Cách lên kế hoạch cho việc du học
Cách lên kế hoạch, các bước chuẩn bị, các thông tin cần trang bị… đối với việc du học ở Anh sao cho việc vào trường được nhanh nhất, hiệu quả nhất, tiết kiệm thời gian và chi phí nhất luôn.
Việc đi du học thường là kế hoạch dài hạn do vậy học sinh hay phụ huynh thường đã phải lên kế hoạch rất sớm về việc chuẩn bị tài chính, trình độ Tiếng Anh và trình độ học vấn. Đơn cử cha mẹ muốn gửi con học A level, thời điểm thích hợp cho con đi là kết thúc lớp 10 tại Việt Nam, học sinh cần có trình độ tiếng Anh tương đương 4.5. Như vậy kế hoạch chuẩn bị tài chính và kế hoạch học tiếng Anh đã phải được thực hiện từ 1-2 năm trước…
Đối với những sinh viên muốn theo đuổi khóa học Cao học bên Anh (1 năm) thường thì ở Việt Nam đã đi làm hoặc vừa tốt nghiệp Đại học do vậy thời gian tối thiểu để chuẩn bị tài chính, tiếng Anh, chuẩn bị hồ sơ cũng phải làm trong vòng 1 năm để tránh gấp gáp và không chọn được trường như mong muốn.
Với những người học Tiến sỹ (3 năm nhưng thực tế thì sinh viên thường hoàn tất chương trình học trong vòng 4 năm) thời gian chuẩn bị có thể rất dài hơi vì bạn phải thu xếp công việc tại Việt Nam, chuẩn bị viết đề tài gửi đi các trường để tìm giáo sư hướng dẫn…
Việc chuẩn bị đi du học sẽ tùy thuộc từng gia đình, bậc học (A level, Dự bị Đại học, Cao học hay Tiến sỹ) và trình độ tiếng Anh. Tuy nhiên các bước chuẩn bị sẽ tương đối giống nhau với mọi học sinh.
Việc chuẩn bị đi do học còn phải tùy thuộc vào gia đình và cấp bậc học của các bạn nữa.
Bước 1: Tìm hiểu bậc học mình sẽ theo học bên Anh (PTTH, A level, Dự bị Đại học, Đại học, Cao học hay Tiến sỹ) từ đó định ra thời gian tối thiểu theo học bên Anh, khoản kinh phí (học phí và chi phí ăn ở), trình độ tiếng Anh và trình độ học vấn đáp ứng đầu vào đối với bậc học.
Bước 2: Tìm hiểu thành phố, trường học đáp ứng được sở thích, cá tính, khoản kinh phí dự định và chuyên ngành học sinh theo học.
Video đang HOT
Bước 3: Định ra thời gian làm hồ sơ gửi đến các trường, thời gian làm visa.
Với 3 bước cơ bản này, bất kể học sinh, sinh viên nào cũng trải qua để theo đuổi ước mơ du học. Tuy nhiên ngày nay với sự bùng nổ của Internet, sự tiếp thị mạnh mẽ của các trường, sự cung cấp thông tin đầy đủ và cập nhật của Hội đồng Anh tại Việt Nam và hoạt động chuyên nghiệp của các công ty tư vấn du học, làm đại diện cho các trường PTTH, Đại học danh tiếng tại Anh, sinh viên hoàn toàn được hưởng dịch vụ tư vấn trọn gói và miễn phí. Các bạn được định hướng tốt các bước chuẩn bị, hồ sơ chuẩn bị, thời gian dự tính để hoàn thành các thủ tục xin thư mời cũng như visa.
Tuy nhiên việc trang bị cho chính bản thân mình những kỹ năng sàng lọc thông tin và lựa chọn đúng đắn khi quyết định theo đuổi chương trình học nào, trường nào và thời gian đi rất quan trong đối với cha mẹ học sinh và học sinh. Ví dụ để có thể vào được Đại học thì học sinh Việt Nam có thể học A level (2 năm) hoặc các chương trình Dự bị Đại học (1 năm). Tuy nhiên tùy theo chuyên ngành và mục đích theo đuổi xếp hạng các trường Đại học thì học sinh có thể quyết định học 1 trong hai chương trình trên. Đối với những học sinh muốn vào 1 trong top 5 trường Đại học hàng đầu Anh, muốn theo đuổi các chuyên ngành Nha, Dược, Y, Luật… thì học sinh bắt buộc phải học A level. Còn nếu học sinh không nhất thiết vào 1 trong 5 trường Đại học hàng đầu, không lựa chọn các chuyên ngành đã kể trên bạn hoàn toàn có thể lựa chọn chương trình Dự bị Đại học. Nếu bạn xác định học A level, lứa tuổi phù hợp là khi bạn kết thúc chương trình lớp 10 tại Việt Nam (16 tuổi). Còn với chương trình Dự bị Đại học thì bạn có thể kết thúc lớp 11 hoặc lớp 12 tại Việt Nam.
