Cách làm thịt xiên nướng ngon như ngoài hàng
Thịt xiên mềm, bóng đẹp, mùi thơm các gia vị đầy “mê hoặc”, dùng ăn chơi hay ăn kèm bún đều rất phù hợp trong tiết trời lạnh.
Nguyên liệu
800 – 900 g thịt vai đầu giòn hoặc thịt ba chỉ
4 cây sả
4 củ hành khô
4 tép tỏi
1/2 quả chanh
Sữa đặc
Nước tương (xì dầu),
Video đang HOT
Đường
Nước hàng
Dầu điều (hoặc bột điều),
Dầu ăn, dầu mè.
Xiên tre
Vừng trắng (tùy chọn)
Cách làm
Sơ chế và ướp thịt: Thịt lợn vai đầu giòn rửa sạch, thấm khô hoặc để ráo nước, thái miếng khoảng 0,5cm (không nên thái mỏng sẽ bị khô tóp lại khi nướng, cũng không nên thái dày sẽ lâu ngấm gia vị).
Ướp thịt với 2 thìa canh dầu hào, 2 thìa canh nước hàng, 2 thìa canh dầu ăn, 2 thìa canh nước mắm ngon, 1 thìa canh nước tương (xì dầu), 1 thìa canh sữa đặc có đường, 1 thìa canh đường, 1 thìa canh mật ong, 2 thìa cà phê hạt tiêu, 1-2 thìa cà phê dầu mè (sẽ thơm hơn), 1 thìa cà phê bột điều (hoặc 1 thìa canh dầu điều).
Sả, hành khô, tỏi giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt cho vào ướp thịt (nếu có bột tỏi, bột hành, bột sả sẽ tiện hơn). Đeo găng tay bóp, trộn đều gia vị, bọc màng bọc thực phẩm để ngăn mát tủ lạnh ướp tối thiểu 2 giờ, nếu để ướp qua đêm sẽ ngon hơn.
Ngâm xiên tre vào nước trước 30 phút để khi nướng không bị cháy.
Xiên thịt: Thịt sau khi ướp đủ thời gian, thêm 1 thìa canh nước cốt chanh và mè trắng (vừng trắng, tùy chọn) vào đảo đều. Lần lượt xiên thịt vào xiên tre với nạc mỡ xen kẽ, nếu miếng nào dài thì gập đôi, dàn ra để thịt chín đều khi nướng. Phần nước ướp còn dư thì giữ lại, thêm 2 thìa canh mật ong, 2 thìa canh dầu điều (hoặc dầu ăn), 1 thìa canh dầu hào trộn đều, dùng để phết lên thịt khi nướng giúp tạo độ bóng và lên màu đẹp.
Nướng thịt: Bạn có thể nướng thịt bằng lò nướng, nồi chiên không dầu, nhưng ngon nhất là bằng than hoa. Phết nhẹ lớp dầu ăn lên vỉ nướng, xếp lần lượt xiên thịt lên dàn đều ra. Nếu dùng lò nướng thì cho thêm nước vào khay đen (hoặc lót giấy bạc), bật trước lò 10 phút ở 180- 200 độ, sau đó cho vỉ nướng xếp thịt xiên vào. Sau 10 phút, lấy thịt ra, quết hỗn hợp nước sốt ở trên. Lặp lại lần nữa, trở (lật) xiên thịt, quết rồi nướng cho tới khi thịt chín vàng, hơi sém là được. Tổng thời gian khoảng 35 – 40 phút. Với nồi chiên không dầu, bạn cũng căn chỉnh nhiệt độ và thời gian như trên.
Yêu cầu thành phẩm: Thịt xiên mềm, vị mặn – ngọt hài hòa, bóng đẹp, mùi thơm các gia vị đầy “mê hoặc”, dùng ăn chơi hay ăn kèm bún đều rất phù hợp trong tiết trời lạnh.
Chú ý:
Nên chọn thịt vai đầu giòn hoặc ba chỉ phần nhiều nạc để không bị khô khi nướng.
Sả, tỏi, hành khô rửa sạch, bóc vỏ rồi giã để vắt hoặc ép lấy nước cốt cho vào ướp. Làm như vậy để thịt không bị cháy khi nướng. Nếu có bột tỏi, bột hành, bột sả thì sẽ tiện hơn.
Không dồn hay xiên thịt nhiều quá sẽ làm thịt khó chín, chín không đều khi nướng.
