Cách làm xôi gấc đỏ hình cá chép cúng Táo Quân, đón tài lộc và may mắn trong năm mới
Để nấu xôi cá chép mọi người thường sử dụng xôi gấc, một loại gạo nếp mang sắc đỏ linh thiêng, đặc biệt thích hợp cho các dịp lễ truyền thống của người Việt.
Trong dịp mỗi năm vào ngày 23 tháng Chạp, ngoài việc thực hiện phong tục thả cá để tiễn ông Táo lên chầu trời, mâm cỗ cúng trong ngày này còn trở nên phong phú và độc đáo với sự sáng tạo của bà nội trợ. Một trong những món ăn đặc sắc được tạo ra là xôi cá chép vừa ngon miệng vừa bắt mắt.
Món xôi hình cá chép
Nguyên liệu của món xôi hình cá chép:
500gr gạo nếp
200gr thịt gấc
100ml nước cốt dừa
1 muỗng canh dầu ăn
60gr đường
1 muỗng cà phê rượu trắng
1/2 muỗng cà phê muối
Video đang HOT
Cách thực hiện món xôi hình cá chép:
1. Rửa sạch gạo nếp và ngâm trong nước trong 8 tiếng.
2. Nạo thịt gấc ra khỏi quả gấc, sau đó trộn với dầu ăn và rượu trắng để thịt gấc mềm và màu đỏ tươi đẹp mắt.
3. Trộn gạo nếp với thịt gấc, tiếp đó hấp trong khoảng 20 phút trên xửng hấp.
4. Khi xôi đã chín, dàn đều ra đĩa và đổ nước cốt dừa lên. Tiếp tục hấp thêm 5-10 phút để hạt xôi mềm hẳn mới thêm đường vào. Đun thêm 5 phút nữa để đường thấm vào xôi.
5. Cho xôi ra khuôn hình cá chép, ép chặt để tạo hình đẹp mắt hơn.
Mẹo để xôi hình cá chép mềm dẻo và không bị khô
1. Phương pháp hấp xôi
Thay vì đổ toàn bộ nếp vào chõ hay xửng hấp cùng một lúc, bạn nên chia thành từng nắm nhỏ. Đồng thời, để trống khoảng 4 – 6 lỗ nhỏ ở giữa để hơi nước lan tỏa đều. Điều này giúp xôi chín đều và không bị nhão ở lớp dưới mà khô ở lớp trên.
2. Lượng nước khi hấp
Khi cho nước vào nồi hấp, hãy tránh cho quá ít hoặc quá nhiều. Lượng nước khoảng 1/3 nồi là lựa chọn hợp lý để hơi bốc lên vừa đủ, giúp xôi khi chín có hương vị thơm ngon. Nếu nước đã cạn mà xôi chưa chín, bạn có thể thêm nước thêm.
3. Chữa xôi bị khô
Nếu xôi bị khô, hãy vẩy một ít nước ấm lên bề mặt xôi. Sau đó, sử dụng khăn mỏng sạch thấm nước và phủ lên mặt xôi. Đậy nắp và hấp thêm khoảng 5 phút để xôi hấp lại độ ẩm.
Chúc bạn thực hiện thành công!
Bí quyết làm xôi cá chép cúng ngày ông Công ông Táo tuyệt đẹp, hạt xôi tơi và màu tự nhiên tốt cho sức khỏe
Công thức làm xôi cá chép được chia sẻ từ chị Vũ Thu Hương nhận được nhiều sự quan tâm.
Cá chép vàng là một trong những vật phẩm không thể thiếu trong mâm cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp. Ngoài cá chép vàng sống, trong mâm cỗ, nhiều người còn làm thêm xôi hình cá chép để mâm cỗ thêm tươm tất, đủ đầy.
Mặc dù có nhiều công thức làm xôi cá chép nhưng bí quyết tạo hình xôi cá chép của chị Vũ Thu Hương (sống tại Hà Nội) được nhiều người ưa thích hơn cả. Hãy cùng xem cách làm của chị Hương có gì đặc biệt nhé.
