Cách làm sữa chua đậu nành Hy Lạp dẻo mịn cực ngon tại nhà
Cách làm sữa chua đậu nành là công thức biến tấu độc đáo so với cách làm sữa chua truyền thống. Đậu nành có tác dụng đẹp da, giữ dáng còn sữa chua tốt cho hệ tiêu hoá.
Sự kết hợp này sẽ mang lại cho bạn một món tráng miệng hấp dẫn, giàu dinh dưỡng. Cùng vào bếp học cách làm món sữa chua rất tốt cho sức khoẻ này nhé.
Để giúp cả nhà thay đổi khẩu vị cho những bữa tráng miệng, hãy cùng học cách làm sữa chua đậu nành ngon mát, bổ dưỡng sau đây. Đậu nành (đậu tương) là một thực phẩm cực kỳ tốt cho sức khoẻ, đặc biệt là cho chị em phụ nữ.
Do có hàm lượng dinh dưỡng cao nên đậu nành thường được chế biến thành các món như sữa đậu nành, đậu hũ… có hương vị thơm ngon. Trong đó ứng dụng đậu nành làm sữa chua là phương pháp chế biến mới lạ, độc đáo. Nào, cùng bắt tay thực hiện ngay nhé!
1. Hướng dẫn làm sữa chua đậu nành đơn giản tại nhà bằng sữa đặc
1.1. Chuẩn bị nguyên liệu làm sữa chua đậu nành
200 gram đậu nành hạt
200 ml sữa đặc
100 gram đường cát
1 hộp sữa chua làm men cái
Dụng cụ gồm máy xay sinh tố, hũ thuỷ tinh làm sữa chua có nắp, nồi, rây lọc…
Đậu nành là nguyên liệu làm sữa chua thơm ngon, nhiều chất dinh dưỡng. Ảnh: Internet.
1.2. Hướng dẫn cách làm sữa chua từ nước đậu nành
1.2.1. Cách nấu sữa đậu nành
Để ủ làm sữa chua đậu nành ngon, bạn nên chọn những hạt đậu mới, căng bóng, vỏ vàng, ít sâu để đạt chất lượng tốt nhất. Đậu nành mua về rửa sạch nhiều lần sau đó ngâm khoảng 6 – 8 tiếng để đậu nở đều. Sau thời gian ngâm thì vớt đậu ra để ráo nước.Cho đậu vào máy xay cùng với 1 lít nước, xay nhuyễn nhiều lần để đậu được nhuyễn mịn.
Video đang HOT
Bạn chuẩn bị âu lớn có vải lọc hoặc dùng rây, lọc phần đậu nành xay nhuyễn để thu nước cốt. Nên lọc nhiều lần để lấy được hết nước cốt đậu và sữa được mịn, không có cặn.Đặt nồi lên bếp, cho sữa đậu nành vào nồi, thêm 100 gram đường cát trắng, khuấy đều cho tan rồi đun trên lửa nhỏ, vừa đun vừa vớt bọt. Sữa đậu nành nấu sôi khoảng 10 phút là được.
Các bước nấu sữa đậu nành trước khi lên men sữa chua. Ảnh: Internet.
1.2.2. Cách làm sữa chua từ nước đậu nành
Để làm sữa chua đậu nành không đường, bạn không cần bỏ đường vào sữa mà chỉ cần nấu sôi sữa đậu nành là được.Sữa sau khi nấu sôi thì để sữa bớt nóng, tầm 40 – 45 độ C thì cho sữa đặc vào khuấy tan.
Rồi bạn tiếp tục cho sữa chua làm men cái vào.Cho lần lượt vào hũ thuỷ tinh đã chuẩn bị sẵn, sau đó đậy kín nắp.Xếp sữa chua vào thùng xốp, cho nước ấm vào ngập 2/3 lọ sữa chua, đậy kín nắp và ủ trong vòng 6 – 8 tiếng. Ngoài ra, chúng ta có thể ủ sữa chua bằng nồi cơm điện, lò vi sóng…
Bạn cũng có thể cho sữa chua vào bịch nilon để làm sữa chua túi cho trẻ ăn tráng miệng.Sữa chua sau khi ủ xong thì cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản và thưởng thức. Lưu ý tránh để sữa chua bên ngoài nhiệt độ phòng sẽ khiến sữa bị chua quá mất ngon.Sữa chua đậu nành là sự kết hợp từ đậu nành và sữa chua sẽ mang lại giá trị dinh dưỡng cao. Món ăn ngon này cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, sử dụng thường xuyên còn giúp chị em làm đẹp da, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Nên vớt hết bọt trên sữa trước khi ủ bằng nồi cơm điện hoặc thùng xốp. Ảnh: Internet.
