Cách lựa chọn thực phẩm cho người nhiễm HIV
Dinh dưỡng cho người nhiễm HIV/AIDS có những đặc thù riêng, nhằm giúp người bệnh duy trì và nâng cao sức khỏe, giảm thiểu các triệu chứng của bệnh, cũng như phòng ngừa các biến chứng.
Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng đặc trưng bởi tình trạng suy giảm miễn dịch và các biến chứng khác làm tăng tỷ lệ tử vong. Sự lây truyền HIV gây ra thách thức lớn trên thế giới và đặt ra một nhu cầu cấp bách cho các nước trong việc thực hiện các chương trình dự phòng, điều trị và chăm sóc cho người nhiễm HIV/AIDS.
Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được thuốc điều trị đặc hiệu cho căn bệnh này. Các thuốc đang sử dụng cho người người nhiễm HIV chỉ nhằm kiểm soát sự nhân lên của HIV.
Người nhiễm HIV cần có chế độ dinh dưỡng tương đương với người lao động nặng.
Mối liên quan giữa HIV và suy dinh dưỡng
Người nhiễm HIV tăng nguy cơ suy dinh dưỡng vì nhiễm trùng làm tăng nhu cầu và giảm hấp thu các chất dinh dưỡng. Ngược lại, thiếu dinh dưỡng làm tăng sự nhạy cảm với nhiễm trùng cơ hội và tăng mức độ tiến triển sang AIDS.
Các bệnh nhiễm trùng liên quan ( bệnh lao, tiêu chảy…) thường dẫn đến chán ăn, sụt cân và suy dinh dưỡng ở người nhiễm HIV/AIDS.
Khi bị nhiễm HIV, hệ thống miễn dịch sẽ hoạt động mạnh hơn để chống lại nhiễm trùng. Điều này làm tăng nhu cầu năng lượng và chất dinh dưỡng. Vì vậy, người nhiễm HIV cần phải ăn nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu năng lượng và các vi chất dinh dưỡng này. Nhu cầu như vậy sẽ tăng cao hơn nữa khi các triệu chứng của HIV/AIDS phát triển.
Người nhiễm HIV nên ưu tiên sử dụng thực phẩm nguồn protein có giá trị sinh học cao như thịt, cá, trứng, sữa…
Nhu cầu dinh dưỡng ở người nhiễm HIV/AIDS
Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo, tăng cường dinh dưỡng cho người nhiễm HIV sẽ làm tăng cường khả năng miễn dịch cho hệ thống miễn dịch, làm chậm quá trình chuyển sang giai đoạn AIDS, giúp cho người nhiễm HIV sống khỏe mạnh hơn.
Nhu cầu năng lượng của người nhiễm HIV tăng từ 10% đến 30% so với người lao động bình thường, do vậy chế độ ăn của người nhiễm HIV hàng ngày phải đảm bảo năng lượng tương đương với người lao động nặng.
Chế độ ăn cho người nhiễm HIV là chế độ ăn giàu năng lượng, giàu protein, giàu acid béo omega – 3, giàu vitamin và khoáng chất.
Người nhiễm HIV cần ăn nhiều thức ăn hơn, ăn nhiều khẩu phần hơn và/hoặc ăn nhiều bữa hơn, sử dụng đa dạng thực phẩm để cung cấp đầy đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng.
Một số gợi ý khi lựa chọn thực phẩm ở người nhiễm HIV
Người nhiễm HIV nên:
- Ưu tiên lựa chọn thực phẩm nguồn protein có giá trị sinh học cao: Thịt, cá, trứng, sữa…
- Nên lựa chọn thực phẩm giàu acid béo omega – 3 như: Cá (đặc biệt cá hồi), dầu cá…
- Tăng cường ăn các loại rau quả có nhiều vitamin C như các loại rau lá, quả chín.
Video đang HOT
- Tăng đậm độ năng lượng trong bữa ăn bằng cách sử dụng các thực phẩm giàu năng lượng như chất béo. Tăng dần hàm lượng chất béo trong thực phẩm bằng cách sử dụng nhiều chất béo và dầu hơn, cũng như ăn các loại thực phẩm béo – hạt có dầu như đậu phộng, đậu nành và vừng, bơ và thịt mỡ.
Người nhiễm HIV tránh ăn trứng sống.
Nếu gặp vấn đề với lượng chất béo cao (đặc biệt là tiêu chảy), hãy giảm lượng chất béo cho đến khi các triệu chứng biến mất và sau đó tăng dần đến mức cơ thể có thể dung nạp.
