Cách làm tiêu mỡ bụng tự nhiên nhất
Đắp bụng bằng chanh, tăng cường trái cây có vị chua… là mẹo giúp chị em giảm béo bụng hiệu quả.
Đắp chanh
Đắp bụng bằng chanh không bị giảm mỡ mà còn có tác dụng làm trắng rất hiệu quả.
Bạn cắt chanh thành những lát tròn mỏng, đắp kín vùng bụng nằm thư giãn trong 30 phút, thực hiện 2 ngày 1 lần sẽ thấy kết quả. Ngoài ra cách làm này còn giúp làn da vùng bụng của bạn sẽ sáng dần lên, trắng mịn hơn rất nhiều đấy nhé.
Sự kết hợp thông minh giữa trà xanh và chanh là phương pháp dân gian được người xưa áp dụng và có được kết quả hơn mong đợi. Chất catechin có trong trà xanh kết hợp với viatmin C, đặc trưng giảm béo có trong chanh sẽ càng thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo, đánh bay mỡ thừa vùng bụng nhanh chóng mang lại hiệu quả gấp đôi cho bạn. Ngoài ra, trà xanh còn có tác dụng làm đẹp da nên khi áp dụng phương pháp này trong thời gian dài sẽ mang lại cho bạn làn da tự nhiên cùng vóc dáng chuẩn dễ dàng.
Cách thực hiện trà xanh rất đơn giản, bạn cần chuẩn bị: lá trà xanh tươi và nước cốt chanh. Đầu tiên, bạn vò nát lá trà xanh cho vào ấm cùng vài hạt muối. Sau đó, bạn hòa nước sôi vào và bỏ nước đầu để trà được ngon hơn. Bạn hãm trà từ 15 phút đến 20 phút rồi chắt lấy nước, bỏ bã và cho thêm nước cốt chanh vào là có được ly trà thơm ngon.
Cố gắng ăn trái cây có vị chua
Video đang HOT
Trái cây có vị chua là dũng sĩ tiêu diệt mỡ bụng.
Những trái cây như chanh, cam, bưởi chua, khế… có chữa rất nhiều vitamin C. Mà vitamin C chính là những dũng sĩ cường tráng nhất tiêu diệt những tế bào mỡ thừa nhanh chóng.
Hãy cố gắng ăn hoặc là dùng những chế phẩm từ trái cây này như nước ép chẳng hạn, bạn sẽ không chỉ giảm béo bụng nhanh chóng lại còn mang lại sự son sắc cho làn da của mình.
Theo Phunutoday
Những thành phần dưỡng ẩm phổ biến trong mỹ phẩm
Mỗi khi nhìn vào danh sách thành phần của mỹ phẩm, hẳn rất nhiều người cảm thấy băn khoăn vì không thể hiểu rõ công dụng của từng thành phần. Có rất nhiều chất có công dụng dưỡng ẩm được sử dụng trong ngành mỹ phẩm nhưng trong đó, Glycerin, Ceramides, Urea, Hyaluronic acid, Axit lactic, Petrolatum là những cái tên phổ biến nhất.
Một làn da đẹp trước hết phải đủ độ ẩm. Trước khi ngành mỹ phẩm có những bước tiến vượt trội như hiện nay với các công dụng chống lão hóa, làm trắng, chống nắng, làm săn chắc... được thêm vào thì những món mỹ phẩm cổ xưa nhất đều rất coi trọng nhiệm vụ dưỡng ẩm cho làn da. Cũng như toàn bộ cơ thể, da cần nước để duy trì sức sống, sự đàn hồi và vẻ đẹp từ trong ra ngoài. Thế nhưng theo thời gian, tuổi tác cộng với những ảnh hưởng xấu từ môi trường, độ ẩm trong da không còn được như lúc ban đầu.
Mỗi khi nhìn vào danh sách thành phần của mỹ phẩm, hẳn rất nhiều người cảm thấy băn khoăn vì không thể hiểu rõ công dụng của từng chất. Rất nhiều chất có công dụng dưỡng ẩm được sử dụng trong ngành mỹ phẩm nhưng trong đó, Glycerin, Ceramides, Urea, Hyaluronic acid, Axit lactic, Petrolatum là những cái tên phổ biến nhất.
1. Glycerin
Glycerin hoạt động như một cái máy hút. Nó sẽ hút nước từ không khí xung quanh và bổ sung vào da bạn. Vì vậy, với những loại mỹ phẩm có chứa Glycerin, thời điểm tốt nhất để sử dụng là ngay sau khi tắm, khi không khí xung quanh bạn vẫn còn độ ẩm cao của hơi nước. So với các thành phần dưỡng ẩm khác, Glycerin có giá thành khá rẻ, và tạo cảm giác mượt mà trên da, bạn có thể trang điểm lên trên ngay sau đó. Do vậy, nó được sử dụng khá phổ biến trong nhiều loại kem dưỡng ẩm cho cả mặt và cơ thể.
