“Cách làm sách giáo khoa của Việt Nam sai từ gốc!”

Nếu biết kế thừa kinh nghiệm trong – ngoài nước và thành tựu khoa học giáo dục hiện nay, tôi khẳng định trong vòng một năm, kinh phí khoảng 100 tỷ đồng, chương trình – sách giáo khoa chuẩn sẽ được hoàn thành, để ta có thể thay sách đồng bộ từ lớp 1 đến lớp 12 vào thời gian tới.

LTS: Đề án Đổi mới chương trình SGK giáo dục phổ thông sau năm 2015 với con số đầu tư 70.000 tỷ đồng đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của xã hội.

Suốt nhiều tuần nay, giới báo chí cũng tốn không ít giấy mực để bàn luận về câu chuyện này. Nhiều nhà giáo, chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục cũng bày tỏ nhiều quan điểm, ý kiến của mình. Có ý kiến ủng hộ, nhưng lại có người phản đối dự thảo đề án.

Xung quanh câu chuyện này, báo Giáo dục Việt Nam đã tìm đến GS.TSKH Nguyễn Xuân Hãn, người được mệnh danh là “nhà phản biện ngành giáo dục” và được ông chia sẻ nhiều tâm huyết với ngành giáo dục.

Sau đây, chúng tôi xin trích đăng loạt bài viết của GS.TSKH Nguyễn Xuân Hãn về những câu chuyện in sách giáo khoa, chỉnh sửa, cải biên sách… Mời bạn đọc đón xem.

GS.TSKH Nguyễn Xuân Hãn có 65 công bố khoa học, trong đó gần 50 công trình đăng trên các tạp chí quốc tế, được thưởng Huy chương Vì sự nghiệp khoa học – công nghệ, Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục, Huy chương Vì sự nghiệp khuyến học. Năm 1998, ông được Thủ tướng bổ nhiệm là ủy viên Hội đồng Giáo dục quốc gia. Hiện ông là Phó chủ tịch Hội Vật lý VN, thư ký hội đồng biên tập tài liệu chuyên khảo để đào tạo cán bộ vật lý, vật lý toán cho bậc đại học, trên đại học; Tổng biên tập tạp chí Vật Lý Ngày Nay; giảng dạy và nghiên cứu tại ĐHQG Hà Nội.

In sách giáo khoa: Cục bứu dị dạng

Lượng ấn phẩm NXB GD chiếm tới 80% lượng sách của cả nước (ở nước ngoài lượng sách giáo dục chỉ chiếm vài %).

Theo Cục xuất bản năm 2007 là 276,447 triệu bản (CAND ngày 1/5/2008), còn theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2004, người dân đã phải bỏ ra trên 2.000 tỷ đồng để mua sách học, chưa kể tiền vay của nước ngoài, và tiền hỗ trợ của Nhà nước.

Thế nhưng, cơ cấu sách rất bất hợp lý: sách phổ thông làm học sinh bội thực, ngược lại sách đại học quá ít, tỷ lệ sách đại học/sách phổ thông chỉ 1%-2% . Về số đầu sách trên khối lớp trung bình trên 200 cuốn, trong đó khoảng 60 cuốn sách giáo khoa, còn lại là sách tham khảo.

Video đang HOT

Đợt thay sách 2002-2009, Nhà nước dự chi 2 tỷ USD. Loại sách cho học sinh viết vào, chỉ dùng một lần rồi bỏ thật lãng phí.

Ví dụ, Lớp 1 có 7 môn học, Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Mỹ thuật, Âm nhạc Thủ công, Tự Nhiên xã hội, thì có tới 8 cuốn sách nữa được thiết kế cho học sinh viết vào rồi bỏ như: sách Vẽ, Mỹ thuật, Đạo đức, Bài tập Đạo đức, Toán, Bài tập Toán, Thủ công, Bài tập tiếng Việt, hay sách hướng dẫn ôn tập 6 cuốn thi tốt nghiệp phổ thông năm nay có giá là 96.000 đồng/bộ.

Xin lưu ý, loại sách ôn tập này mà trước đây ở ta và các nước tiên tiến không có. Năm nay có gần 1 triệu HS lớp 12, nếu chỉ 50% HS mua loại sách này, NXB GD đã thu về gần 50 tỷ đồng, mà công sức và đầu tư không đáng kể. Số tiền 50 tỷ bằng số tiền mà NXB GD bù lỗ cho giá giấy tăng năm nay.

