Cách làm thịt lợn muối chua, mặn, xông khói ngon, để lâu, không bị váng
Cách làm thịt lợn muối chẳng mấy khó nhưng thời gian chế biến có hơi lâu. Thế nhưng nhiều gia đình vẫn lựa chọn làm món ăn này để chuẩn bị gia đình vào dịp Tết đến Xuân về.
Theo quan niệm dân gian xưa, lợn là con vật tượng trưng cho sự sung túc, no đầy nên ngày đầu Xuân đi chúc Tết mà được gia chủ mời ăn thịt lợn thì công việc cả năm sẽ thuận lợi, suông sẻ. Món ăn này tùy vào văn hóa của mỗi miền mà cách muối sẽ khác nhau, cùng webnauan.vn tìm hiểu xem có những cách muối nào nhé.
1. Cách làm thịt heo muối chua ngâm nước mắm giấm đường
Trong những ngày Tết, thịt lợn muối được xem là món ăn truyền thống không thể thiếu, đặc biệt là những tỉnh vùng cao, vì thế mà cách làm món ăn này được nhiều người quan tâm. Thịt lợn nếu muối đúng cách không chỉ khiến món ăn ngon hơn, mà còn bảo quản được lâu. Nếu
1.1. Nguyên liệu
700 gram thịt ba chỉ
1 củ gừng
2 củ tỏi
Ít tiêu đen
Nước mắm, đường và giấm
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món thịt lợn muối chua. Ảnh: Internet
1.2. Hướng dẫn cách làm thịt lợn ngâm nước mắm giấm muối chua mặn
1.2.1. Cách sơ chế thịt ba chỉ không bị hôi và luộc ngon mềm
Thịt ba chỉ mua về, rửa sạch và cắt thành những miếng dài to. Sau đó cho thịt vào chần sơ qua nước sôi để loại bỏ mùi hôi. Vớt thịt ra, rửa sạch và cho vào nồi luộc chín.
Lưu ý: Đổ ngập nước để thịt được chín đều và không bị đen. Bạn cho thêm ít đầu hành trắng, gừng cắt lát, 2 muỗng canh hạt nêm và 1 muỗng cà phê muối hột. Cách này giúp miếng thịt thơm và đậm đà hơn.
Luộc chín thịt với đầu hành trắng và gừng tươi cho thơm. Ảnh: Internet
Trong thời gian đun, bạn thường xuyên vớt bọt ra ngoài nhé. Bạn có thể tham khảo cách luộc thịt heo ngon để nắm bắt bí quyết luộc thịt mềm.
Lưu ý: Thịt tươi và sạch thường rất ít nổi bọt. Vì thế khi chọn thịt về muối chua, bạn nên chọn thịt vừa làm.
Thịt chín, lấy thịt ra ngoài, cho vào thau nước sôi để nguội có pha loãng với ít nước cốt chanh, rửa sạch và để thật ráo.
Vớt thịt rửa với chanh và để ráo. Ảnh: Internet
1.2.2. Cách làm thịt lợn muối chua với nước giấm pha mắm
Cho 300 ml nước mắm, 300 gram đường vàng, 400 ml nước và 1 muỗng cà phê giấm ăn vào nồi và đun sôi. Kế đến bạn cho thêm ít ớt, tiêu, gừng tỏi cắt lát vào để nấu nước mắm thơm hơn. Nước mắm sôi khoảng 5 phút, tắt bếp và để nguội.
Nấu nước mắm với hỗn hợp gừng tỏi ớt và tiêu. Ảnh: Internet
Chuẩn bị một hũ thủy tinh sạch, xếp thịt và trút nước mắm vào, múc luôn cả hỗn hợp tỏi gừng ớt vào. Đậy kín nắp và bảo quản thịt ba chỉ ngâm giấm mắm ở nhiệt độ phòng khoảng 5 đến 7 ngày là có thể ăn được.
Bảo quản thịt trong hũ thủy tinh khoảng 3 đến 5 ngày là có thể ăn được. Ảnh: Internet
2. Cách làm thịt lợn muối xông khói Trung Quốc
Thịt lợn muối xông khói mặc dù là món ngâm phổ biến ở các nước phương Tây nhưng ít ai biết rằng Trung Quốc là nơi đầu tiên tạo ra món ăn này. Thịt lợn muối xông khói ra đời từ khoảng 3000 năm trước, được xem là món thịt lâu đời nhất thế giới. Ngày nay, thịt xông khói không chỉ góp mặt trong những món ăn mặn mà chúng còn phổ biến ở cả những món kem, bánh nướng, thậm chí là kẹo,…Dưới đây, bài viết sẽ bật mí cho bạn công thức làm thịt xông khói muối nổi tiếng này.
