Cách mạng 4.0 diễn biến khó lường, Việt Nam-Úc tuyên bố đối tác đổi mới sáng tạo
Trước những diễn biến khó lường của cách mạng 4.0, cả hai nước đều đang nỗ lực chuyển đổi sang nền kinh tế được dẫn dắt bởi đổi mới, sáng tạo.
Ngày 8/11, tại Đà Nẵng, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia phối hợp tổ chức sự kiện “đổi mới sáng tạo”, đồng thời công bố chương trình quan hệ về đối tác về đổi mới sáng tạo Việt Nam – Australia.
Các đại biểu tham quan các mô hình công nghệ được trưng bày. Ảnh: TT
Bộ trưởng Ngoại giao Australia, bà Jule Bishop đã thông báo về một khuôn khổ mới trong chương trình hỗ trợ phát triển của nước này dành cho Việt Nam (Aus4Innovation).
“Aus4Innovation cung cấp nguồn hỗ trợ trị giá 10 triệu đô-la Úc cho các hoạt động mục tiêu nhằm thúc đẩy tiềm năng đổi mới sáng tạo và tăng cường hệ thống đổi mới sáng tạo của Việt Nam.
Hoạt động đầu tiên của chúng tôi là đưa các chuyên gia Australia, thông qua Mạng lưới nghiên cứu số Data61 của Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ liên bang Australia (CSIRO) tới hợp tác với Chính phủ Việt Nam.
Thông qua Bộ Khoa học và Công nghệ trong việc thiết kệ lộ trình cho tương lai số hóa”, bà Jule Bishop cho hay.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh cho hay, việc hợp tác này sẽ cho phép các ngành quan trọng của Việt Nam như nông nghiệp và sản xuất có hiện đại hóa và nắm được lợi ích kinh tế.
Đồng thời, đảm bảo chúng ta dự đoán được những cơ hội nghề nghiệp cho lực lượng lao động tương lại.
Video đang HOT
Còn theo Đại sứ Australia tại Việt Nam ông Craig Chittick, trong thời điểm diễn ra những biến đổi công nghệ nhanh chóng cùng với những diễn biến khó lường từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, cả Australia và Việt Nam đều đang nổ lực chuyển đổi sang nền kinh tế được dẫn dắt bởi đổi mới sáng tạo.
“Hợp tác mới này sẽ thể hiện sự nỗ lực của hai nước nhằm thực hiện mục tiêu chung này”, Đại sứ Craig Chittick nói.
Tại sự kiện này, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã công bố những con số đáng quan tâm.
Đó là có hơn 45.000 sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông năm 2017.
Và Việt Nam xếp thứ 23 trên thế giới về kỹ năng lập trình, đứng trên Mỹ (xếp thứ 28).
Điều này, đặt Việt Nam lên trước các trung tâm khởi nghiệp khác ở Đông Nam Á như: Indonesia, Malaysia, Philippines. Thực tế, Việt Nam chỉ xếp thứ 2 (sau Singapore) ở khu vực Đông Nam Á.
Theo đánh giá của các chuyên gia, hiện Hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam đang phát triển nhanh với 1.800 công ty khởi nghiệp, 40 quỹ đầu tư mạo hiểm, 21 vườn ươm doanh nghiệp, 10 chương trình thúc đẩy kinh doanh.
Những hoạt động này đang thu hút các nhà đầu tư ở Việt Nam và nước ngoài.
Theo GDVN
Hiệu trưởng đại học nêu thách thức của Cách mạng 4.0 với cuộc sống
Ông Hồ Thanh Phong cho rằng du lịch, giao thông, y tế, giáo dục... sẽ đón nhận hàng loạt thời cơ và chịu thách thức lớn từ Cách mạng công nghiệp 4.0
Ngày 8/11, trong buổi báo cáo khoa học Cách mạng công nghiệp 4.0 tại Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TP HCM), Hiệu trưởng trường này - PGS.TS Hồ Thanh Phong chỉ ra hàng loạt những tác động, thách thức với cuộc sống.
PGS.TS Hồ Thanh Phong nói về Cách mạng công nghiệp 4.0 và những tác động với cuộc sống. Ảnh: Mạnh Tùng.
Theo ông Phong, Cách mạng 4.0 liên quan Internet kết nối vạn vật, trong đó con người, máy móc, thiết bị và công việc được kết nối mọi nơi để sinh ra sản phẩm hay dịch vụ mới. Trong khái niệm mới này, nhà ở, trường học, nhà máy, doanh nghiệp, hệ thống logistics, cơ quan công quyền truyền thống được chuyển đổi thành đối tượng thông minh hơn.
Ông Phong dẫn lời của giáo sư Klaus Schwab (người sáng lập và Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới) rằng: "Chúng ta đang tiến tới một cuộc cách mạng công nghệ, công nghiệp làm thay đổi cơ bản lối sống, phong cách làm việc và cách thức giao tiếp. Xét về phạm vi, mức độ và tính phức tạp, sự dịch chuyển này không giống như bất cứ điều gì mà con người từng trải qua".
Theo tìm hiểu trên các báo cáo khoa học quốc tế, hiệu trưởng Đại học Quốc tế cho rằng, chưa đầy 10 năm nữa thế giới có những thành tựu công nghệ vượt bậc. Năm 2025, 10% người dân mặc các loại quần áo kết nối với Internet hay một nghìn tỷ cảm biến kết nối với Internet.
Thế giới sẽ có dược sĩ rôbôt đầu tiên ở Mỹ; người ta có thể xây nhà, sản xuất ôtô bằng công nghệ in 3D; chiếc điện thoại di động cấy ghép trên cơ thể người đầu tiên được thương mại hóa; chính phủ đầu tiên thay thế điều tra dân số bằng các nguồn dữ liệu lớn.