In ấn và xuất bản sách giáo khoa ở nước ta được GS Hoàng Tuỵ mấy năm trước cảnh báo là một trong ba “cục bứu dị dạng” của giáo dục Việt Nam (liên quan đến sách giáo khoa, thi cử và dạy thêm tràn lan) cần phải cắt bỏ. Về in SGK, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đã chỉ thị “Chấm dứt ngay năm nào cũng in lại SGK …”.

Theo Điều 36 của Hiến Pháp năm 2002, Điều 100 của Luật Giáo dục, trước Quốc hội và nhân dân, về chương trình và sách giáo khoa người chịu trách nhiệm là Chính phủ, cụ thể là Thủ tướng. Ở rất nhiều nước, sách giáo khoa phổ thông được cung cấp miễn phí, tại sao nước ta còn nghèo mà năm nào cũng in lại sách giáo khoa (nội dung chỉ trong mỗi cuốn sách chỉ đính chính, thay đổi một vài chữ)? Rồi bắt người dân phải bỏ ra hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm cho việc mua sách giáo khoa? Điều này thật phi lý.

Cách làm sách giáo khoa của Việt Nam sai từ gốc! - Hình 1

Cách làm sách sai từ gốc

Cách làm chương trình, sách giáo khoa trong 27 năm qua có vấn đề, chưa nói là sai từ gốc tư duy và tổ chức. Ở tầm vĩ mô, khi thiết kế chương trình và biên soạn sách giáo khoa, mà Bộ Giáo dục & Đào tạo không hề có chương trình – sách giáo khoa chuẩn để tham khảo (một vài tác giả tự sưu tầm, qua nghiên cứu, sách chưa đầy đủ, chưa tiêu biểu và thiếu tính hệ thống).

Cách làm là cắt khúc chương trình phổ thông cho nhiều nhóm làm, nhóm nọ không biết nhóm kia, theo kiểu “vừa chạy vừa xếp hàng”. Với cách làm như vậy, chương trình – sách giáo khoa phải chỉnh sửa hàng năm và in lại.

So với mặt bằng giáo dục chung của các nước, nhiều nội dung trong sách giáo khoa của ta nặng hơn từ 1-3 năm. Cách làm cắt khúc cuốn chiếu, kiến thức trình bày không liền mạch, ngôn ngữ sử dụng không thông dụng, xa cuộc sống, khó học khó nhớ. Để chuyển tải được chương trình hiện nay, nhiều học sinh phải học thêm với số tiền bỏ ra rất lớn.

Chương trình – sách giáo khoa hiện nay, tôi xin khẳng định chưa phải là một sản phẩm khoa học. Khi làm chương trình – sách giáo khoa không tham khảo, khi đánh giá cũng không có chương tình chuẩn để so sánh.

Nếu biết kế thừa kinh nghiệm trong – ngoài nước và thành tựu khoa học giáo dục hiện nay, tôi khẳng định trong vòng một năm, kinh phí khoảng 100 tỷ đồng, chương trình – sách giáo khoa chuẩn sẽ được hoàn thành, để ta có thể thay sách đồng bộ từ lớp 1 đến lớp 12 vào thời gian tới.
GS Nguyễn Xuân Hãn

Theo GDVN

ĐH công muốn tự chủ thu chi

Nguồn thu tài chính có hạn vì thấp lại cào bằng - nhiều trường ĐH công lập cho rằng đây là lý do khiến chất lượng giáo dục bị kìm hãm, trường không thu hút được giảng viên giỏi và khó có thể "cất cánh".

Tham dự tọa đàm "Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công, đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ công trong lĩnh vực giáo dục" do Văn phòng Trung ương Đảng phối hợp với Trường ĐH Mở TPHCM tổ chức sáng 18/3 ở TPHCM, nhiều lãnh đạo các trường ĐH và chuyên gia giáo dục cho rằng cần phải có những giải pháp đột phá về cơ chế tài chính cũng như cơ chế quản trị để các trường ĐH công lột xác.

Học phí thấp "đè" chất lượng giáo dục

Theo GS-TS Mai Ngọc Cường, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, hiện nguồn thu của các trường ĐH công lập hình thành từ nguồn ngân sách Nhà nước và ngoài ngân sách Nhà nước. Trong đó, nguồn từ ngân sách chiếm khoảng 54% - 57%, nguồn thu ngoài ngân sách chiếm khoảng 43% - 46%, chủ yếu là thu từ học phí, lệ phí.

ĐH công muốn tự chủ thu chi - Hình 1

Các trường ĐH công cho rằng tăng học phí sẽ giúp tăng chất lượng đào tạo. Trong ảnh: Sinh viên Khoa Công nghệ thông tin của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên trong giờ thực hành.

Ngoại trừ các trường ĐH khối Kinh tế, Luật có khả năng tự bảo đảm trên 50% mức chi từ các nguồn thu sự nghiệp ngoài ngân sách Nhà nước, còn lại các trường ĐH khác chỉ bảo đảm dưới 50% mức chi. Đặc biệt khó khăn là các trường khối y dược, thể thao và văn hóa nghệ thuật. Do nguồn thu ngoài ngân sách Nhà nước gặp khó khăn nên nhiều trường khó có khả năng tăng nguồn để tự cân đối thu chi.

GS Phạm Phụ, Trường ĐH Bách khoa TPHCM, cho rằng với suất đầu tư khoảng 400 - 500 USD/sinh viên/năm như hiện nay thì việc nâng cao chất lượng là "vô phương"! GS Trần Hồng Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, cũng cho rằng với suất đầu tư thua các nước trong khu vực 8-10 lần mà đòi hỏi phải sáng tạo để nâng cao chất lượng giáo dục là duy ý chí.

Trước thực tế này, theo nhiều đại biểu, không thể duy trì cơ chế học phí thấp và cào bằng như hiện nay. "Mức học phí thấp đang kìm hãm, đè nén nền giáo dục ĐH" - PGS.TS Lê Bảo Lâm, hiệu trưởng Trường ĐH Mở TPHCM, nói. Theo ông Lâm, học phí thấp nên phương tiện giảng dạy, học tập nghèo nàn, lương thấp không thu hút được giảng viên giỏi... thì làm sao có thể nâng cao chất lượng.

GS.TS Nguyễn Đông Phong, phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TPHCM, đề nghị phải thay đổi khung học phí linh hoạt hơn và chính sách học phí nên để các trường chủ động xây dựng, không nên ràng buộc các trường bằng cơ chế "phân khúc thấp". Nếu giao cho trường tự quyết định học phí, tự quyết định nhân sự, tự chịu trách nhiệm với sản phẩm của mình đào tạo ra thì trường công chắc chắn sẽ vươn lên.

Tốt cho sinh viên và giảng viên

Nhiều đại biểu cho rằng tăng học phí là xu hướng khó tránh, song cần phải có chính sách hỗ trợ người học. Theo GS.TS Nguyễn Đông Phong, tín dụng cho sinh viên vay sẽ là giải pháp hoàn toàn có cơ sở và khả thi. "Khi sinh viên học bằng tiền đi vay thì chắc chắn sẽ quyết tâm học hành để còn trả nợ" - ông Phong nói. Giải pháp này được rất nhiều đại biểu đồng tình. Để tăng cường nguồn thu cho các trường, TS Nguyễn Kim Dung, phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục - Trường ĐH Sư phạm TPHCM, còn đề nghị các nhà tuyển dụng - những người hưởng lợi từ kết quả đào tạo của nhà trường - phải chung tay giúp nhà trường phát triển.

Các đại biểu cũng cho rằng để bảo đảm chất lượng, các trường ĐH phải được sự giám sát của toàn xã hội. Theo TS Phạm Thị Ly, ĐH Quốc gia TPHCM, việc kiểm soát chất lượng phải được thực hiện thông qua các tổ chức kiểm định độc lập.

Theo PGS.TS Hồ Thanh Phong, hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế - ĐH Quốc gia TPHCM, khi người học đã bỏ tiền nhiều thì phải được học ở nơi tốt. Do vậy, các trường ĐH phải cung cấp dịch vụ tốt nhất, bảo đảm chất lượng mình cung cấp phù hợp với yêu cầu của khách hàng - là người học.