2.1. Nguyên liệu
500 gram thịt ba chỉ
240 ml hắc xì dầu
80 ml rượu Thiệu Hưng
1 củ gừng
2 cái hoa hồi
2 lá nguyệt quế
1 miếng thanh quế
1 muỗng cà phê hạt tiêu
120 ml nước tương
1 muỗng canh đường trắng
2 muỗng canh rượu trắng
2.2. Hướng dẫn cách làm thịt lợn ba chỉ muối xông khói kiểu Trung Quốc
Chuẩn bị một nồi nhỏ, cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị gồm 240 ml hắc xì dầu, 80 ml rượu Thiệu Hưng, 120 ml nước tương, 1 củ gừng thái lát, 2 lá nguyệt quế, 2 cái hoa hồi, 1 muỗng cà phê hạt tiêu, 1 miếng thanh quế và 1 muỗng canh đường vào, trộn đều và bắc lên bếp đun sôi khoảng 2 đến 3 phút. Tắt bếp và để nguội. Sau đó cho thêm 2 muỗng canh rượu trắng vào và khuấy đều.Thịt ba chỉ rửa sạch, cắt thành những dải thịt dài rồi để ráo. Hoặc, bạn dùng giấy ăn thấm cho khô nước. Cho thịt vào túi zip cùng với hỗn hợp nước ướp, lắc đều để thịt ngấm đầy đủ gia vị. Kéo khóa kín túi zip và đặt vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 3 ngày.
Sơ chế và ướp thịt ba chỉ. Ảnh: Internet
Đủ thời gian, lấy thịt ra ngoài, buộc vào sợi dây và đem treo lên phơi từ 5 đến 7 ngày với nắng to. Khi lớp da bên ngoài khô cứng, bạn có thể đem vào, cắt thành những lát mỏng rồi rang hoặc hấp chín, ăn với cơm trắng rất ngon. Cách làm món thịt xông khói này sẽ giúp bạn bảo quản được lâu hơn.
Phơi thịt ngoài trời nắng to khoảng 5 đến 7 ngày là có thể ăn được. Ảnh: Internet
Thịt lợn muối xông khói sau khi phơi đủ nắng bên ngoài da giòn rụm nhưng bên trong vẫn giữ được vị béo thơm của thịt ba chỉ. Ảnh: Internet
3. Cách làm thịt lợn muối nước mắm ngon kiểu miền Trung
Thịt lợn muối nước mắm là món ngon ngày Tết phổ biến ở miền Trung. Hầu như nhà nào cũng muối một hũ thịt thật to, vừa dùng để biếu vừa để đãi khách trong nhà. Cách làm thịt ngâm nước mắm đậm đà, ăn kèm với cơm trắng hay bánh mì cũng đều rất ngon.
3.1. Nguyên liệu
1 kg thịt8 cái hoa hồi
1 củ gừng
1 củ tỏi
1 củ hành
Nguyên liệu làm nước mắm ngâm thịt:
30 ml giấm,
3 chén nước mắm ngon
3 chén đường trắng và
Video đang HOT
6 chén nước lọc (dùng nước mắm, đường và nước lọc theo tỉ lệ 1:1:2)
Lưu ý: Bạn nên chọn loại nước mắm có 40 độ đạm để miếng thịt muối làm ra giữ được lâu và thơm hơn. Ngoài ra, dùng đường cát vàng cũng sẽ ngon hơn đường cát trắng.
3.2. Hướng dẫn cách làm thịt lợn muối nước mắm ngon
3.2.1. Sơ chế thịt lợn
Thịt làm sạch, cắt miếng bự dọc theo chiều dài của thịt. Bắc một nồi nước lọc lên bếp, cho hành và gừng thái lát cũng thịt vừa sơ chế vào. Lưu ý, nước phải ngập mặt thịt từ 1 đến 2 cm, như vậy thịt luộc ra mới chín đều và không bị hồng đào.