Về việc học các chương trình này tại đâu? Học tại các trường công lập của Anh hay trường tư cũng lại phụ thuộc vào tính cách, sự thích nghi và trình độ tiếng Anh của học sinh. Học tại trường công lập, các bạn được học chủ yếu với sinh viên bản địa, môi trường giáo dục hoàn toàn Anh, bạn phải nói tiếng Anh tốt, hòa đồng, tự tin và thích nghi nhanh. Còn các trường tư thì lượng học sinh quốc tế nhiều hơn, quy mô lớp học nhỏ, thày cô giáo có thể sát sao với bạn hơn, khởi điểm của các học sinh trong lớp giống nhau, đến từ các quốc gia không phải là Anh quốc do vậy bạn có thể dần dần hòa nhập, dần dần thích nghi.
Thông thường khâu chuẩn bị hồ sơ, gửi sang những trường mà mình yêu thích là rất quan trọng. Đối với học sinh học A level hay Foundation thì việc xét tuyển chủ yếu dựa vào kết quả học tập tại Việt Nam và trình độ tiếng Anh thể hiện qua bài kiểm tra đầu vào của trường hoặc chứng chỉ Tiếng Anh như IELTS, TOEFL… Tuy nhiên đối với các sinh viên theo đuổi khóa học cao học thì việc chuẩn bị hồ sơ không chỉ giới hạn ở bảng điểm hay bằng tốt nghiệp. Một phần không thể thiếu được đó là việc viết bài tiểu luận giải thích lý do vì sao bạn thích học chuyên ngành mà bạn đăng ký, và một trong những lý do mang tính thuyết phục đối với nhà trường và hội đồng xét tuyển đó là bạn phải gắn nó với định hướng nghề nghiệp hiện tại hoặc tương lai (job orientation). Nếu bạn định nộp hồ sơ cho những chuyên ngành yêu cầu khắt khe về kinh nghiệm (chẳng hạn MBA) tại những trường nằm trong Hiệp hội MBA quốc tế hoặc xếp hạng tốt thì phần nêu bật những công việc bạn đã trải qua và cách thức giải quyết công việc của bạn sẽ mang tính thuyết phục. Việc thừa nhận những điểm yếu hoặc thiếu hụt kỹ năng của bạn trong công việc hiện tại là một khôn ngoan để lý giải cho việc cần phải học tiếp lên cao để đáp ứng đòi hỏi của thị trường lao động ngày một khó tính.
Ngoài ra, thời gian nộp hồ sơ càng sớm càng đảm bảo khả năng nhận được thư mời của trường hoặc học bổng bạn có thể tham gia. Các trường bên Anh thường có hai kỳ nhập học trong một năm: tháng 9 (tất cả các trường, các chuyên ngành) và tháng 1 (một số trường, một số chuyên ngành). Thời gian xét hồ sơ (tùy từng trường, tùy từng chuyên ngành và tùy từng năm) nhưng thường thì 4-8 tuần, có những trường lên tới 12 tuần do vậy việc nộp hồ sơ của các bạn đi học tháng 9 hàng năm sẽ bắt đầu ngay từ tháng 10, tháng 11 của năm trước. Nộp hồ sơ sớm đồng nghĩa với việc bạn có thể lên kế hoạch làm visa, đặt vé máy bay, mua bảng Anh với 1 tỷ giá hợp lý.
Theo PLXH
Chọn lớp học online: Chuyện đau đầu
Mùa hè, nhiều du học sinh chọn lớp học online rồi trở về Việt Nam vi vu mà quên luôn mình vẫn còn đang học. Số khác lại chọn những lớp học qua mạng để... tiết kiệm thời gian lên lớp. Liệu những lớp học online có dễ... qua?
Đừng tưởng học online là... sướng
Nhiều bạn nhầm tưởng rằng học online rất sướng, nên mùa hè tranh thủ chọn cho mình vài lớp học online. Với suy nghĩ học online không cần đến trường đến lớp, kiểm tra lại được mở sách mở vở lên mạng thoải mái, nhiều teen hí hoáy và mừng rỡ khi được học online.
Như anh chàng Minh Quang (du học sinh Mỹ) cũng từng có ý nghĩ như vậy. Chẳng là qua Mỹ chưa đầy một năm, nhưng quá nhớ nhà, Quang quyết định chọn 3 lớp online trong mua hè để có thể vừa được về nhà, vừa tiết kiệm thời gian.
Khi về nhà, anh chàng rất ỉ y vì cho rằng học online sẽ dễ, tha hồ tham khảo sách vở. Bí quá thì copy đâu đó rồi chỉnh sửa chút ít đem nộp. Như vậy sẽ tiết kiệm chi phí đi lại, sách vở, lại vượt vũ môn dễ dàng.
Nếu bạn chăm chỉ, chịu tìm tòi, thì học online sẽ có thể giúp bạn rất nhiều.