Cũng theo ông Hồ Thanh Phong, cơ chế trả lương theo giờ giảng như hiện nay sẽ khiến giảng viên - người cung cấp dịch vụ - dạy đến sức cùng, lực kiệt để có thu nhập bảo đảm cuộc sống không còn tâm trí, thời gian nghiên cứu khoa học, nâng cao chuyên môn. PGS-TS Lê Bảo Lâm cũng cho rằng việc tuyển dụng giảng viên rất khó khăn, nhất là những người được đào tạo ở nước ngoài, vì mức lương quá thấp. Do vậy, việc tự chủ thu chi với quyền trả lương cao sẽ là nền tảng để giải quyết những nhu cầu thiết yếu của giảng viên, từ đó mới có thể mang lại dịch vụ tốt nhất cho người học.

Theo Người Lao Động

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hình ảnh Đại Nghĩa và mẹ trước khi bà qua đời vì đột quỵ, tình trạng hiện tại của nam MC gây xót xaHình ảnh Đại Nghĩa và mẹ trước khi bà qua đời vì đột quỵ, tình trạng hiện tại của nam MC gây xót xa
23:07:09 06/05/2025
PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường qua đời ở tuổi 84PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường qua đời ở tuổi 84
23:27:13 06/05/2025
Nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa Nam Định bị con trai bệnh nhân đấm liên tiếpNhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa Nam Định bị con trai bệnh nhân đấm liên tiếp
22:04:26 06/05/2025
So sánh kết quả cuộc 'đối đầu phòng vé' của Lý Hải và Victor VũSo sánh kết quả cuộc 'đối đầu phòng vé' của Lý Hải và Victor Vũ
23:35:44 06/05/2025
Triệu tập đối tượng chặn đầu xe ô tô chửi bới, đập kính chiếu hậu ở Cần ThơTriệu tập đối tượng chặn đầu xe ô tô chửi bới, đập kính chiếu hậu ở Cần Thơ
22:13:35 06/05/2025
Cậu bé gốc Việt được "ác nữ" Hollywood nhận nuôi, 19 năm sống xa quê giờ ra sao?Cậu bé gốc Việt được "ác nữ" Hollywood nhận nuôi, 19 năm sống xa quê giờ ra sao?
21:58:45 06/05/2025
Cựu Bí thư Bến Tre tự nguyện nộp 10 tỉ đồng để khắc phục hậu quả vụ ánCựu Bí thư Bến Tre tự nguyện nộp 10 tỉ đồng để khắc phục hậu quả vụ án
22:02:27 06/05/2025
Bị chê viết câu 'sai', tác giả 'Nhật ký của mẹ' bật khóc hé lộ lý doBị chê viết câu 'sai', tác giả 'Nhật ký của mẹ' bật khóc hé lộ lý do
23:29:55 06/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Khám phá Công viên Chiến thắng, khu tưởng niệm độc đáo lớn nhất nước Nga

Khám phá Công viên Chiến thắng, khu tưởng niệm độc đáo lớn nhất nước Nga

Du lịch

07:59:59 07/05/2025
Rộng 135 ha, Công viên Chiến thắng là một trong những khu tưởng niệm lớn nhất ở Nga, được xây dựng để kỷ niệm Chiến thắng của Liên Xô trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
Bình Phước: Điều tra vụ người đàn ông tử vong trong phòng trọ

Bình Phước: Điều tra vụ người đàn ông tử vong trong phòng trọ

Tin nổi bật

07:56:39 07/05/2025
Ngày 6.5, Công an tỉnh Bình Phước đang điều tra, làm rõ vụ người đàn ông tử vong trong một phòng trọ tại xã Tiến Hưng, TP.Đồng Xoài.
Loạt ảnh đi biển mới toanh của Bảo Chinh - "bông hồng" cảnh sát đặc nhiệm hot nhất hiện tại

Loạt ảnh đi biển mới toanh của Bảo Chinh - "bông hồng" cảnh sát đặc nhiệm hot nhất hiện tại

Netizen

07:53:24 07/05/2025
Nhắc đến các chiến sĩ nữ tham gia diễu binh 30/4, không thể bỏ qua cô nàng Nguyễn Bảo Chinh (SN 2004, quê ở Nha Trang) - học viên năm 3 Đại học Cảnh sát , đi diễu binh trong Khối nữ Cảnh sát Đặc nhiệm.
Câu kết xén dự án gà thịt, Chủ tịch và Phó Chủ tịch xã bị "vào lò"

Câu kết xén dự án gà thịt, Chủ tịch và Phó Chủ tịch xã bị "vào lò"

Pháp luật

07:45:26 07/05/2025
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Kạn thi hành quyết định khởi tố và cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị can Hà Văn Quý, Chủ tịch UBND xã Yến Dương và Hoàng Văn Duẩn, Phó Chủ tịch UBND xã Yến Dương, huyện Ba Bể
30 giây gây ức chế của sao nam Vbiz, netizen chê nặng vì chi tiết nhìn mà ngại giùm!