2. Hướng dẫn cách làm sữa chua Hy Lạp bằng sữa đậu nành
Sữa chua Hy Lạp là phiên bản cao cấp hơn so với sữa chua truyền thống với độ dẻo, đặc quánh như kem. Loại sữa chua này có được bằng việc tách phần whey protein – thông qua việc tách nước khỏi sữa chua sau khi lên men, để có được kết cấu đặc quánh. Chính công đoạn này giúp làm sữa chua Hy Lạp có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn so với sữa chua truyền thống.
2.1. Nguyên liệu làm sữa chua Hy Lạp đậu nành
Sữa đậu nành 1 lít
Nước cốt dừa 250 ml
Đường thô 40 gram (hoặc thay bằng đường thốt nốt xay mịn)
1 hũ sữa chua làm men cái
Nguyên liệu làm sữa chua Hy Lạp cũng gần giống với sữa chua truyền thống. Ảnh: Internet.
2.2. Hướng dẫn cách làm sữa chua Hy Lạp từ sữa đậu nành
2.2.1. Ủ sữa chua đậu nành bằng lò nướng
Sữa chua cái sau khi mua về hoặc sau khi bảo quản trong tủ lạnh, bạn bỏ ra ngoài nhiệt độ bình thường . Lúc này sữa chua ở dạng lỏng, là điều kiện tốt nhất cho men hoạt động.Nếu có thời gian, có thể tự nấu sữa đậu nành như Cách 1, nếu không bạn có thể mua sữa đậu nành đã được nấu sẵn. Cho sữa, đường và nước cốt dừa vào nồi, khuấy đều. Tiếp đó đem hâm nóng sữa khoảng 40 – 45 độ C.Cho sữa chua cái vào một cái bát rồi cho sữa ấm vào bát, khuấy nhẹ tay.
Cho hỗn hợp vào nồi sữa ấm, tiếp tục khuấy theo một chiều đồng nhất để hỗn hợp hoà quyện với nhau.Tiệt trùng và để ráo các lọ thuỷ tinh làm sữa chua. Bước tiếp theo cho hỗn hợp sữa vào lọ, đậy kín nắp chuẩn bị cho việc ủ. Làm nóng lò nướng ở 100 độ C trong khoảng 5 phút. Xếp sữa chua vào nồi cùng với nước ấm khoảng 70 độ C sao cho ngập 2/3 hũ, đậy khăn lên.
Cho nồi sữa chua vào lò nướng ủ trong vòng 6 – 8 tiếng hoặc ủ qua đêm. Hoặc, bạn có thể học cách làm sữa chua ủ bằng nồi cơm điện cho tiện lợi nhé.2.2.2. Lọc sữa chua Hy Lạp ủ từ sữa đậu nành
Chuẩn bị một âu lớn, cho rây lọc lên trên, phủ khăn vải lên rây. Sau đó cho sữa chua vào gói khăn lại.Để sữa chua lọc trong ngăn mát tủ lạnh 5 – 6 tiếng là hoàn tất món sữa chua Hy Lạp.
Lọc sữa chua để tách nước ra khỏi sữa, từ đó giúp sữa chua đặc quánh và nhiều chất dinh dưỡng hơn. Ảnh: Internet.
Món sữa chua úp ngược Hy Lạp có độ đặc quánh như kem, vị thơm ngon từ sữa đậu nành và vị chua ngọt nhẹ. Có thể ăn kèm với hoa quả, ngũ cốc, hạt chia và bạn nhớ dùng lạnh để tăng thêm độ ngon nhé.
