Cách làm sữa đậu nành lá dứa thơm lừng bổ dưỡng cho bữa sáng
Sữa đậu nành vị lá dứa không chỉ có mùi thơm mà còn có màu xanh mát mắt.
PHẦN 1: CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU
- Đậu nành 200g
- Lá dứa 1 bó
- Đường trắng
PHẦN 2: CÁCH NẤU SỮA ĐẬU NÀNH LÁ DỨA
Bước 1: Đậu nành ngâm cho mềm, vo lại nước sạch rồi để ráo nước.
Bước 2: Lá dứa rửa sạch, cắt khúc, cho vào máy xay nhuyễn lọc lấy nước cốt.
Bước 3: Cho đậu tương vào máy xay nhuyễn cùng chút nước. Dùng vải xô sạch để lọc nước đậu.
Video đang HOT
Bước 4: Cho nồi nước đậu lên bếp đun sôi thì cho nước cốt lá dứa vào khuấy đều. Đợi nước sôi lại thì tắt bếp.
Bước 5: Để nước đậu nguội bớt có thể dùng khi ấm hoặc cũng có thể để nguội rồi thêm đá. Nếu thích dùng ngọt, thêm đường theo khẩu vị.
Chúc bạn thành công!
Theo Bảo Minh Châu
Khám phá
[Chế biến] - Ngó sen nhồi gạo nếp mật ong thơm ngọt cho mâm cơm dịp lễ Vu Lan
Củ sen nhồi gạo nếp vừa giòn thơm lạ miệng, lại có hương vị ngọt thanh dễ chịu. Chỉ mất chút thời gian là bạn đã có ngay một món chay ngon lành và vô cùng bổ dưỡng cho mâm cỗ ngày Rằm rồi.
Nguyên liệu (cho 4-6 người ăn):
- 150 gr gạo nếp
- 2 thìa cà phê đường trắng
- 1 củ sen tươi khoảng 400 gr (nên lựa củ ngắn, mập và thẳng để dễ nhồi gạo)
- 100 gr đường phèn hoặc 170gr đường trắng
- 2 thìa canh đường nâu
- 4 thìa canh siro quế hoa (osmanthus syrup) hoặc mật ong
- Có thể thêm vài trái táo tàu để thêm hương vị và dinh dưỡng
Cách làm:
Cho gạo nếp vào một tô nhỏ và vo khoảng 2-3 lần. Đổ nước ngập gạo, cách mặt gạo khoảng 1 cm. Ngâm gạo ở nhiệt độ phòng từ 4-5 giờ hoặc để qua đêm trong tủ lạnh (đậy nắp hoặc dùng màng bọc thực phẩm nếu để trong tủ lạnh).
Vớt gạo ra, để ráo nước. Trộn đều gạo với đường trắng.
Cẩn thận rửa sạch ngó sen. Nạo bỏ phần vỏ. Khi cắt phần cuộng cứng thừa ở 2 đầu ngó sen, chú ý không cắt quá sâu vào phần thịt của ngó sen làm lộ phần lỗ bên trong.
Cắt khoảng 2cm ở một đầu của ngó sen, giữ lại phần này làm "nắp đậy".
Để nhồi gạo vào trong ngó sen, đặt một thìa gạo đầy lên trên mặt cắt, rồi dùng đũa đẩy và nén gạo thật chặt vào trong từng lỗ, kể cả những lỗ nhỏ.
Có thể chừa lại 1 chút khoảng trống để gạo nở ra.
Đậy phần "nắp" được cắt ra lúc trước vào đúng vị trí cũ, khi nấu lên, gạo bên trong ngó sen sẽ nở ra và lấp vào các lỗ ở phần "nắp" Dùng 6-8 cái tăm để ghim cố định hai phần này với nhau. Chú ý xỏ tăm vào càng sâu càng tốt vì khi nấu, gạo nở bung có thể khiến phần "nắp" rời ra nếu tăm giữ không đủ chặt.
Đặt ngó sen vào trong một nồi nhỏ, đổ 2 cốc nước xăm xấp mặt. (Cố gắng chọn nồi nhỏ đặt vừa đủ ngó sen. Nồi quá lớn sẽ cần thêm nước và tăng lượng đường cho phù hợp) Thêm đường phèn (hoặc đường trắng) và đường nâu cùng táo tàu (nếu có) vào nồi. Đun sôi ở nhiệt độ cao đồng thời khuấy đều để đường tan hết.
Khi nước sôi và đường tan hết, giảm xuống lửa vừa, đậy nắp và tiếp tục đun trong 1 giờ. Lật ngó sen sau mỗi 30 phút và thêm nước nếu cần thiết. Giảm lửa xuống mức nhỏ nhất và để sôi lăn tăn thêm 20 phút nữa. Lật ngó sen 4-5 lần trong khi nấu.
Nếu muốn dùng ngay, bạn vớt ngó sen ra thớt và để tới khi nguội hẳn rồi cắt thành từng lát dày đều nhau. Nếu chưa dùng luôn, bạn có thể để ngó sen trong nồi cho tới khi nguội hẳn. Nếu muốn sang ngày hôm sau mới dùng, hãy để ngó sen vào hộp kín, đổ ngập nước đường và cất trong tủ lạnh.
Rưới siro quế hoa hoặc mật ong lên trên các lát ngó sen. Món ăn này có thể dùng ấm hoặc lạnh đều vẫn giữ được hương vị thơm ngon.
Theo Danviet.vn
[Chế biến] - Mát trời làm sò huyết xào bơ tỏi nhâm nhi ngon hết sảy Sò huyết xào bơ tỏi có vị ngọt giòn của sò tươi và hương bơ tỏi thơm lừng. Sò huyết xào bơ tỏi là món ăn hấp dẫn xuất hiện nhiều tại các nhà hàng ốc ở miền Nam. PHẦN 1: CHUẨN BỊ NGUYÊN LIỆU - 2 củ tỏi - 20g bơ - 1,5 kg sò huyết - Rau răm - Gia vị:...