30 giây gây ức chế của sao nam Vbiz, netizen chê nặng vì chi tiết nhìn mà ngại giùm!

Sao việt

07:43:48 07/05/2025
Tez xuất hiện nổi bật và đầy khí chất cá tính, tuy nhiên sự chú ý nhanh chóng chuyển hướng sang... chiếc quần tụt của nam rapper.
GTA 6 tiếp tục delay khiến game thủ bức xúc, bị cả kỷ lục Guiness "khịa"

GTA 6 tiếp tục delay khiến game thủ bức xúc, bị cả kỷ lục Guiness "khịa"

Mọt game

07:42:28 07/05/2025
Từng được kỳ vọng sẽ ra mắt trong năm 2025, GTA 6 - phần hậu truyện được mong chờ nhất của dòng game Grand Theft Auto - nay đã bị lùi sang năm 2026.
Cha tôi, người ở lại - Tập 35: Bố Chính qua đêm với cô kiến trúc sư xinh đẹp Tuệ Minh

Cha tôi, người ở lại - Tập 35: Bố Chính qua đêm với cô kiến trúc sư xinh đẹp Tuệ Minh

Phim việt

07:36:04 07/05/2025
Bố Chính và Tuệ Minh ngay khi nhận ra tín hiệu tình cảm từ nửa kia, cả hai đều chủ động tiến tới mối quan hệ xa hơn.
Nhan sắc của nữ coser 3 triệu follow đình đám, sở hữu lợi thế "khủng" ngây ngất lòng người

Nhan sắc của nữ coser 3 triệu follow đình đám, sở hữu lợi thế "khủng" ngây ngất lòng người

Cosplay

07:35:42 07/05/2025
Trong giới cosplay châu Á, đặc biệt là tại Trung Quốc - nơi cộng đồng yêu thích anime, manga và game phát triển mạnh mẽ thì Takomayuyi đã trở thành cái tên không còn quá xa lạ.
Colombia đẩy mạnh chiến dịch triệt phá băng nhóm buôn bán ma túy

Colombia đẩy mạnh chiến dịch triệt phá băng nhóm buôn bán ma túy

Thế giới

07:35:28 07/05/2025
Hoạt động bắt giữ trên diễn ra trong bối cảnh Colombia đang hứng chịu làn sóng bạo lực tồi tệ nhất kể từ khi Lực lượng Vũ trang cách mạng Colombia (FARC) ký thỏa thuận hòa bình với chính phủ năm 2016.
Chủ nhân khung hình "tuyệt đối điện ảnh" tại Met Gala: Người tạo nên ông hoàng Michael Jackson, khen 1 câu đưa em út BTS lên hàng popstar

Chủ nhân khung hình "tuyệt đối điện ảnh" tại Met Gala: Người tạo nên ông hoàng Michael Jackson, khen 1 câu đưa em út BTS lên hàng popstar

Nhạc quốc tế

07:26:06 07/05/2025
Met Gala 2025 cũng không thiếu huyền thoại. Năm nay, nữ diva nổi danh thập niên 70 - Diana Ross quay trở lại chấn động.
Mỹ nhân Việt duy nhất được gọi là "ngọc không tì vết", nhan sắc hiếm lạ đến Hoa hậu cũng khó bì kịp

Mỹ nhân Việt duy nhất được gọi là "ngọc không tì vết", nhan sắc hiếm lạ đến Hoa hậu cũng khó bì kịp

Hậu trường phim

07:22:04 07/05/2025
Thời điểm vàng son sự nghiệp, NSND Như Quỳnh được coi là một ngoại lệ vàng của làng phim Việt Nam. Bà không chỉ đẹp mà còn là kiểu đẹp chuẩn mực, cổ điển, sang trọng và đầy chất thơ.