Với cách làm sữa chua đậu nành vừa đơn giản vừa tiện lợi an toàn trên đây, bạn hoàn toàn có thể tự làm tại nhà để thưởng thức hoặc chiêu đãi bạn bè. Đây sẽ là cách làm yaourt vô cùng tốt cho sức khoẻ nhờ cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho hệ đường ruột, tiêu hóa. Do đó, bạn đừng quên bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày của mình nhé.
Cách làm sữa chua Hy Lạp đơn giản bằng nồi cơm điện
Sữa chua Hy Lạp là loại sữa chua thơm ngon, tốt cho sức khỏe, đặc biệt với những người đang ăn kiêng. Cách làm sữa chua Hy Lạp bằng nồi cơm điện khá đơn giản, bạn hãy thử làm cho gia đình thưởng thức nhé.
1. Nguyên liệu làm sữa chua Hy Lạp
Sữa tươi không đường: 800ml
Sữa đặc có đường: 200g
Sữa chua cái: 1 hộp
2. Cách làm sữa chua Hy Lạp
Bước 1: Đun sữa
Bắc nồi lên bếp, cho 800g sữa tươi không đường vào nồi rồi đun với lửa vừa. Khi thấy sữa tươi sôi lăn tăn thì tắt bếp. Tiếp đó, cho 200g sữa đặc vào với sữa tươi và khuấy tan.
Bước 2: Pha hỗn hợp sữa chua
Pha hỗn hợp sữa (Ảnh: dienmayxanh.com)
Để hũ sữa chua cái ở nhiệt độ phòng cho nguội hoàn toàn rồi cho hộp sữa chua cái vào hỗn hợp sữa và khuấy đều.
Bước 3: Ủ sữa chua
Tiệt trùng nồi cơm điện bằng nước nóng, sau đó để khô. Dùng một chiếc rây và lọc lại phần sữa chua cho mịn, rồi cho vào nồi đã tiệt trùng.
Tiếp theo, hãy bật nồi cơm điện và chọn chế độ giữ ấm, ủ trong thời gian 30 phút. Sau đó, rút phích cắm, ủ tiếp 6 - 8 tiếng nữa là sữa đông thành sữa chua.
Bước 4: Lọc sữa chua
Sữa chua sau khi ủ được 6 - 8 tiếng, bạn đem ra lọc qua một tấm vải lọc. Để sữa chua trên vải lọc và cho vào ngăn mát tủ lạnh, chờ khoảng 10 - 12 tiếng cho nước nhỏ xuống hết. Sau khi sữa chua tách nước thành công, bạn được sữa chua Hy Lạp.
3. Một số lưu ý khi làm và bảo quản sữa chua Hy Lạp
Sữa chua Hy Lạp giúp giảm cân, dễ thực hiện (Ảnh: bachhoaxanh.com)
Để làm sữa chua Hy Lạp thành công, bạn nên nhớ tiệt trùng dụng cụ làm sữa chua. Sữa chua cái phải được làm nguội ở nhiệt độ phòng.
Bạn có thể thay thế sữa tươi không đường bằng sữa tươi nguyên kem.
Đun sữa không được để sôi. Nên ủ sữa chua khi sữa còn ấm để quá trình lên men diễn ra tốt hơn, sản phẩm cũng đạt chất lượng hơn.
Sữa chua Hy Lạp sau khi hoàn thành, bạn cho vào hũ, hộp sạch đã được tiệt trùng, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, sử dụng trong khoảng 7 -10 ngày.
Sữa chua Hy Lạp có thể ăn không hoặc kết hợp cùng trái cây tươi, ngũ cốc cũng rất ngon và hấp dẫn. Đây là món ăn được nhiều người ưa chuộng trong các chế độ ăn sạch, ăn kiêng để đảm bảo sức khỏe và cải thiện vóc dáng.
Cách làm sữa chua Hy Lạp ăn khỏe người, đẹp da Không quá khó để tự làm sữa chua Hy Lạp, có nhiều cách làm sữa chua Hy Lạp với mức độ cầu kỳ khác nhau, bạn có thể tùy vào điều kiện, sở thích để lựa chọn. Sữa chua Hy Lạp là gì? Đó là món tráng miệng truyền thống của vùng Địa Trung Hải, Tây Á, Đông Á và Ấn Độ, được...