Luộc chín thịt với gừng và hành tím cho thơm. Ảnh: Internet
Trong thời gian đun thịt, vớt bọt trắng nổi lên trên. Đồng thời nếu nước cạn bạn châm thêm nước lọc cho ngập mặt thịt. Cách này giúp thịt không bị đen. Một mẹo nhỏ giúp miếng thịt của bạn có màu trắng đẹp mắt là cho phần da nằm bên dưới. Sau 15 phút, thịt chín vớt ra ngoài để nguội và ráo nước.
Vớt bọt trắng nổi trên mặt thịt. Ảnh: Internet
3.2.2. Cách nấu nước mắm ngâm thịt lợn muối
Bắc thêm một nồi sạch khác lên bếp, cho nước mắm, đường và nước vào, thêm giấm khuấy đều. Đun hỗn hợp với lửa vừa đợi sôi.
Nấu nước mắm, đường và nước theo tỉ lệ 1:2:2. Ảnh: Internet
Nước mắm gần sôi bạn hạ lửa nhỏ để tránh trường hợp nước mắm sôi bùng và tràn ra ngoài. Thường xuyên vớt bọt trắng để nước mắm có màu trong hơn. Sau khi đun được 5 phút, bạn cho hoa hồi và tỏi đã cắt lát vào. Đun thêm 5 phút thì tắt bếp, để nguội.
3.2.3. Cách làm thịt lợn muối nước mắm miền Trung
Chuẩn bị một hũ đã được rửa sạch, xếp hết thịt vào trong, sau đó trút nước mắm vào. Đậy kín nắp và để khoảng 3 ngày là có thể ăn được.
Cho thịt và nước mắm vào hũ thủy tinh sạch để muối. Ảnh: Internet
Ngoài ra trong thời gian ngâm thịt, do làm từ ba rọi nên sẽ có lớp mỡ nổi lên trên. Bạn dùng một bao nilon nhỏ, sạch, nhúng nilon vào trong hũ thịt muối, mỡ sẽ tự động bám vào. Như vậy bạn đã có được hũ thịt heo muối trong vắt.
Thịt lợn muối nước mắm bạn có thể cuốn kèm với rau sống hoặc ăn với bánh mì đều ngon. Ảnh: Internet
4. Cách làm thịt heo muối chua bằng thính gạo
Thịt muối chua bằng thính gạo là món ăn quen thuộc ở những tỉnh thành phía Bắc, đặc biệt là vùng cao. Thịt lợn muối bằng phương pháp này rất tiện lợi, không những bảo quản được lâu mà khi ăn bạn cũng không cần phải chế biến lại. Thịt mềm ngọt quyện với bì dai và thính gạo bùi bùi ăn rất ngon miệng.
4.1. Nguyên liệu
500 gram thịt mông
500 gram bì heo có cả mỡ1 củ tỏi
1 quả ớt200 gram thính
Gia vị nêm nếm
4.2. Hướng dẫn cách làm thịt lợn muối chua bằng thính gạo
Phần thịt nạc mông rửa sạch, lọc bỏ mỡ và gân, sau đó cắt thành những khổ lớn. Bì heo rửa sạch bằng nước muối pha loãng, cho lên bếp nướng sơ để da heo săn lại.Bắc một nồi nước lên bếp, cho phần thịt nạc vai và bì heo vào luộc chín. Lưu ý, thịt nạc vai chỉ luộc 7 phần chín. Tức là từ lúc sôi, bạn chỉ để lửa khoảng 3 phút thì tắt bếp. Vớt ra ngoài và để nguội và cắt lát mỏng. Tương tự, bì heo cũng thái thật mỏng để nhanh thấm gia vị.
Luộc thịt và bì heo. Ảnh: Internet
Cho 1/2 muỗng cà phê muối, 3 muỗng cà phê bột ngọt và tỏi ớt băm nhuyễn vào hỗn hợp thịt và bì, trộn đều và dùng tay bóp mạnh để ngấm gia vị. Sau đó cho thính vào và tiếp tục trộn đều.
Trộn thịt và bì heo với thính cùng gia vị. Ảnh: Internet
Chuẩn bị một hũ thủy tinh sạch, cho hỗn hợp thịt và bì heo vào, nén càng chặt càng tốt. Cách này tránh được không khí lọt vào và thời gian lên men sẽ nhanh hơn. Sau đó bạn chèn lá ổi lên trên, đậy kín nắp và để ở nhiệt độ phòng từ 2 đến 3 ngày là có thể dùng được. Cách cho lá ổi lên trên sẽ giúp món thịt muối thơm hơn rất nhiều. Nếu lượng thịt muối quá nhiều, bạn có thể cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản được lâu hơn.