Thế nhưng khi vào học rồi Quang mới thấy chẳng như mình nghĩ. Có rất nhiều bài nghiên cứu, thảo luận trong suốt khóa học. Nếu không dành thời gian nghiên cứu sách vở, cậu bạn chẳng thể nào hiểu nổi những bài giảng trên forum và những yêu cầu của thầy cô qua email. Lại đến khi kiểm tra cũng chẳng ngọt ngào chút nào. Sau khi chọn lớp cậu bạn mới biết có công cụ kiểm tra "plagiarism" rất khắt khe, chẳng còn trông mong vào việc copy hay sao chép gì được.
Chọn đến 3 lớp học online, sách vở và tài liệu phải nghiên cứu nhiều nhưng đã về nhà để chơi nên Quang... không thể tập trung học được. Những buổi tiệc tùng quá hấp dẫn cậu bạn. Bài vở và email gửi tới tấp nhưng do không tự nghiên cứu, lại bận đi chơi, cậu bạn dần thấy... đuổi kiến thức.
Kiểm tra của các lớp học online khá giống cách làm bài đề mở của học sinh Việt Nam. Thế nhưng thường khi kiểm tra mà ra đề mở, học sinh lại chẳng biết mở ở đâu vì... sách chẳng có sẵn đâu mà mở. Nếu không học hành chăm chỉ, thì chẳng dễ vượt qua được các bài kiểm tra.
Học online rất dễ tốn tiền học lại
Sẽ có rất nhiều sự lựa chọn đúng đắn nên hãy suy nghĩ thật kỹ trước việc học của bạn thân.
Nhiều học sinh đến với các lớp học online rất thích thú vì học phí thường rẻ hơn lớp học thông thường. Số khác lại cho rằng bài vở, tài liệu, bài giảng được gửi qua email nên chẳng tốn nhiều tiền mua sách vở tài liệu nghiên cứu.
Cô bạn Ngọc Mai (sn 1992) sau khi đăng kí được lớp học online đã đi du lịch hẳn 1 tuần với ý định về thì tập trung ôn thi và gửi bài test. Thấy thầy cô không quản giáo, bài vở thì N.Mai cũng hiểu nên cô nàng khá chần chừ trong việc nộp bài báo cáo trước lúc đi chơi.
Do mải mê mua sắm và buôn chuyện cùng bạn bè, N.Mai đã nộp trễ bài báo cáo đúng một ngày. Tưởng chẳng có gì ghê gớm nhưng khi muốn thì nộp được nữa. Tìm hiểu thì biết được nộp bài trễ đồng nghĩa với việc mất toàn bộ số điểm. Dù chỉ 1 ngày nhưng không thể tải bài tập lên mạng sau ngày due date.
Tuy buồn vì không nộp được bài, nhưng Mai vẫn quyết định lên đường chu du ngày hè cùng bạn. Phần vì cô bạn nghĩ rằng mình đã nắm được phần bài trước. Phần khác vì vừa đi cũng có thể vừa học thi. Thế nhưng nghĩ và làm là hai chuyện khác nhau. Lịch trình đi chơi khá dài khiến cho thời gian làm bài kiểm tra rút ngắn. Bài kiểm tra cuối khóa lại khó, không phải chỉ hiểu là làm được, mà đòi hỏi hiểu sâu. Thế là cô nàng... rớt cái "oạch".
Những lớp học thông thường sinh viên có thể dễ dàng gặp trực tiếp giáo viên để nộp bài. Nếu chẳng may có lỡ... quên nộp 1 ngày thì thành khẩn năn nỉ, nhiều thấy cô vẫn thương tình cho nộp. Nhưng học online lại khác. Mọi việc đều phải sắp xếp theo trình tự và phải đúng thời gian. Nhiều bài tập người chấm không phải thầy cô mà chấm bằng hệ thống. Bởi thế nên khá nhiều bạn ăn điểm kém vì nộp trễ nộp muộn.
Không có điểm bài tập, bài kiểm tra lại không chuẩn bị kĩ lưỡng, nhiều sinh viên vẫn vướng phải những lỗi như thế. Nguyên nhân do tâm lí ỉ y rằng học online thì lúc nào học cũng được nên nhiều sinh viên để bài vở chồng chất như núi. Cuối cùng đến gần ngày kiểm tra thì cuống cuồng chạy. Nhưng tất nhiên, chẳng thể học hết mớ kiến thức trong một vài ngày.
Nghĩ rằng tiết kiệm chi phí, lại có thể học hành tại gia thoải mái không gò bó, nhiều sinh viên vẫn chọn lớp học online cho mình. Nhưng nếu không chăm chỉ làm bài, nghiên cứu sách vở, thường xuyên lên mạng trao đổi các đề tài và quan tâm đến những yêu cầu giáo viên đưa ra... thì kết quả chẳng bao giờ khả quan được.
Theo PLXH
10 bí quyết làm đẹp rẻ và nhanh Chúng ta đều cần những phương thức làm đẹp kinh tế và tiết kiệm thời gian. Đó là lý do chúng tôi giới thiệu tới bạn 10 bí quyết giữ gìn sắc đẹp vừa đơn giản vừa nhanh chóng. 1. Phấn má bronzer và phấn rôm giúp loại bỏ tóc dầu Đây thật sự là một mẹo hữu ích dành cho những ai...