Hướng dẫn làm xôi cá chép
Nguyên liệu cần thiết làm xôi cá chép
- 1kg gạo nếp, 400g thịt gấc, 1 muỗng canh rượu trắng, 1 muỗng canh dầu ăn hoặc 1 lá mỡ gà đun chảy, 150ml nước cốt dừa (có thể bỏ qua), 80g đường, 1/2 thìa cà phê muối. Xôi cá chép có thể dùng xôi gấc hoặc pha thêm đậu xanh. Nếu có thêm đậu xanh cần 100g đậu xanh.
Cách thực hiện làm xôi cá chép
Bước 1: Gạo nhặt bỏ sạn và hạt xấu. Vo sạch gạo rồi ngâm gạo với nước lạnh khoảng 6-8 tiếng để gạo ngậm nước khi đồ xôi sẽ ngon hơn. Đậu xanh cũng ngâm khoảng 2 tiếng, đậu nở đều thì vớt ra để ráo. Trộn đều cùng 1/4 thìa cà phê muối và hấp chín. Cho đậu xanh vào máy xay xay mịn rồi nắm đậu thành từng nắm tròn, có thể bọc lại bằng màng bọc thực phẩm để tránh đậu bị khô.
Bước 2: Phần thịt gấc trộn với một thìa cà phê rượu trắng, 1 thìa cà phê dầu ăn để thịt gấc mềm và bật màu đỏ tươi. Trộn gạo nếp với thịt gấc, ở bước này, trộn đều tay để gạo ngấm đều màu đỏ từ gấc.
Bước 3: Cho nước vào 1/3 nồi hấp và đun sôi. Không nên cho đầy nước kẻo nước bốc mạnh sẽ làm xôi bị dính và nát. Cho gạo đã trộn đều màu gấc vào xửng hấp. Khi nước sôi và thấy hơi nước bốc lên thì xới đều gạo lên để xôi gấc chín đều. Phủ một lớp khăn xô lên mặt xửng hấp để ngăn nước ở mặt vung nhỏ xuống khiến xôi bị bết dính. Bí quyết để có xôi ngon của chị Hương là đồ xôi 2 lần. Lần 1 khoảng 30 phút và lần 2 khoảng 15 phút. Khi đồ xôi lần 1, hạt xôi dẻo thì cho dầu ăn hoặc mỡ gà trộn đều lên và đồ lần 2 là được. Khi xôi nguội bớt, thêm 1/2 lượng đường, xới đều xôi lên.
Bước 4: Nếu không tạo hình cá chép, bạn có thể đơm xôi ra đĩa là được. Còn trong ngày cúng ông Công ông Táo, xôi nên tạo hình cá chép sẽ đẹp và ý nghĩa hơn. Phần nhân đậu xanh
Quét 1 lớp dầu thật mỏng quanh lòng khuôn. Lấy phần đậu xanh nén vào một vài gốc, tiếp đó cho xôi vào 1/3 khuôn, nén chặt. Tiếp đó, thêm 1 phần đậu xanh ở giữa, nén chặt. Sau cùng, cho xôi đầy khuôn, nén chặt và nhẹ nhàng tháo khuôn là được. Phần mắt cá có thể dùng hạt đậu đen hoặc rong biển cắt tròn.
Chúc bạn thực hiện xôi cá chép thành công!
Tự tay làm món xôi gấc ngon đỏ, hấp dẫn tại nhà Người Việt Nam ta quan niệm màu đỏ là màu của may mắn. Vì thế, món xôi gấc có màu đỏ tươi là một món ăn không thể thiếu trong các mâm cỗ. Cùng nhau vào bếp học cách nấu xôi gấc ngon nhé! Nguyên liệu: - Quả gấc 200 gr - Nếp Bắc 2 bát - Đường 1 muỗng canh - Nước...