Cho thịt vào hũ và chèn lá ổi lên trên. Ảnh: Internet
Bảo quản sau 2 đến 3 ngày bạn đã có thể thưởng thức được món thịt muối bằng thính này. Ảnh: Internet
5. Ăn thịt lợn muối có tốt cho sức khỏe không?
Thịt muối là món ăn phổ biến và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên đây lại là nguồn thực phẩm có hại đối với người mắc bệnh về dạ dày hoặc ung thư dạ dày. Khi mắc bệnh, các chức năng của cơ thể trở nên kém hơn trước rất nhiều, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Trong khi đó, các loại thịt đỏ thường khó tiêu khiến hệ tiêu hóa làm việc quá sức dẫn đến mất sức và suy yếu các chức năng khác. Bên cạnh đó, khi những loại thịt này được lên men bằng cách muối sẽ ẩn chứa những vi sinh vật và lượng muối có hại cho sức khỏe người bệnh.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học cũng cho thấy, thực phẩm lên men có khả năng tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tương đương như rượu, thạch tín và thuốc lá. Do đó, thịt muối bạn chỉ nên ăn một lượng vừa phải, không nên thường xuyên sử dụng để tránh gây hại cho sức khỏe. Với bệnh nhân ung thư dạ dày thì nên tuyệt đối loại bỏ món này ra khỏi thực đơn bữa ăn.
Trên đây là những cách làm thịt lợn muối vừa ngon vừa bảo quản được lâu. Ngày Tết, nếu chưa biết làm món ngon đãi tiệc đầu năm nào thì có thể thực hiện món này mời khách nhé. Thịt muối giòn giòn béo béo hòa quyện với nước mắm chua ngọt gừng ớt thơm cay có thể ăn kèm với rau sống hoặc cơm trắng đều ngon. Lưu ý, không nên sử dụng món này quá thường xuyên nhé, lượng muối trong thịt cao sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là người mắc các bệnh về dạ dày và tim mạch.
Cách làm sốt trộn mì khô ngon đúng chuẩn của người Hoa
Cách làm sốt trộn mì khô ngon kiểu người Hoa được đặc trưng bởi sự kết hợp nước tương, xì dầu, xốt tương ớt, tạo nên hỗn hợp có hương vị hài hòa rất riêng.
Ngoài công thức gia truyền của người Hoa, bạn còn có cơ hội thưởng thức các món mì khô trộn nước sốt của nhiều nền ẩm thực khác - như mì khô spaghetti của Ý, mì soba lạnh của Nhật,...Điều quan trọng là mỗi món mì khô sẽ ăn kèm với một hương vị nước sốt riêng, tạo nên vẻ đẹp của sự đa dạng trong ẩm thực nói chung, trong văn hóa nói riêng của từng quốc gia. Để học cách làm nước sốt mì khô ngon đúng chuẩn nhiều kiểu, không cần đi đâu xa, bạn hãy lướt xuống bài viết sau để nhặt lấy ngay "bí kíp" mà chia sẻ nhé.
1. Cách làm nước sốt mì khô đúng chuẩn của người Hoa
1.1. Nguyên liệu
Cách làm mì khô của người Hoa thơm ngon là nhờ công thức pha nước sốt trộn cùng. Trong đó, thành phần chủ yếu tạo nên hương vị đặc trưng của nền ẩm thực lớn bậc nhất châu Á này là xì dầu, nước tương, giấm. Để tự thực hiện nước sốt này tại nhà, hãy chuẩn bị các nguyên liệu dễ tìm như sau:
Nửa muỗng canh dầu ăn
Nửa muỗng canh dầu mè
20 gram hành khô bóc vỏ, thái lát nhỏ
20 gram tôm khô
6 cái nấm hương khô
60 ml rượu Thiệu Hưng
60 ml nước tương
60 ml nước trắng
40 gram đường phèn
60 ml giấm trắn
g60 ml hắc xì dầu
1.2. Cách làm nước sốt trộn mì khô từ nấm hương, tôm khô
1.2.1. Sơ chế tôm khô, nấm hương nấu nước sốt trộn mì khô
Cho nấm hương khô vào tô sạch, đổ nước đun sôi vào nửa tô nước. Ngâm nấm hương cho đến khi mềm và nở ra là được. Sau khi mềm, vớt nấm hương ra để ráo nước, giữ lại nước ngâm.