Có một Hà Nội trong hương sung rất khác
Tôi từng nghe kể về vị sung chua ngọt trong món xổi thơm lừng hương Hà Nội. Thế nhưng, ẩm thực thủ đô lại níu giữ hồn tôi bởi món ruốc sung vừa quen vừa lạ được biến tấu đậm vị miền Trung.
Món ruốc sung - NGÂN CHÂU
Tôi vẫn nhớ rõ lần đến Hà Nội năm ấy, chị - người con gái thủ đô "thứ thiệt" vừa cười giòn giã, vừa nói: "Em ăn ruốc sung bao giờ chưa? Sung Hà Nội, nhưng vị miền Trung, đảm bảo em không bao giờ quên".
Tôi năm ấy 25 tuổi, chưa từng nếm thử vị sung trong đời. Những gì tôi biết về trái sung chỉ là một trong ngũ quả, thường được thờ cúng vào những dịp đặc biệt.
Thi thoảng, trong vài mẩu chuyện kể, tôi nghe đâu đó món sung muối xổi chua chua, cay cay đậm đà. Ở Đà Nẵng của tôi, việc chế biến và ăn trái sung khá xa lạ. Thế nên, lúc nghe chị nhắc đến món ruốc sung theo khẩu vị miền Trung, trong tôi dâng lên chút tò mò thú vị.
Món ruốc sung thành phẩm của chị có màu nâu sẫm, thơm lừng mùi sả, gừng và hạt mè (vừng) rang chín.
Sung tươi, chị chọn những quả chớm già, rửa qua 3 lần nước sạch, vớt ra, để ráo. Chị dùng dao cắt sung thành những lát mỏng.
Chị rửa 1 củ gừng nhỏ, vài tép tỏi.
Tất cả nguyên liệu được bỏ chung vào máy sinh tố, xay thật nhuyễn.
Một ít dầu ăn được tráng sơ mặt chảo chống dính, chị lấy vài củ hành tăm (củ nén) đập dập để phi thơm dầu. Củ nén vừa chuyển vàng, dậy mùi, chị cho tất cả sung đã xay vào chảo cùng một ít gia vị: muối, hạt tiêu, hạt nêm và bắt đầu đảo đều trên lửa nhỏ.
Khoảng thời gian chờ sung rút nước, săn lại, chị kể nhiều về những món ngon Hà Nội từng xuất hiện trong gian bếp nhà chị với hương vị miền Trung, miền Nam xen kẽ. Chị nói "ẩm thực Việt Nam đa dạng thế, không biến tấu và kết hợp thì tiếc lắm em ạ".
Tôi thích suy nghĩ của chị, cũng như thích vị ruốc sung thơm lừng khắp gian bếp vào khoảnh khắc ấy.
Sung sau khi đã khô, tơi ra và săn lại, chị đổ hết ra thau i-nox. Khi sung nguội, chị bỏ vào hộp, trữ tủ lạnh và dùng dần nhiều bữa. Mỗi bữa ăn, chị xúc tầm 3 - 4 muỗng lớn, kết hợp với sả thơm, hoặc có thể thêm nghệ tươi nếu muốn.
Sả tươi khoảng 5 - 6 cây, chị đập dập, vằm nhỏ. Nghệ tươi rửa sạch, giã nát. Cả hai thứ ấy khử thơm với dầu nóng, thêm ít bơ lạt để kích mùi thơm và vị béo trước khi cho ruốc sung đã sơ chế vào. Tùy khẩu vị ăn mặn hay nhạt để thêm gia vị cho vừa miệng.
Sung và sả, nghệ sẽ quện vào nhau, ươn ướt, mềm mềm; cùng với những hạt mè rang vàng thơm, dậy lên mùi vị khó tả.
Nhìn ánh mắt của chị khi thấy tôi vừa cười vui, vừa thưởng thức ruốc sung với cơm nóng, tôi chợt hiểu "giá trị ẩm thực đến từ tấm lòng của người nấu nướng, chẳng đâu xa".
Thế mới biết, Hà Nội nức tiếng với biết bao món ngon, cũng có lý do của riêng nó!!
Bún bò cà chua Món bún dễ làm này bạn có thể trổ tài để cả nhà được thưởng thức vào bữa sáng, rất ngon và đảm bảo dinh dưỡng. Nguyên liệu Cà chua: 3 trái Thịt bò băm: 200 g 1 củ sả 1 tép tỏi 1 củ hành ta băm nhỏ, dầu ăn, muối, tiêu, nước mắm, hành ngò cắt nhỏ. Ớt tươi, cắt lát...