Ngoài ra, HIV tấn công và phá hủy hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể khó chống lại các bệnh nhiễm trùng hơn, trong đó có nhiễm trùng đường tiêu hóa (bệnh tiêu chảy). Vì vậy, tình trạng nhiễm trùng ở người nhiễm HIV có khả năng nghiêm trọng hơn và kéo dài hơn so với những người có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
Chú ý đến vệ sinh an toàn thực phẩm
Để tránh các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng và nhiễm trùng đường tiêu hóa, người nhiễm HIV cũng phải chú ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Không nên ăn hoặc uống các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (rau sống, trứng sống và hải sản sống hoặc chưa nấu chín, sữa hoặc các sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng…).
Cần rửa tay, dụng cụ nấu ăn và mặt bàn bếp thường xuyên khi chế biến thực phẩm. Tách riêng thực phẩm để ngăn ngừa vi khuẩn lây lan từ thực phẩm này sang thực phẩm khác.
Cần bảo quản làm lạnh hoặc đông lạnh thịt, thịt gia cầm, trứng, hải sản hoặc các thực phẩm khác có khả năng bị hỏng sau khi nấu hoặc mua nếu chưa sử dụng ngay.
Ứng phó với cơn đau ở người nhiễm HIV như thế nào?
Đau liên quan đến HIV có thể là do triệu chứng của chính HIV hoặc/và triệu chứng của các bệnh tật hoặc nhiễm trùng khác, do tác dụng phụ của thuốc điều trị HIV...
Bất kể nguyên nhân là gì, cơn đau cũng cần được đánh giá và điều trị, giúp người nhiễm HIV có chất lượng cuộc sống tốt hơn.
1. Liệu pháp không dùng thuốc giảm đau ở người nhiễm HIV
Các phương pháp giảm đau không cần dùng thuốc bao gồm:
C ác kỹ thuật thư giãn, giảm căng thẳng như mát xa, thiền định, yoga, kéo giãn...
Vật lý trị liệu, châm cứu hoặc bấm huyệt
Liệu pháp nhiệt và lạnh
Hoạt động thể chất thường xuyên
Liệu pháp hành vi nhận thức...
Nhiều lựa chọn trong số này, chẳng hạn như mát-xa, châm cứu, thiền và tập thể dục... giúp kích thích cơ thể giải phóng endorphin. Endorphin là chất hóa học trong não có tác dụng tương tự như thuốc giảm đau. Mặc dù các liệu pháp này có thể đủ để giảm đau một mình, nhưng chúng thường được sử dụng cùng với thuốc giảm đau.
2. Liệu pháp dùng thuốc giảm đau
Những người nhiễm HIV bị đau tốt nhất nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
2.1 Đối với đau nhẹ và vừa (trung bình)
Đối với những trường hợp đau nhẹ và vừa, có thể dùng các loại thuốc giảm đau thông thường (không opioid), bao gồm:
- Tylenol (acetaminophen)
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như aspirin, ibuprofen (advil), naproxen (midol) hoặc meloxicam... Chất ức chế COX-2, một loại NSAID ít có khả năng gây ra các vấn đề về dạ dày, ví dụ, celebrex (celecoxib)
- Steroid là hormone tự nhiên hoặc tổng hợp có tác dụng giảm viêm, do đó làm giảm mức độ nghiêm trọng của cơn đau. Ví dụ như prednisone và hydrocortisone...
- Lyrica, một loại thuốc được dùng để điều trị đau thần kinh và cơ.
Thuốc giảm đau không phải opioid có thể gây ra tác dụng phụ, bao gồm tổn thương gan (tylenol), dễ chảy máu (aspirin), đau hoặc tổn thương dạ dày (aspirin và các NSAID khác), các vấn đề về tim (thuốc ức chế COX-2), lượng đường trong máu cao và xương yếu (steroid)...
2.2 Đối với trường hợp đau từ trung bình đến nghiêm trọng
Với những trường hợp đau nhiều, nghiêm trọng cần phải dùng đến các thuốc giảm đau mạnh hơn như nhóm opioid, được dùng theo đơn của bác sĩ.
Các thuốc giảm đau opioid được phân loại theo tốc độ và thời gian tác dụng:
- Thuốc opioid giải phóng tức thời: Có tác dụng nhanh nhưng giảm đau kéo dài trong thời gian ngắn hơn.
- Thuốc opioid giải phóng kéo dài: Mất nhiều thời gian hơn để bắt đầu có tác dụng nhưng tác dụng giảm đau kéo dài hơn.
Các thuốc giảm đau opioid cũng được phân loại theo độ mạnh:
- Thuốc giảm đau vừa phải (thường được phối hợp với thuốc giảm đau không opioid để tăng tác dụng):
Thuốc hydrocodone
Vicodin (hydrocodone phối hợp với acetaminophen)
Codein
Tylenol với codeine (acetaminophen phối hợp với codeine)
Thuốc ultram (tramadol)
- Thuốc giảm đau mạnh:
Percocet (acetaminophen và oxycodone)
Morphin
Duragesic (fentanyl)
Oxycontin (oxycodone)
Dilaudid (hydromorphone)
Methadone hoặc buprenorphine (dành riêng để điều trị cơn đau không đáp ứng với các thuốc giảm đau khác)...
Thuốc giảm đau opioid có thể gây ra tác dụng phụ, bao gồm buồn ngủ, buồn nôn và táo bón. Quá liều có thể làm chậm nhịp thở và tử vong. Thuốc opioid có thể dẫn đến tình trạng phụ thuộc hoặc nghiện thuốc và có thể là vấn đề đối với những người có tiền sử sử dụng chất gây nghiện. Không khuyến cáo dùng nhóm thuốc này để điều trị đau mạn tính và thường chỉ được sử dụng để giảm đau trong thời gian ngắn (dưới một tuần).
3. Liệu pháp tại chỗ
Đây là những loại thuốc được tiêm tại chỗ (dạng tiêm) hoặc bôi lên da xung quanh vùng bị đau (dạng dùng ngoài). Ví dụ, thuốc gây tê tại chỗ xylocaine (lidocaine, có dạng miếng dán hoặc kem), voltaren (NSAID tại chỗ), menthol và capsaicin, có nguồn gốc từ ớt. Steroid cũng có thể được tiêm vào các khớp bị đau (cần thực hiện bởi bác sĩ tại cơ sở y tế).
4. Các liệu pháp giảm đau khác
Có một số loại thuốc được kê đơn cho mục đích khác cũng có tác dụng giảm đau:
- Thuốc chống trầm cảm: Có thể làm giảm đau thần kinh như bệnh thần kinh ngoại biên như nortriptyline, amitriptyline, duloxetine...
- Thuốc chống co giật: Được sử dụng để điều trị co giật nhưng cũng có thể giúp điều trị bệnh thần kinh ngoại biên và đau do herpes, như neurontin (gabapentin), tegretol (carbamazepine), topomax (topiramate) và trileptal (oxcarbazepine)...
Lưu ý, khi bắt đầu dùng thuốc hoặc các phương pháp điều trị đau, người bệnh cần tự theo dõi xem liệu phương pháp điều trị có hiệu quả hay không. Đôi khi thuốc giảm đau có thể ngừng tác dụng theo thời gian.
5. Phải làm gì nếu người nhiễm HIV bị đau?
Khi bạn cảm thấy đau, điều quan trọng là phải biết cách ứng phó và giảm đau an toàn:
- Không được bỏ qua cơn đau: Cơn đau là cách cơ thể cho biết có điều gì đó không ổn. Việc bỏ qua cơn đau thường khiến tình trạng sức khỏe trở nên tồi tệ hơn, có thể gây ra nhiều tổn thương hơn về lâu dài.
- Đánh giá cơn đau: Khi cơn đau xuất hiện, nếu không tự biết cách đánh giá cơn đau cần liên hệ với bác sĩ hoặc đi khám để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị tốt nhất.
- Dùng thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ: Thuốc giảm đau có hiệu quả tốt nhất nếu dùng ngay khi có dấu hiệu đau đầu tiên. Đợi đến khi cơn đau trở nên rất tệ mới dùng thuốc giảm đau hoặc "chịu đựng" có thể sẽ giảm hiệu quả.
- Đối với các thuốc giảm đau kê đơn opioid, cần dùng đúng cách, không lạm dụng, vì dùng không đúng cách có thể nguy hiểm (gây phụ thuộc, nghiện thuốc, liều cao có thể gây ra các vấn đề về hô hấp. Trong trường hợp xấu nhất, sử dụng opioid không đúng cách có thể gây tử vong).
Gánh nặng kép khi mắc HIV đồng nhiễm lao Đồng nhiễm lao/HIV làm tăng nguy cơ tử vong ở những người nhiễm HIV. Người nhiễm HIV có hệ miễn dịch bị tổn thương, suy yếu làm tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng cơ hội như lao... Biện pháp phát hiện bệnh nhân HIV đồng nhiễm lao Do bệnh lao ở người nhiễm HIV diễn tiến rất nhanh, tốt nhất là tất cả...