Bước ngâm nấm hương khô với nước đun sôi cho nở mềm. Ảnh: Culinary Frank's Food Channel
Cho tôm khô vào chén nước ấm, ngâm 10 phút. Sau khi ngâm, tôm khô mềm, bạn đổ nước ngâm cho sạch bụi bẩn. Để tôm khô ráo nước trước khi chế biến nước sốt.
1.2.2. Cách làm sốt trộn mì khô kiểu người Hoa từ tôm khô, nấm hương
Cho cả dầu mè và dầu ăn vào nồi nhỏ, bật lửa lớn đun nóng.Cho hành khô thái lát vào nồi dầu, đảo đều để phi thơm.Cho tôm khô, nấm hương vào nồi, xào đều cho chín mềm.5 phút sau, bạn cho rượu Thiệu Hưng vào nấu chung với nấm, tôm. Đợi sôi, bạn đổ phần nước ngâm nấm hương vào nấu cùng.Thêm hắc xì dầu vào nồi, đun sôi.Cho nước tương vào nồi nước sốt, đun sôi lần nữa thì thêm nước lọc và đường phèn vào đun cùng.
Các bước nấu nước sốt trộn mì khô của người Hoa. Ảnh: Culinary Frank's Food Channel
Sốt sôi, đổ giấm trắng vào, khuấy đều, nấu sôi lần nữa thì tắt bếp.Giờ thì cần lọc riêng nước sốt ra và trộn cùng mì khô đã trụng mềm, thịt bằm xào là có thể thưởng thức được ngay nhé.
Trộn nước sốt nấm hương, tôm khô vừa nấu với mì khô và thưởng thức. Ảnh: Culinary Frank's Food Channel
2. Cách làm sốt bơ đậu phộng trộn mì khô kiểu Thái
2.1. Nguyên liệu
Nguyên liệu nước sốt: 1/4 chén nước tương, 1/4 chén tương ớt, 3 muỗng canh dầu mè, 2 muỗng canh bơ đậu phộng, 2 muỗng canh giấm gạo, 1 muỗng canh dầu ớt cay, 4 tép tỏi băm nhỏ, nước cốt 1 trái chanh bỏ hột.
Nguyên liệu làm mì trộn kiểu Thái: 450 gram mì ống sợi dài, 1 trái ớt chuông rửa sạch thái nhỏ, 1 chén cà rốt gọt vỏ thái nhỏ, 1 bó rau mùi cắt nhỏ, nửa chén hành lá cắt nhỏ, nửa củ hành đỏ bóc vỏ thái nhỏ
2.2. Cách làm mì khô trộn sốt bơ đậu phộng kiểu Thái Lan
Trụng mì với nước sôi cho mềm ra, rồi xả lại với nước lạnh cho dai.Trong chén vừa, bạn trộn tất cả nguyên liệu làm nước sốt bơ đậu phộng với nhau, đánh cho thành hỗn hợp mịn như kem, để qua một bên.
Bạn khuấy nguyên liệu làm sốt bơ đậu phộng đến khi mịn. Ảnh: Internet
Trộn mì đã trụng với các nguyên liệu rau củ còn lại trong tô sạch. Sau đó, rưới đều nước sốt bơ đậu phộng lên, trộn đều. Bạn có thể thưởng thức món mì trộn Thái Lan sốt cay này ngay hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh nửa tiếng sau đem ra dùng nhé.
Trộn sốt bơ đậu phộng với mì khô, nguyên liệu rau củ là có thể thưởng thức đúng vị kiểu Thái. Ảnh: Grilled Cheese Social
3. Cách nấu sốt đậu đen trộn mì khô Jajangmyeon (hoặc Udon) kiểu Hàn
3.1. Nguyên liệu
Jajangmyeon là món mì khô trộn nước sốt được yêu thích nhất tại Hàn Quốc. Một số người thích dùng nước sốt trộn mì Jajangmyeon ngọt hơn một chút. Trong khi đó, số khác lại không thích xốt ngọt và có vị mặn hài hòa. Nếu yêu thích món ăn Hàn Quốc này, hãy thử nấu nước sốt đậu đen theo công thức "gia truyền" dưới đây để tự trộn với mì Jajangmyeon tại nhà nhé. Tùy khẩu vị, bạn có thể điều chỉnh nguyên liệu nấu xốt loãng hoặc đặc đều được.
340 - 400 gram mì Jajangmyeon tươi (hoặc mì Udon) đã trụng nước sôi, vớt ra để thật ráo
1 miếng thịt nạc heo không xương (dày khoảng 4 - 5 cm), cắt thành từng miếng nhỏ cỡ 2,5 cm
1 muỗng canh rượu Mirin
Ít muối ăn, tiêu đen xay (để nêm nếm)
Dầu thực vật
1 củ hành tây vừa gọt vỏ và thái hạt lựu
1 chén bắp cải xanh rửa sạch, cắt nhỏ5 muỗng canh sốt bột đậu đen rang Hàn Quốc Jjajang
1 muỗng canh đường trắng
1 muỗng canh dầu hào
1 chén nước dùng gà
1/2 chén bột ngô hòa tan trong
2 muỗng canh nước lọc
1 trái dưa leo rửa sạch, thái miếng dài mỏng như que diêm
Bạn có thể mua mì tươi Jajangmyeon Udon trong các cửa hàng tạp hóa, siêu thị khắp cả nước. Ảnh: Internet
3.2. Cách làm sốt đậu đen trộn mì khô Jjajangmyeon của Hàn Quốc
Trộn thịt heo đã sơ chế sạch và ráo nước với rượu Mirin, thêm muối, tiêu xay vào, ướp 5 - 10 phút.Làm nóng 1 muỗng canh dầu ăn trong chảo lớn. Cho thịt lợn đã ướp gia vị vào chảo, đảo đều cho săn chín lại, rồi chuyển ra dĩa riêng.Thêm nửa muỗng canh dầu ăn vào chảo trên, cho hành tây, bắp cải vào xào đều. Nấu đến khi các loại rau mềm ra khoảng 5 phút thì tắt bếp, chuyển rau xào qua dĩa riêng.Bắc nồi nước lên bếp, đun sôi. Thêm bột đậu đen rang, dầu hào và đường vào nồi, khuấy đều cho đến khi tạo thành hỗn hợp nước xốt sền sệt là được.
Các bước xào thịt heo và nấu với nước sốt đậu đen. Ảnh: Spice the Plate
Đổ phần rau đã xào vào nồi nước sốt đậu đen, thêm nước dùng gà vào và đun sôi.Nấu nước sốt 3 - 4 phút nữa thì thêm hỗn hợp bột bắp hòa tan vào đun.Nấu cho xốt đặc lại thì đổ phần thịt heo xào vào nấu cùng.Nêm nếm nước xốt và điều chỉnh gia vị theo sở thích.Xếp mì Jajangmyeon vào tô, đổ phần nước sốt đậu đen đã nấu lên trên. Trang trí món mì trộn với dưa leo thái sợi và thưởng thức.
Trộn mì Jajangmyeon khô với nước sốt đậu đen thịt heo xào thưởng thức món ngon đến từ Hàn Quốc ngay nào! Ảnh: Chef Julie Yoon
4. Cách làm nước sốt trộn mì khô chay kiểu Ý
4.1. Cách làm sốt tương ớt ăn mì Ý khô chay
4.1.1. Nguyên liệu
Nước sốt trộn mì khô chay theo công thức này có vị cay mặn giống như mì Nhật Bản. Chúng có thể được ăn nóng hoặc lạnh đều ngon. Lâu lâu, nếu cảm thấy lười nấu nướng mà không muốn ra ăn ngoài, hãy thử chế biến món mì chay trộn nước sốt cay siêu ngon và đơn giản dưới đây nhé.
4 muỗng canh nước tương xì dầu (Braggs liquid aminos)
1,5 - 2,5 muỗng canh tương ớt tỏi (tham khảo cách làm tương ớt tỏi tại nhà)
2 thìa cà phê dầu mè
2 muỗng canh đường trắng
1/2 thìa cà phê tỏi băm
1/4 - 1/3 chén hành lá xắt nhỏ (chỉ lấy phần lá xanh)
227 gram mì spaghetti hoặc mì pasta đã trụng mềm, để ráo nước
Chuẩn bị nguyên liệu làm nước sốt trộn mì khô spaghetti chay. Ảnh: The Cheeky Chickpea
4.1.2. Cách làm sốt cay trộn mì khô Ý cho người ăn chay
Cho nước tương xì dầu, tương ớt tỏi, dầu mè, đường và tỏi băm vào tô nhỏ (chọn tô làm bằng chất liệu chịu nhiệt). Cho tô nước xốt vào lò vi sóng quay 30 giây, hoặc lâu hơn, đến khi đường tan hoàn toàn là được.Xếp mì vào tô, đổ nước sốt đã nấu vào, rắc hành lá lên và trộn đều, thưởng thức.
