Cách mà nước Pháp đã làm với đồ ăn thừa khiến cả thế giới phải ngả mũ kính nể
Mỗi 5 giây, các siêu thị tại Mỹ vứt đi hơn 4 tấn thực phẩm có thể ăn được. Nhưng tại quốc gia này, con số thực phẩm bị lãng phí là 0.
Đi siêu thị, nhiều người hẳn không thể rời mắt khỏi quầy thực phẩm. Đó là nơi trưng bày những bó rau, thớ thịt tươi ngon mà chất lượng thì đảm bảo. Rồi thì ai có thể cưỡng lại không qua khu ẩm thực nữa chứ – đây là nơi các nhân viên đang nướng những ổ bánh mì thơm điếc mũi, chiên xào những hộp đồ ăn cực kỳ ngon mắt để phục vụ khách hàng.
Đây thực chất là một chiêu trò của các siêu thị, vì mùi thức ăn sẽ tác động đến khướu giác, gây cảm giác đói bụng, đồng thời kích thích chúng ta mua nhiều đồ hơn.
Nhưng chiêu trò hay không cứ tạm gác lại đã. Câu chuyện của hôm nay là: Theo bạn, các siêu thị sẽ xử lý chỗ thực phẩm dư thừa như thế nào?
Câu trả lời là: Vứt hết!
Trừ một số siêu thị quyên góp từ thiện, còn hầu hết thực phẩm thừa sẽ được “giải tán” ra thùng rác vào cuối ngày. Và sự lãng phí này thực sự là một vấn đề rất nghiêm trọng với nhiều quốc gia trên thế giới.
Ước tính, mỗi năm thế giới lãng phí 1,3 tỉ tấn đồ ăn. Trong đó, cứ mỗi 5 giây các siêu thị tại Mỹ vứt đi 4,5 tấn thực phẩm, và riêng trong năm 2012 họ đã lãng phí tới 35 triệu tấn.
Tại Anh, dù ít hơn nhưng mỗi năm các siêu thị cũng lãng phí tới 6 triệu tấn đồ ăn. Đáng chú ý hơn, đó đều là thực phẩm CÒN ĂN ĐƯỢC, vì mới chỉ đến hạn “best before date” (hạn này cho biết thời điểm thức ăn đạt chất lượng tốt nhất, chứ không phải thời điểm bị hỏng).
Tuy nhiên, duy có một quốc gia, sự lãng phí của các siêu thị tại đây chỉ là con số 0. Đó chính là nước Pháp.
Pháp – nơi lãng phí thực phẩm bị nghiêm cấm
Video đang HOT
Thực ra, Pháp cũng đã từng là một trong những quốc gia có đóng góp không nhỏ vào kho thức ăn bị lãng phí 1,3 tỉ tấn kia. Mỗi năm, Pháp vứt đi 7 triệu tấn thực phẩm, trong đó 11% đến từ các siêu thị.
Tại sao họ lại vứt? Đơn giản là vì quá trình xử lý đồ ăn thừa khá tốn thời gian, hoặc có thể tốn chi phí. Trong khi đó, chỉ cần vứt ra thùng rác là coi như nhẹ nợ, không tốn thêm chi phí phát sinh nào khác (trừ phí vệ sinh môi trường phải đóng mỗi năm).
Mỗi năm, thế giới lãng phí tới 1,3 tỉ tấn thực phẩm
Và thậm chí, số thực phẩm đó còn bị lãng phí một cách rất vô lý. Một số siêu thị khóa chặt thùng rác họ. Số khác vứt thẳng vào kho chứa, đợi xe chở rác đi qua mới mở. Đặc biệt vài siêu thị còn đổ cả thuốc tẩy vào, việc làm mà theo lời họ là để “tẩy trùng”. Nhưng trên thực tế, đó là cách các siêu thị ngăn không cho người vô gia cư lục lọi vào buổi đêm.
Mọi chuyện chỉ đổi khác vào đầu năm 2016, khi đạo luật mới của Pháp chính thức có hiệu lực. Theo đó, tất cả các siêu thị có diện tích từ 400m2 trở lên buộc phải ký hợp đồng quyên góp thực phẩm thừa cho các tổ chức từ thiện.
Thực phẩm dư thừa sẽ phải quyên góp từ thiện
Ngoài ra, điều luật cũng nghiêm cấm các siêu thị phá hỏng thực phẩm trước khi quyên góp.Nếu vi phạm, họ sẽ phải chịu mức phạt lên tới 82.000 USD (gần 2 tỉ VNĐ).
Đổi lại, các tổ chức từ thiện sẽ có nghĩa vụ đến thu thập, đảm bảo thực phẩm được lưu trữ trong điều kiện hợp tốt nhất, đồng thời phân phát thực phẩm với thái độ cực kỳ tôn trọng.
Điều luật có ý nghĩa rất lớn
Với việc đạo luật được thông qua, Pháp trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới có điều luật cấm lãng phí thức ăn, và nó có ý nghĩa rất to lớn.
Đầu tiên, phải kể đến tiêu chuẩn thực phẩm có phần nghiêm ngặt đến… nực cười của nhiều nước hiện nay, đặc biệt là những quốc gia đã phát triển. Họ yêu cầu thực phẩm phải thật hoàn hảo, đến nỗi chỉ cần có bề ngoài hơi xấu một chút là buộc phải vứt đi.
