Cách làm món nhậu từ lòng lợn nhanh, đơn giản, ngon nhức nhối
Nếu muốn đổi vị cho bữa nhậu của mình trở nên hấp dẫn và ngon miệng hơn thì bạn hãy cùng vào bếp cùng thử ngay cách làm món nhậu từ lòng lợn nhanh, đơn giản, ngon nhức nhối.
Nguyên liệu làm Lòng non trộn mắm chua cay
Lòng non heo 500 g (1 bộ lòng)
Chanh 5 lá
Sả 2 cây
Chanh 1 quả
Ớt cay 2 quả
Tỏi 1 củ
Dụng cụ thực hiện:
Bếp gas, chảo, chén bát, đũa,…
Cách chế biến Lòng non trộn mắm chua cay
1
Sơ chế và luộc lòng
Bạn lấy lòng non bóp với 1 chút muối và dấm sau đó rửa lại vài lần cho sạch sẽ. Tiếp đến, cho nước vào nồi đun sôi cùng với sả đập dập sau đó cho lòng non vào luộc tới khi lòng vừa chín thì vớt ra, thả ngay vào tô nước đá lạnh, ngâm 10 phút.
2
Video đang HOT
Cắt lòng
Vớt lòng non ra cho ráo nước rồi thái miếng vừa ăn, cho lòng non vào bát to.
3
Pha nước mắm
Ớt thái miếng vát mỏng, tỏi băm nhỏ, lá chanh thái chỉ. Cho nước mắm, đường, nước cốt chanh, bột ngọt vào bát và khuấy đều cho tan đường sau đó thêm ớt, tỏi và trộn đều.
4
Trộn lòng với nước mắm
Đổ bát nước mắm ớt vào tô lòng non, thêm lá chanh thái chỉ và trộn đều, ngâm 10 – 15 phút cho ngấm gia vị sau đó bày ra đĩa thưởng thức.
5
Thành phẩm
Lòng non giòn sựt, quyện với vị chua cay mặn ngọt thêm mùi thơm từ lá chanh chắc chắn sẽ là món nhậu hoàn hảo cho bạn và gia đình.
Nguyên liệu làm Lòng già rim tiêu
Lòng già 100 g
Dụng cụ thực hiện:
Bếp gas, chảo, chén bát, đũa, vá,…
Cách chế biến Lòng già rim tiêu
1
Sơ chế nguyên liệu
Lòng già bạn mua về bóp kỹ với nước mắm nguyên chất rồi rửa lại bằng nước cốt chanh. Xả nhiều lần dưới vòi nước cho lòng trắng và sạch.
2
Rim lòng
Cho bát con nước vào nồi cùng xì dầu, đường, dầu hào, hạt tiêu, ớt tươi. Đun sôi hỗn hợp nước trên rồi cho lòng vào rim và đun nhỏ lửa khi nào lòng cạn nước thì tắt bếp.
3
Thành phẩm
Sau khi hoàn thành món ăn, bạn lấy lòng ra, thái miếng vừa ăn rồi bày lên đĩa và trang trí theo ý thích.
Món ngon từ lòng lợn có thể chế biến tại nhà
Dịch giã, hàng quán đóng cửa, những món ăn quen thuộc vốn xưa nay không bao giờ thiếu bỗng... vắng bóng. Nếu muốn ăn, chẳng có cách nào khác ngoài tự thân vận động, tức là "lăn vào bếp".
Nếu biết rồi thì khỏi nói, nhưng nếu nấu nướng vốn không phải thế mạnh, thì thời đại 4.0 này thiếu gì "công cụ hỗ trợ". Chỉ cần một vài thao tác đơn giản là có thể tìm được cả tá clip dạy nấu ăn, kỹ đến từng chi tiết. Và sau phở bò, phở gà, bún riêu, bún ốc.... thì lòng lợn luôn là món ăn được nhiều người "không thể quên" dù cho xung quanh nó biết bao thị phi về chuyện thừa chất, thừa cân và thừa cả... mỡ máu.
Đặc sản bình dân
Ở Hà Nội không thiếu gì hàng lòng lợn ngon. Nhắm mắt nhẩm tính sơ sơ dễ có đến mấy chục lựa chọn. Mặc dù là món ăn được xếp vào loại bình dân, vỉa hè, nhưng một mẹt lòng lợn ngon nhiều khi lại được tính với giá "cắt cổ". Tất nhiên, thực khách cũng không bao giờ thắc mắc giá cả, bởi họ thừa biết thế nào là chuẩn, là ngon, và "đắt xắt ra miếng".