2. Ceramides
Nếu bạn muốn có một làn da bóng khỏe, hoặc muốn giảm thiểu ngay sự khô, ngứa, thì Ceramides là một thành phần rất phù hợp. Ceramides là chất béo được tìm thấy trong làn da tự nhiên. Nhiệm vụ của nó là tạo một lớp màng giữ nước cho da từ bên trong, để da không bị khô. Vì vậy, Ceramides tăng cường độ ẩm tự nhiên của da và dễ dàng hấp thụ.
3. Urea
Urea tổng hợp là nguyên liệu có thể tẩy tế bào chết và dưỡng ẩm cho da cùng một lúc. Vì vậy nó rất phù hợp để us73 dụng trong các sản phẩm chăm sóc vùng da thô sần của cơ thể như gót chân, khuỷu tay. Vì da chúng ta luôn có lớp tế bào chết trên bề mặt, nên rất nhiều thành phẩm dưỡng ẩm chỉ có thể ở trên bề mặt chứ không thể thẩm thấu sâu vào bên trong. Vì thế Urea giống như một chất giúp phá vỡ "lớp ngăn" này và để các thành phần giữ ẩm khác trong mỹ phẩm có thể thâm nhập tốt hơn.
4. Hyaluronic acid
Nếu có làn da nhiều nếp nhăn, lão hóa, thì Hyaluronic acid là sự lựa chọn phù hợp nhất dành cho bạn. Phân tử của axit này sẽ nở ra khi nó hấp thụ nước, và làm đầy những rãnh nhăn tại chỗ đó. Tuy nhiên đây là một chất có giá thành khá đắt nên đa phần các nhà sản xuất chỉ cho một nồng độ thấp trong mỹ phẩm của mình. Vì vậy, nếu muốn tối đa hóa công dụng, bạn nên tìm các sản phẩm có liệt kê Hyaluronic acid ở ngay phần đầu trong danh sách thành phần.
5. Acid Lactic
Lactic Acid có rất nhiều trong sữa chua
Vừa tẩy tế bào chết, vừa có công dụng dưỡng ẩm, đây là một thành phần rất quen thuộc vì nó có rất nhiều trong sữa chua, dấm ăn. Ngoài việc tìm những sản phẩm có ghi thành phần này, bạn cũng có thể dùng chính sữa chua không đường để mát xa da sau khi tắm rồi xả sạch nước. Da bạn sẽ vừa được tẩy tế bào chết, vừa được dưỡng ẩm, giúp các loại kem dưỡng sau đó thẩm thấu tốt hơn. 1 ngày sau khi dùng Acid Lactic, bạn nên hạn chế ra nắng vì da bạn sẽ nhạy cảm với tia UV hơn một chút.
6. Petrolatum
Vaseline (còn được gọi là kem chống nẻ) là loại mỹ phẩm chứa thành phần Petrolatum cao.
Đây là một thành phần có trong dầu mỏ. Petrolatum khá dày và nặng, điều đó đồng nghĩa với việc nó sẽ khó thấm vào da mà sẽ tạo thành một lớp màng chống lại sự bay hơi và mất nước từ trong da ra ngoài môi trường. Ngoài ra, nó còn có thể lấp đầy những vết nứt, rãnh trên làn da bị khô, nứt nẻ. Tuy khi thoa lên da khá nhờn, nhưng Petrolatum hoạt động hiệu quả nhất khi để qua đêm. Mặc dù còn nhiều tranh cãi về độ lành tính của Petrolatum trên da nhưng đây là một chất được sử dụng rất nhiều trong các loại mỹ phẩm, phổ biến nhất là lọ Vaseline quen thuộc với nhiều cô gái. Những ai có làn da nhạy cảm nên hạn chế dùng Petrolatum hoặc chỉ dùng trên tay và cơ thể, không dùng trên mặt.
Theo phunuvagiadinh
Sự thật về lớp mỡ thành bụng Bên dưới làn da của bất kỳ ai cũng có một lớp mỡ mỏng. Bên cạnh đó, chúng ta còn có lớp mỡ khác nằm sâu bên trong, xung quanh tim, phổi, gan và ruột, gọi là lớp mỡ nội tạng - liên quan đến các bệnh lý tim mạch, ngay cả đối với những người gầy. Như vậy, với người gầy, lớp...