Cách làm trái vả ngâm chua ngọt đặc sản xứ Huế giòn ngon khó cưỡng
Vả là một loại quả có hương vị chua xen lẫn đôi chút vị chát nhưng khi ngâm chua ngọt thì sẽ biến hóa trở thành một món khô – mắm cực ngon.
Chuẩn bị nguyên liệu Cách chế biến vả ngâm chua ngọt Thưởng thức vả ngâm chua ngọt
Nguyên liệu làm Vả ngâm chua ngọt
Trái vả 2 kg
Phèn chua 20 gr
Riềng 2 củ
Tỏi 2 củ
Ớt 15 trái
Giấm ăn 70 ml
Đường 100 gr
Muối 100 gr
Nước lọc 800 ml
Dụng cụ thực hiện
Hũ đựng, thau, dao, nồi, khăn,…
Cách chế biến Vả ngâm chua ngọt
1
Sơ chế vả
Chuẩn bị 2 thau nước, với lượng nước ngập 1/2 mỗi thau. Sau đó cho vào mỗi thau nước 10gr phèn chua và hòa tan.
Tiếp theo bạn gọt vỏ trái vả dưới mực nước của thau nước thứ nhất sau đó cho quả vả đã gọt vỏ vào ngâm trong thau nước phèn chua còn lại đến khi bạn gọt hết vỏ quả vả cuối cùng.
Rồi rửa lại trái vả đã ngâm qua phèn chua qua nước lạnh hoặc nước sôi để nguội. Sau đó, vớt từng trái vả ra và dùng khăn lau khô.
Lưu ý: Để tránh mũ vả làm thâm thịt trái vả, trong quá trình gọt vỏ bạn cho vả tiếp xúc trực tiếp trong nước phèn chua và ngâm trong nước phèn chua sau khi gọt vỏ để phèn chua khử mũ vả nhé!
Video đang HOT
2
Làm nước ngâm
Cho 100gr muối, 70ml giấm ăn, 800ml nước lọc và 100gr đường vào nồi sau đó đun với lửa nhỏ và khuấy đều khoảng 5 phút đến khi các gia vị tan hết và hỗn hợp muối, đường giấm cho sôi, thì bạn tắt bếp và để hỗn hợp nguội hẳn.
Riềng mua về bạn rửa sạch sau đó dùng muỗng cạo sạch vỏ và dùng dao cắt thành các lát mỏng vừa phải. Tỏi bạn lột vỏ, ớt bạn bỏ cuống, rửa sạch và để ráo.
Sau đó cho tất cả các nguyên liệu vừa sơ chế vào nước ngâm đã để nguội rồi trộn đều.
3
Ngâm vả
Tiếp theo, bạn đem hũ đi rửa sạch và tráng lại 1 lần nữa với nước sạch rồi lau thật khô.
Sau đó, bạn xếp vả vào hũ rồi múc nước ngâm đổ ngập vả và dùng đũa nẹp chặt cho vả không bị nổi lên trên mặt nước để tránh làm vả bị nổi váng và đen trong lúc ngâm.
Thời gian để ngâm vả cho chua sẽ rơi vào khoảng 3 – 4 ngày ở nhiệt độ phòng và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
4
Thành phẩm
Vả ngâm chua ngọt sau khi hoàn thành sẽ có vị chua, trái vả trắng giòn chứ không bị mềm.
Món vả ngâm chua ngọt này bạn có thể ăn kèm với thịt heo luộc, các món chiên, món nướng,… thay thế cho quả sung muối đấy!
Cách làm chanh muối ngon, không bị nhẫn đắng, bảo quản được lâu
Giải khát một ly chanh muối vào những ngày nắng nóng giúp bạn không những cảm thấy sảng khoái mà còn có một số tác dụng tốt cho sức khỏe.
Vậy, hãy để Điện máy XANH hé lộ cho bạn biết cách làm chanh muối ngon và không bị nhẫn đắng để có được ly chanh muối lý tưởng nhé! Vào bếp ngay!
Nguyên liệu làm Chanh muối
Chanh 1 kg
Muối 300 gr
Phèn chua 10 gr
Cách chọn mua chanh ngon, mọng nước
Hãy thử ngửi mùi của quả chanh, nếu chanh có mùi thơm nhẹ vốn có của cây chanh, đó là chanh tươi, còn chanh có mùi hắc, nồng, khó chịu là do có chứa hóa chất, phun xịt thuốc chưa kịp để vơi bớt mùi thì đã đem ra thị trường.Những quả chanh có da láng mịn, căng bóng không xù xì hay vón cục sẽ có lượng vitamin cao hơn so với những quả khác.Thay vì chọn quả chanh to, hãy chọn quả chanh có kích thước vừa phải nhưng nặng tay, chanh nặng tay sẽ chứa nhiều nước hơn, tươi hơn, chất lượng hơn.