Các bước làm nước sốt cay trộn mì khô Ý đơn giản dành cho người ăn chay.
4.2. Cách làm sốt kem rau bina trộn mì Ý khô cho người ăn chay
4.2.1. Nguyên liệu
Rau bina chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp cải thiện thị lực, huyết áp khỏe mạnh, cơ bắp vững chắc, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác,...Ngoài ra, loại rau xanh này nếu được bổ sung vào thực đơn ăn uống hợp lý cho bà bầu còn giúp thai nhi phát triển lành mạnh. Công thức sốt kem rau bina ăn kèm với mì Ý chay này rất nhanh và đơn giản, chỉ tốn khoảng 8 phút.
90 gram rau bina tươi
1 nắm húng quế tươi
1 cốc nước cốt dừa loãng (240 ml)
2 muỗng canh men dinh dưỡng
1 muỗng canh tinh bột khoai tây (hoặc bột bắp)
2 tép tỏi băm nhỏ
1 thìa cà phê bột hành
1/3 - 1/2 thìa cà phê muối ăn
Nửa thìa cà phê tiêu đen xay
1 nhúm hạt nhục đậu khấu
4.2.2. Cách làm nước sốt rau bina trộn mì Ý chay
Cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên vào máy xay thực phẩm và đánh cho đến khi nhuyễn mịn.Chuyển hỗn hợp vừa xay vào nồi, bắc lên bếp với lửa lớn đun sôi. Lâu lâu, nhớ dùng muỗng đảo đều để sốt không dính đáy nồi.
Nấu sốt kem rau bina đến mịn đặc lại, lên màu xanh đẹp mắt. Ảnh: Ela Vegan
Nước xốt sôi, hạ lửa nhỏ, nấu thêm 2 phút nữa cho đặc lại.Trụng mì spaghetti, để ráo, chuyển ra tô, rưới sốt kem rau bina lên, trộn đều và thưởng thức.
Món mì spaghetti trộn xốt kem rau bina không chứa gluten, thích hợp cho người ăn chay. Ảnh: Ela Vegan
5. Cách làm sốt thịt cà chua trộn mì spaghetti khô
5.1. Nguyên liệu
Cách nấu mì Ý truyền thống thường ăn kèm sốt thịt cà chua mằn mặn, ngọt ngọt rất đặc trưng. Để làm sốt cà chua ngon đúng chuẩn, bạn có thể áp dụng công thức đơn giản nhất dưới đây:
450 gram thịt nạc bò xay (hoặc thay bằng xúc xích xay cũng được)
Ít muối ăn, tiêu đen xay
1 củ hành tây vừa bóc vỏ, cắt nhỏ
425 gram sốt cà chua
170 gram bột cà chua
Nửa thìa cà phê gia vị Ý
1 muỗng canh rau mùi tây khô
1 thìa cà phê bột tỏi
Ít bột ớt đỏ nghiền nhuyễn
1 muỗng canh sốt cay tùy chọn
1 muỗng canh đường trắng
1 cốc nước lọc
1/4 chén lá húng quế tươi
Mì spaghetti đã trụng nước sôi và để ráo nước
5.2. Cách làm mì khô spaghetti trộn sốt thịt bò cà chua
Trộn thịt bò xay với muối, tiêu đen.Bắc chảo lớn lên bếp, đun nóng. Sau đó, đổ phần thịt bò ướp gia vị cùng với hành tây vào, xào đều đến khi thịt chuyển sang màu nâu chín vừa tới thì tắt bếp.
Bước xào thịt bò xay với hành tây cắt nhỏ. Ảnh: Lauren Allen
Chắt bỏ phần dầu thừa ra ngoài.Thêm sốt cà chua, bột cà chua, gia vị Ý, rau mùi tây, bột tỏi, bột ớt đỏ nghiền, sốt cay, đường vào chảo, bật bếp lửa vừa, tiếp tục xào chung với thịt bò.Hỗn hợp sôi, bạn đổ nước lọc vào, khuấy đều.Nước sốt sôi lần nữa thì vặn lửa nhỏ nhất, đun trong nửa tiếng cho sệt lại.