"Cách mạng 4.0 sẽ tác động với tất cả lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, giáo dục, y tế, nông nghiệp, quốc phòng... Sẽ có những thác thức, cơ hội nhưng không tránh khỏi tác động tiêu cực", ông Phong nhận định.
Trong lĩnh vực du lịch sẽ phát triển mạnh mô hình "kinh tế chia sẻ" - nơi tài sản hoặc dịch vụ được chia sẻ giữa các cá nhân, miễn phí hoặc có thu phí, dựa trên nền tảng công nghệ và Internet. Nó tương tự việc người ta đang chia sẻ xe hơi, khách sạn... bằng các dịch vụ tiện ích hiện nay.
Trong nông nghiệp, đầu ra sẽ xuất hiện nhiều thị trường mới với nhiều thách thức, cạnh tranh hơn khi người dân áp dụng nhiều thành phần công nghệ trong sản xuất như cảm biến kết nối vạn vật, tế bào quang điện, người máy, tế bào quang điện... Bối cảnh Việt Nam khi đó sẽ chịu áp lực của điệp khúc "được mùa mất giá, được giá mất mùa", bản chất là lệch pha giữa cung và cầu.
Với lĩnh vực đô thị, ông Phong cho rằng mô hình thành phố thông minh và xử lý các vấn đề giao thông bằng các giải pháp thông minh là cần thiết. Tương tự, với y tế sẽ có những mô hình quản trị bệnh viện hiện đại hơn, xuất hiện bệnh viện ảo và nhiều nghiên cứu hơn về các căn bệnh thế kỷ như ung thư, tiểu đường, tim mạch...
Trung tâm điều khiển hệ thống giao thông thông minh được đặt tại Trung tâm điều hành Hầm vượt sông Sài Gòn. Ảnh: Mạnh Tùng.
Cuối cùng, trong lĩnh vực giáo dục, cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ đặt ra yêu cầu cao hơn cho người lao động với hàng loạt đòi hỏi kỹ năng: sáng tạo, quản lý con người, trí tuệ cảm xúc, đàm phán, linh động trong nhận thức... Từ đó, các đại học phải cạnh tranh nhau trong việc tạo ra sự khác biệt trong đào tạo, các giá trị cốt lõi, linh hoạt trong mọi hoạt động.
"Nếu như trước đây trọng tâm của giáo dục là có việc làm, tạo ra kiến thức, thì nay phải là sáng tạo và kiến tạo giá trị. Sản phẩm của giáo dục những năm trước là người lao động có kỹ năng, có kiến thức hay cao hơn là người tạo ra kiến thức thì sắp tới phải là những nhà sáng tạo và nhà khởi nghiệp", ông phân tích.
Ông Phong đưa ra giải pháp trước mắt, với công tác đào tạo, tất cả chức năng phải được số hóa, tích hợp và liên kết bằng công nghệ. Mỗi trường phải vạch ra chiến lược ứng phó với Cách mạng 4.0 với từng mức độ ưu tiên, đưa ra các đề án thí điểm và xác định các năng lực cần có.
Nhiều giảng viên sau khi nghe báo cáo đã có những phản biện với tác giả về sự chuẩn bị từng lĩnh vực của Việt Nam nhằm đón đầu thời cơ cũng như vượt qua những thách thức trên.
Một số giảng viên cho rằng, một nền tảng giáo dục vững chắc từ cấp phổ thông đến đại học mới tạo ra những người đủ trí tuệ, sức sáng tạo và kỹ năng cần thiết để hòa nhập thế giới trong Cách mạng 4.0.
Theo VNE
"Đại học không tường" thách thức mô hình đào tạo đại học truyền thống Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với sự "lên ngôi" của Đại học trực tuyến sẽ buộc các trường Đại học phải thay đổi phương thức đào tạo truyền thống. Đó là nhận định của nhiều chuyên gia tại Hội thảo "từ công nghiệp 4.0 tới Giáo dục 4.0 - Mô hình khung 4Cs để chuyển đổi Giáo dục Đại học thành Hệ...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Hàng trăm nghìn người đưa tiễn Giáo hoàng Francis về nơi an nghỉ
Thế giới
20:49:08 26/04/2025
Apple vội vã làm một việc để né thuế đối ứng của ông Trump
Thế giới số
20:47:10 26/04/2025
Lý Hải hồi hộp về "Lật mặt 8", nói gì về áp lực doanh thu?
Hậu trường phim
20:46:55 26/04/2025
Hé lộ những trang bị 'siêu khủng' cho iPhone 17 Air sắp ra mắt
Đồ 2-tek
20:39:53 26/04/2025
Tóm gọn Trần Nghiên Hy hẹn hò trai lạ sau 2 tháng ly hôn "sốc đến không thể nói", nhưng sao trông quen quen?
Sao châu á
20:29:37 26/04/2025
Loạt nghệ sĩ Việt, bao gồm cả các Anh Trai - Anh Tài thông báo huỷ show
Nhạc việt
20:25:05 26/04/2025
30 triệu đồng cũng chưa chắc mua được vé concert siêu sao này!
Nhạc quốc tế
20:17:10 26/04/2025
Tình cờ lướt qua cử chỉ yêu thương của cặp đôi chiến sĩ, nam quân nhân có biểu cảm mặn mòi "lên xu hướng"
Netizen
20:11:17 26/04/2025
'Bom tấn' Antony có thể là chìa khóa để Man Utd sở hữu 'ngọc quý' Betis?
Sao thể thao
19:59:17 26/04/2025
Sau Lê Hoàng Phương, bạn trai cũ Thiều Bảo Trâm lại vướng tin hẹn hò nàng hậu hơn 9 tuổi
Sao việt
19:56:44 26/04/2025