Dụng cụ thực hiện
Nồi, dao, hũ đựng thực phẩm,...
Cách chế biến Chanh muối
1
Sơ chế chanh
Chanh mua về, rửa sạch, và ngâm trong nước muối khoảng 1 tiếng.
Sau khi ngâm, để vỏ chanh không bị nhẫn đắng, bạn có thể dùng 2 cách sau:
Cách 1 : Dùng muối chà xát nhiều lần vào phần vỏ chanh để loại bỏ tinh dầu, rồi rửa lại với nước sạch.
Cách 2 : Dùng chiếc bào nhỏ để chà lên vỏ chanh, rồi rửa nước sạch lại và để ráo. Tuy nhiên, bạn nên chà thêm ít muối để đảm bảo tinh dầu được giảm tối thiểu.
Mách bạn:
Dấu hiệu thấy vỏ chanh bớt tinh dầu, đó là phần màu xanh của vỏ bị nhạt đi.Nên dùng muối hột để chà xát chanh, vì dễ loại bỏ phần tinh dầu trên vỏ chanh nhiều hơn so với dùng muối tinh luyện.
2
Luộc chanh
Pha phèn chua với nước, rồi đem chanh rửa qua và ngâm thau nước phèn chừng 1 - 2 tiếng. Sau đó, mang chanh ra phơi dưới nắng đến khi cảm thấy ráo nước.
Đặt nồi nước lên bếp gas để đun sôi, vặn lửa nhỏ, rồi cho chanh vào để luộc khoảng chừng 4 - 5 phút, rồi vớt ra để ráo.
Lưu ý: Phèn chua giúp cho vỏ chanh được muối có màu trắng và sẽ có độ giòn, không bị bỡ.
3
Phơi và xếp chanh vào hũ
Phơi chanh trên rổ, đặt dưới ánh nắng sao cho chanh có cảm giác hơi khô là được. Trong quá trình phơi, nên đặt khăn mỏng lên mặt phía trên để tránh bụi bẩn.
Dùng khăn sạch lau phủi bên ngoài trái chanh, rồi xếp chúng vào trong hủ lọ thủy tinh.
Lưu ý: Nên tráng lọ thủy tinh qua nước sôi, rồi để ráo để đảm bảo mặt vệ sinh.
4
Nấu nước muối và ngâm chanh
Bạn pha nước muối theo tỉ lệ: 1 lít nước 200 gram muối (nếu bạn muốn mặn hơn thì cho điều chỉnh lượng muối lên khoảng 300-400 gram).
Dùng nước sôi để nguội, rồi hòa tan muối.
Đổ nước muối vào trong hủ chanh đã được xếp, lấy bao ni-lông phủ miệng lọ, rồi đậy nắp vào. Cuối cùng là bạn đem phơi nắng hủ chanh muối khoảng 7 - 10 ngày, rồi đặt hủ chanh muối vào nơi khô mát. Sau khoảng 1 tháng là dùng được.
Lưu ý :
Nếu muốn kiểm tra độ đậm đặc của muối, bạn có thể dùng hạt cơm nguội cho vào nước muối, thấy hạt cơm nổi lên thì đạt yêu cầu. Hoặc bạn trực tiếp nếm bằng vị giác của mình sao cho hợp khẩu vị.
Chanh muối ngon nhất là khi bạn sử dụng trong 3 tháng kể từ ngày dùng được.
5
Thành phẩm
Chanh muối dùng để pha nước giải nhiệt mùa hè với hương vị chua chua ngọt ngọt chắc chắn sẽ là thực uống yêu thích của nhiều người.
Lưu ngay công thức làm xoài sấy dẻo thơm ngon, bổ sưỡng Bạn bao giờ thử làm bánh mứt với xoài hay chưa? Liệu có khó không nhỉ? Nào, cùng tụi mình lưu ngay công thức làm xoài sấy dẻo thơm ngon, bổ dưỡng ngay sau đây nhé! Các loại bánh quy, mứt hầu như không chỉ trẻ em, mà người lớn ai cũng thích đúng không nào? Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe...