Cách làm ô mai mận tuyệt ngon chẳng cần tốn tiền đi mua của 8X Hà Nội
Mận đang vào mùa, chị em tranh thủ làm món ô mai mận chua chua, dẻo ngọt này để thỉnh thoảng nhâm nhi nhé!
Mận là loại quả ăn vặt được rất nhiều chị em yêu thích. Không chỉ thế, mận có thể đem ngâm làm si rô uống hoặc làm mứt, ô mai… đều rất ngon. Chị Hồng Nghĩa (Hà Nội) cũng là người đam mê món ô mai mận chua chua ngọt ngọt này nên đã chia sẻ cách làm lên mạng xã hội. Kết quả rất nhiều người đã xin chị bí quyết làm.
Chị Hồng Nghĩa đã rất thành công khi làm món ô mai mận
Dưới đây là cách làm ô mai mận của chị Hồng Nghĩa, các bạn có thể tham khảo:
Nguyên liệu:
- 1kg mận hậu, nên chọn mận ương ương kiểu ko xanh quá và cũng ko chín mềm quá, thời điểm thích hợp mận là đầu tháng 5 là vừa
- Đường (đỏ hoặc trắng): 400-500g độ ngọt tuỳ bạn thích nhé.
- Muối trắng 1 thìa nhỏ.
- Vôi 2 thìa ăn cơm (rất cần).
- Gừng 1 nhánh.
Cách làm
- Mận ngâm muối rửa sạch, dùng dao khía xung quanh quả mận, bước này làm cho đường ngấm đều quả mận.
Video đang HOT
- Ngâm vôi với 3 lít nước rồi gạn lấy phần nước vôi trong sau đó cho mận đã khía vào ngâm từ 8-10 tiếng.
Ngâm nước vôi để mận cứng khi sên đường không bị chảy nhão và giữ nguyên được từng lớp khía mận để thành phẩm được đẹp mắt hơn.
- Ngâm mận đủ thời gian như trên thì vớt ra xả nước thật sạch sau đó để ráo nước thì ngâm đường. Thường sẽ ngâm trong khoảng thời gian 8-10 tiếng để đường được tan hết. Khi ngâm đường thì đập dập củ gừng ngâm cùng luôn cho thơm.
- Cho mận ngâm đường vào chảo đun sôi chừng 15-20 phút, chút bớt nước đường ra (nước này chính là siro mận)
- Sau khi trút bớt nước ra thì đun tiếp, chú ý nước siro còn lại bằng 1/3 so với lượng mận, tiếp tục đun ở lửa nhỏ cho cạn (khoảng 20-30 phút), đảo nhẹ tay để mận không bị dập nát.
Khi gần được thì cho thêm 1 ít gừng vào đảo đều đến lúc mận sên khô.
- Để mận nguội, xếp ra khay, dùng máy sấy hoa quả hoặc lò nướng để sấy khô, ở nhiệt độ 100 độ C, vì mình dùng lò nướng bánh để sấy, sấy trong lò khoảng 3-4 tiếng cho khô, để chế độ có quạt thông gió. Thi thoảng có lật mặt miếng ô mai và đảo vỉ sấy.
- Nếu không có lò sấy mọi người có thể phơi nắng, chọn những ngày nắng to, phơi từ 3-5 ngày, chú ý tới vấn đề vệ sinh, hoặc côn trùng.
- Khi ô mai đã nguội thì bỏ lọ dùng dần. Có thể làm thêm sợi gừng khô để rắc vào ô mai, vừa thơm vừa đẹp mắt giống ô mai ngoài tiệm.
Cách làm sợi gừng khô: Dùng máy ép, ép lấy nước gừng, và có thể dùng nước ép gừng này cho 1 thìa nhỏ vào lúc đun mận để cho ô mai cho vị thơm của gừng, ai không ăn được gừng có thể bỏ qua.
Tiếp đến phần xơ gừng, gỡ tơi ra và cho vào lò sấy đến khô là được.
Ô mai để tủ lạnh ngăn mát cũng để được khá lâu. Hoặc có thể cấp đông sau muốn dùng có thể bỏ lò sấy lại.
Chúc các bạn thành công!
Ngọc Lan
Hàng trăm tấn mận phải đổ bỏ do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nông dân Sơn La "kêu cứu"
Ảnh hưởng của dịch Covid-19 và thời tiết khiến hàng trăm tấn mận của bà con các xã của thành phố Sơn La phải đổ bỏ. Nhiều người trồng mận cho biết đang đối mặt với nhiều khó khăn khi mất đi nguồn thu nhập chính của gia đình.
Chị Tòng Thị Hoàn (xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La) cho biết gia đình mình có 1,5 ha diện tích trồng xen canh giữa mận tam hoa và mận hậu ước tính sản lượng thu hoạch năm nay vào khoảng 10 tấn. Chị chia sẻ vườn mận của gia đình hàng năm thu được khoảng 70 triệu đồng.
Chị tươi cho biết những gốc mận tam hoa của gia đình chín đỏ nhưng không có người mua
Hiện giống mận tam hoa đang trong giai đoạn thu hoạch, nhưng năm nay do điều kiện thời tiết không thuận lợi nên quả mận bé. Cùng với đó, vụ thu hoạch trùng với thời điểm thực hiện cách ly xã hội, phòng chống dịch Covid-19 khiến hoạt động vận tải, nhất là các tuyến xe khách đi các huyện, các tỉnh trong cả nước phải tạm dừng, việc tiêu thụ mận gặp rất nhiều khó khăn.
Năm nay gia đình chị chưa thu nổi được 2 triệu đồng do giá bán mận tam hoa chỉ 1.000 - 2.000 đồng/kg. Thương lái vào bản mua cũng rất ít, chỉ nhập 500kg đến 1 tấn mỗi chuyến hàng. Do đó, nhiều nhà mang mận đi chợ bán lại phải mang về đổ làm phân hoặc cho trâu bò ăn.
Không bán được hàng cho thương lái, vườn mận của nhà chị tiếp tục bị ảnh hưởng bởi trận mưa đá ngày 11/4 khi những gốc mận tam hoa bị rụng quả, gần như không còn khả năng thu hoạch. Sản lượng mận hậu thu hoạch dự kiến của gia đình cũng chỉ còn khoảng 2-3 tấn.
Trận mưa đá rạng sáng ngày 11/4 khiến vườn mận nhà chị bị thiệt hại nặng nề
Tương tự, chị Lò Thị Tươi (ở bản Phiêng Tam, xã Chiềng Đen, TP Sơn La) cũng cho biết gia đình có 1 ha trồng xen lẫn mận hậu, mận tam hoa và cây cà phê. Thu nhập hàng năm của gia đình từ 3 loại cây trồng này vào khoảng 50 triệu đồng.
Nhưng đầu năm 2020, do ảnh hưởng của sương muối khiến cây cà phê chết. Đến vụ thu hoạch mận tam hoa thì bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên không có người mua.
Trận mưa đá rạng sáng ngày 11/4 không chỉ khiến cho những gốc mận tam hoa mà cả những gốc mận hậu quả vẫn còn xanh của gia đình cũng bị rụng gần hết. Chị Tươi thừa nhận gia đình mình năm nay đã hoàn toàn mất mùa và mất hết thu nhập từ các loại cây trồng.
Trao đổi với PV, ông Cà Văn Danh, Chủ tịch xã Chiềng Cọ, cho biết toàn xã có 786 ha trồng mận tam hoa và mận hậu. Trong đó, diện tích trồng mận tam hoa vào khoảng 300 ha với sản lượng khoảng 600 tấn.
Những quả mận hậu vẫn còn xanh nhưng cũng bị rụng bởi ảnh hưởng của mưa đá
Trận mưa đá rạng sáng ngày 11/4 vừa qua đã ảnh hưởng tới 234 ha mận của toàn xã, ước tính số mận bị rụng vào khoảng 355 tấn, gây thiệt hại cho bà con nông dân hàng tỷ đồng.
Ông Danh còn cho biết toàn xã còn khoảng 1.000 tấn mận (cả tam hoa và mận hậu) chưa tu hoạch. Tuy nhiên, hiện giá mận tam hoa xuống thấp chỉ từ 2.000 - 5.000 đồng/kg nên người trồng mận năm nay đối diện với khả năng lỗ nặng.
Chủ tịch xã Chiềng Cọ thừa nhận đang trong thời điểm thực hiện cách ly toàn xã hội để phòng, chống dịch bệnh Covid-19 nên lúc này việc "giải cứu" hàng nghìn tấn mận còn lại của bà con cũng không phải là dễ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập, đời sống, sinh hoạt của bà con nhân dân.
Ông Danh cho biết lãnh đạo và nhân dân trong xã mong muốn các cấp, các ngành cũng như Chính phủ quan tâm hỗ trợ đời sống cho bà con khi sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn.
Trung Kiên
Mận đầu mùa giá 'chát' 300 ngàn/kg, chị em canh mua từng cân Có giá lên đến 300.000 đồng/kg, mận hậu Mộc Châu đầu mùa vẫn được chị em Hà Thành mua về thưởng thức, thậm chí phải đặt trước cả tuần. Nhiều đầu mối liên tục cháy hàng, không đủ bán do mận khan hiếm. Cứ cách 5 phút vào kiểm tra thông báo Facebook một lần, chị Đoàn Thùy Dung ở Bà Triệu (Hai...