Các siêu thị vứt đi phần lớn rau củ quả có vẻ ngoài không đẹp
Điều này đã dẫn đến một nghịch lý, khi số lượng thực phẩm họ vứt đi mỗi năm thậm chí còn nhiều hơn con số cần thiết để giúp tất cả mọi người trên thế giới được ăn no.
Bên cạnh việc lãng phí, số thực phẩm không được dùng tới này còn gây ra tác động không nhỏ đến môi trường. Theo thống kê tại Anh, số đồ ăn bị lãng phí giải phóng ra môi trường tới 17 triệu tấn CO2 mỗi năm.
Hàng triệu người còn đang phải nhịn đói mỗi ngày, trong khi nhiều nơi hàng tấn thực phẩm đi vào thùng rác
Vậy nếu như đạo luật này được nhiều quốc gia áp dụng, nó không những đưa đồ ăn đến cho những người thực sự cần chúng, mà còn góp một viên gạch tương đối lớn trên con đường ngăn chặn quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu.
Theottvn.vn/USA Today
Theo_Giáo dục thời đại
Ấn Độ muốn bán tàu chiến trang bị tên lửa BrahMos cho Việt Nam
Trong số 15 quốc gia muốn mua tên lửa BrahMos, Ấn Độ sẽ ưu tiên bán cho Việt Nam. New Delhi cũng giới thiệu tàu chiến trang bị sẵn loại tên lửa hành trình này thay vì bán hệ thống riêng lẻ.
Theo Reuters, chính phủ của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã chỉ đạo công ty hàng không BrahMos nhanh chóng xúc tiến việc bán loại tên lửa siêu thanh cho 5 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Những nước còn lại nằm trong danh sách này bao gồm Indonesia, Nam Phi, Chile và Brazil.
11 quốc gia khác như Philippines, Malaysia, Thái Lan, UAE đã "bày tỏ mối quan tâm đến tên lửa BrahMos nhưng cần thêm thời gian để đàm phán cũng như phân tích", danh sách này cho biết. Reuters dẫn nguồn tin tiết lộ, tài liệu này được chính phủ Ấn Độ an hành hồi đầu năm nay.
Tên lửa hành trình siếu thanh BrahMos do liên doanh Nga-Ấn sản xuất.
New Delhi đã cân nhắc việc bán tên lửa BrahMos cho Việt Nam từ năm 2011 nhưng vì nhiều lý do mà thương vụ này gần đây mới được xúc tiến.
"Các nhà lập pháp Ấn Độ từng cân nhắc việc tăng cường hợp tác quốc phòng với Mỹ và Việt Nam bởi điều này có thể gây ra những phản ứng tiêu cực từ phía Trung Quốc", Giám đốc Chương trình An ninh châu Á tại Hội đồng chính sách đối ngoại của Mỹ ở Washington, ông Jeff M. Smith bày tỏ quan điểm.
"Thủ tướng Modi và nhóm cố vấn của ông dường đã không còn suy nghĩ như vậy khi tăng cường mối quan hệ quốc phòng với Mỹ, Nhật Bản và Việt Nam".
Công ty hàng không BrahMos, do chính phủ Ấn Độ và Nga đồng sở hữu cho biết, việc đàm phán bán tên lửa BrahMos cho các quốc gia nằm trong danh sách ưu tiên hàng đầu đang được tiến hành nhưng vẫn còn quá sớm để công bố thông tin chi tiết.
Ấn Độ hiện vẫn là một trong những quốc gia hàng đầu trong thị trường xuất khẩu vũ khí toàn cầu. Chi phí cho mỗi quả tên lửa BrahMos, có thể gắn trên tàu chiến Ấn Độ là vào khoảng 3 triệu USD.
Nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ nói rằng, New Delhi hy vọng có thể sớm hoàn tất hợp đồng bán tên lửa BrahMos cho Việt Nam cho đến cuối năm nay. Chính phủ Ấn Độ cũng gửi đề nghị đến Việt Nam, chào bán tàu chiến được trang bị sẵn tên lửa BrahMos, thay vì chỉ bán hệ thống tên lửa riêng lẻ.
"Tàu chiến tích hợp tên lửa BrahMos có thể đóng vai trò quyết định, là yếu tố răn đe hiệu quả ở Biển Đông", nguồn tin cho biết, nói thêm rằng Ấn Độ sẵn sàng cung cấp tín dụng để góp phần trang trải chi phí mua tàu chiến.
BrahMos là tên lửa hành trình siêu thanh nhanh nhất thế giới, đạt vận tốc tối đa gấp 3 lần vận tốc âm thanh, tầm bắn cho phiên bản xuất khẩu vào khoảng 290 km và có thể phóng từ đất liền, trên biển, từ tàu ngầm. Phiên bản phóng từ máy bay chiến đấu vẫn đang được thử nghiệm.
Các tàu chiến Ấn Độ thường được trang bị từ 8 đến 16 tên lửa BrahMos. Trong khi các tàu nhỏ hơn có thể mang theo 2-4 tên lửa hành trình loại này.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Mỹ trả lại cổ vật trị giá 100 triệu USD cho Ấn Độ Theo CNN, Ấn Độ cuối cùng cũng nhận lại được một số bảo vật quốc gia bị đánh cắp từ lâu. Mỹ đã trao lại hơn 200 cổ vật, trị giá hơn 100 triệu đôla Mỹ. Những cổ vật này đã bị đánh cắp ở các địa điểm tôn giáo ở Ấn Độ và bị buôn lậu ra khỏi nước này. Các cổ...