo ra những “công dân toàn cầu có năng lực tư duy đổi mới và sáng tạo, đủ tố chất để lĩnh hội các kỹ thuật tiên tiến trong kỷ nguyên cách mạng số”.
Kết luận
Chọn đúng ngành đã quan trọng, nhưng rèn luyện bản thân để đáp ứng được yêu cầu cao của công việc trong cuộc cách mạng 4.0 càng quan trọng hơn. Sinh viên phải tự chủ động trang bị kĩ năng như thành thạo ngoại ngữ, chuyên môn vững vàng, tác phong công nghiệp…để sẵn sàng trở thành những công dân toàn cầu.
Theo Dân trí
Thiếu 70.000 nhân sự ngành công nghệ thông tin vào cuối năm 2018
Theo báo cáo của Vietnamworks, sự thiếu hụt nhân sự của ngành CNTT sẽ không dừng lại trong thời đại mọi ngành nghề đều liên quan đến tự động hóa.
Báo cáo của Vietnamworks cho biết, ước tính có khoảng 80.000 nhân lực ngành công nghệ thông tin ra trường trong năm 2017. Ngay cả khi tất cả số đó làm đúng nghề, toàn ngành vẫn thiếu tới 70.000 nhân sự vào cuối năm 2018. Sự thiếu hụt nhân sự được dự báo sẽ không dừng lại, nhất là ở thời điểm công nghệ thông tin, tự động hóa, kết nối vạn vật sẽ liên quan tới mọi ngành nghề trong xã hội.
Thống kê của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) chỉ ra, có tới 72% sinh viên ngành công nghệ thông tin ra trường không có kinh nghiệm thực hành, 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm, 80% lập trình viên phải đào tạo lại.
Toàn ngành công nghệ thông tin thiếu tới 70.000 nhân sự vào cuối năm 2018.
"Các bạn trẻ theo học ngành hot đang thiếu những kỹ năng cần thiết để thành công. Các chương trình đạo tạo chuyên ngành công nghệ thông tin tại nhiều trường chưa thực sự phù hợp với thời đại", PGS. TSKH. Nguyễn Văn Tâm, Đại Học Télécom ParisTech, Pháp & Đại học Stanford, Mỹ cho biết.
Mặt khác, rất ít sinh viên tập trung tự học, tự nghiên cứu, hầu hết chỉ tiếp thu kiến thức bị động từ nhà trường. Điều này khiến các em sau khi tốt nghiệp không có đủ kiến thức và kỹ năng về nghề nghiệp để tự tin đi làm. Đây là lý do ngành công nghệ thông tin đầy tiềm năng tại Việt Nam đang có nguy cơ bị tụt hậu so với thế giới, nhưng đồng thời mở ra cơ hội cho các bạn trẻ nỗ lực tự học, và những môi trường đào tạo mới hợp thời hơn, đơn cử Học viện Công nghệ Intek, PGS. TSKH. Nguyễn Văn Tâm cho biết thêm.
Phương pháp đào tạo của Intek xây dựng dựa trên các dự án gắn liền với thực tiễn. Chương trình giảng dạy của học viện thiết kế phù hợp dành cho những ai mới tiếp xúc với CNTT cũng như đối tượng đã có kinh nghiệm lập trình. Software Engineer - kỹ sư phần mềm và DevOps Engineer là hai chuyên ngành chính của học viện.
Ngoài ra, với việc 2/3 chương trình học được đóng góp bởi các chuyên gia của các doanh nghiệp đa quốc gia trong lĩnh vực CNTT, học viên đảm bảo luôn được cập nhật kiến thức, sẵn sàng làm việc ngay khi ra trường.
Chương trình giảng dạy ở Intek được xây dựng bởi 2/3 CTO của các Công ty global về công nghệ thông tin.
Với chương trình và phương pháp đào tạo hiện đại, giảng viên của Học viện Intek có thể trở thành Huấn luyên viên - những người gắn bó, đồng hành, khuyến khích và hướng dẫn sinh viên trong quá trình học tập. Những Huấn luyện này phần lớn đến từ thung lũng Sillicon và châu Âu sẽ giúp đỡ học viên nếu gặp vướng mắc hay cần sự trợ giúp thay vì cầm tay chỉ việc. Ngoài ra, sinh viên sẽ phải tự học tập, tự nghiên cứu để giải quyết các dự án theo phương pháp hiện đại, không theo một khuôn mẫu cố định.
Chương trình giảng dạy ở Intek được đóng góp bởi 2/3 CTO của các Công ty Global về công nghệ thông tin. "Đây là cách để các bạn trẻ tiếp cận với nhu cầu thực sự từ những nhà tuyển dụng, đảm bảo sau khi ra trường có thể làm việc ngay mà không cần phải táiđào tạo", đại diện trường cho biết.
Bên cạnh đó, thời gian học sẽ kéo dài 50 đến 60 giờ mỗi tuần, giúp học viên quen với áp lực ngay từ khi học tập để không bỡ ngỡ trước sức ép của công việc sau khi ra trường. Việc học với cường độ cao và loại bớt các môn học không cần thiết cũng khiến sinh viên tiết kiệm thời gian học chỉ gần 2,5 năm.
Thế Đan
Theo vnexpress.net
3 bước để cha mẹ chỉ nói một lần nhưng con chịu hợp tác hơn Dạy con nghe lời, chịu hợp tác với yêu cầu của bố mẹ luôn là "bài toán khó" mà phụ huynh nào cũng dễ nản lòng. Rất rất nhiều gia đình gặp tình trạng cha mẹ phải nhắc nhiều lần con mới làm theo. Từ chuyện đi học, đi tắm, dọn cơm ăn, mặc quần áo, dọn nhà dọn cửa, từ 3 tuổi...