Cách nấu sốt thịt bò bằm cà chua ăn mì khô spaghetti. Ảnh: Lauren Allen
Thêm húng quế băm nhỏ vào nước sốt trước khi rưới lên dĩa mì spaghetti và thưởng thức. Hương vị nước sốt này có thể áp dụng làm nui xào bò sốt cà chua cho bữa sáng đậm vị.6. Cách làm sốt mè đen trộn mì lạnh soba của Nhật
6.1. Nguyên liệu
Mì soba là món ăn lành mạnh nổi tiếng của người Nhật. Trong mì có chứa các hợp chất thực vật đem đến nhiều tiềm năng có lợi cho sức khỏe nói chung. Nhiều nghiên cứu đã chứng mình, mì soba có lợi cho lượng đường trong máu, sức khỏe tim mạch, chống viêm và phòng chống ung thư (Theo thông tin mì soba trên Healthline ). Để thưởng thức món mì này ngon nhất, bạn có thể áp dụng công thức nước sốt mè đen độc đáo và đơn giản sau nhé.
1 gói mì soba (mua trong siêu thị, cửa hàng bán đồ Nhật)
1 đầu bông cải xanh1/4 chén hạt vừng đen
Nửa chén dầu mè
2 muỗng canh đường trắng
2 thìa cà phê rượu mirin
2 muỗng canh bơ mè (tahini)
Ít hạt mè đen và vài lát bơ tươi (không bắt buộc) để trang trí
Lưu ý: Nếu không có mirin, bạn có thể thay thế bằng giấm gạo với liều lượng tương đương.
6.2. Cách làm sốt mè đen trộn mì khô soba kiểu Nhật
6.2.1. Trụng mì soba và làm sốt mè đen
Đun nồi nước sôi, cho mì soba vào nấu và khuấy đều. Mì soba mềm ra, bạn vớt qua rổ đợi ráo nước.
Phần mì soba đã trụng mềm dai. Ảnh: The Almon Dater
Bắc nồi nước khác lên bếp, rửa sạch bông cải xanh và cắt nhỏ, cho vào nồi luộc chín mềm.Sau đó, vớt bông cải luộc ra luôn.Rang hạt vừng đen cùng dầu mè trong chảo vừa với lửa trung bình. Khi hạt mè bắt đầu nóng lên, dậy mùi thơm thì vớt riêng phần hạt mè vào máy xay thực phẩm đánh nhuyễn. Tắt bếp, đổ phần dầu mè trong chảo cùng với đường, rượu mirin, bơ mè vào máy xay cùng vừng đen.
Chén sốt mè đen bơ mè sánh đặc đã chế biến. Ảnh: Julie & Kittee
6.2.2. Cách trộn mì khô soba với sốt mè đen kiểu Nhật
Trộn mì soba với bông cải xanh luộc trong tô sạch.Đổ phần nước sốt mè đen đã xay nhuyễn mịn vào tô, bắt đầu trộn đều.Rắc ít mè đen, bơ tươi lên trên tô mì và có thể thưởng thức ngay.
Trộn mì khô soba với sốt mè đen, ăn kèm với bông cải xanh luộc giúp ăn kiêng hiệu quả. Ảnh: The Almon Dater
Cách làm sốt trộn mì khô ngon tại nhà rất đa dạng, có thể sử dụng các thành phần sẵn có trong gian bếp nhà mình để pha chế nên món xốt hương vị đậm đà hợp với sở thích mỗi người. Cũng như nước chấm, nước sốt ăn kèm được mệnh danh là "linh hồn" của hầu hết các món ngon hàng ngày , nhất là những loại chế phẩm như bún, phở, mì, nui ,...Cuối tuần này, hãy đổi vị cho bữa ăn sáng của gia đình với công thức sốt trộn mì khô cực nhanh, đơn giản và độc đáo trên đây. Hoặc, bạn có thể tham khảo công thức nước xốt làm mì khô gà quay - món ăn vặt đang được các bạn trẻ cực kì yêu thích hiện nay nhé.
Đậu phụ đút lò giòn ngon lạ miệng Nhờ chế biến bằng cách nướng nên phần vỏ bên ngoài chín giòn nhưng phần bên trong lại mềm béo, thấm đẫm gia vị ngon lạ miệng.Đậu phụ đút lò giòn ngon, Nguyên liệu: - 1 miếng đậu phụ non - 5 thìa canh nước cam vắt - 2 thìa canh giấm gạo - 1 thìa canh mật ong - 1/3 thìa cà...