Lại nói chuyện giãn cách xã hội. Hàng quán tuy đóng cửa cả, nhưng mà hàng thịt lợn thì vẫn bán, tim, gan, cật, lòng non, lòng già, dạ dày, thịt dải... đủ cả. Nếu muốn mua về nấu, điều kiện cần và đủ là phải dậy sớm đi chợ. Bởi lẽ, đây là loại thực phẩm mà nhiều khi chỉ chưa qua 9h sáng, ngoài chợ đều đã bán hết rồi. Thịt lợn có thể ế chứ các chi tiết của bộ lòng thì không bao giờ. Thật lạ!
Một đĩa lòng lợn luộc thường bao gồm lòng non, dạ dày, dồi, gan, tràng, thịt dải... Nếu tách ra, tất cả các thứ kể trên đều có thể đứng độc lập và làm được nhiều món ăn khác, không cứ phải xếp chung với nhau trong một đĩa. Ví dụ, lòng già có thể làm dồi hoặc xào với nhiều nguyên liệu khác. Người miền Bắc hay xào lòng già với dưa cải bẹ chua, xào với nghệ củ, lá nghệ, hành răm hoặc ướp tỏi rồi nướng. Công đoạn khó khăn và ngại nhất khi sơ chế lòng già là làm sạch và tẩy mùi hôi. Tùy theo món ăn mà đi chợ chọn đoạn lòng cho hợp lý. Nếu xào thì có thể chọn phần nõn đuôi hay đoạn nào cũng được. Nhưng nếu làm dồi, nhất thiết phải chọn đoạn nhỏ nhất có thể.
Lòng mua về thường được rửa sạch bằng dấm hoặc nước cốt chanh tươi cho hết nhớt rồi lộn mặt bên trong ra, bóc hết mỡ bám rồi tiếp tục bóp muối, xả lại thật sạch và lộn lại. Cẩn thận hơn thì bóp muối thêm lần 2 rồi xả lại thật sạch với nước lạnh là có thể mang ra nhồi được rồi. Phần để nhồi gồm có tiết. Ở công đoạn này, để khiến cho tiết không đông, người ta thường pha vào một lượng muối lớn. Do đó, khi mua tiết từ chợ về, muốn nó đông lại thì phải pha loãng ra theo tỷ lệ 1 tiết pha với 1 nước (hoặc 1,5 nước). Ngoài tiết còn có hành hoa, rau răm thái nhỏ, giá đỗ, mỡ lá băm nhỏ... Tất cả nhồi vào bên trong khúc lòng, buộc chặt bằng chỉ và luộc. Khi luộc thi thoảng lấy que nhọn châm vào khúc lòng để lượng nước thừa bên trong thoát ra, như thế khi lòng chín mới không vỡ.
Nếu là lòng để xào, sau khi làm sạch nên chần qua với nước sôi và thái miếng vừa ăn, ướp cùng chút tỏi, hành khô, gừng. Phi thơm tỏi và hành khô đã đập dập, cho lòng vào xào, để lửa to, đảo đều tay chừng 3-4 phút là lòng chín. Lòng xào nghệ thì nên ướp nghệ trước đó, khi lòng chín thì rắc hành lá, rau răm thái nhỏ. Xào lòng với lá nghệ thì chọn lá nghệ non, thái nhỏ, đảo đều trên bếp 1 phút là có thể cho thêm hành lá rồi tắt bếp. Nếu làm món nướng thì ướp sa tế hoặc xả, nướng trên than hoa hoặc nồi chiên không dầu. Món này nên nướng cả khúc, khi ăn mới thái.
Phong phú thực đơn
Ở Huế có món lòng xào nghệ với bún rất hấp dẫn. Tuy nhiên, món ăn này không xào riêng lòng già mà lại thập cẩm mỗi thứ một ít, từ lòng già, lòng non, tim, gan... Món ăn rất hấp dẫn và hoàn toàn có thể làm tại nhà.
Lòng non thì công đoạn rửa và làm sạch đơn giản hơn chút ít. Dùng 2 ngón tay, ken cho sạch bên trong rồi chỉ việc bóp muối hoặc bóp chanh cho thật sạch rồi xả sạch với nước. Luộc lòng non là thao tác khó nhất. Tức là phải luộc sao cho lòng chín nhưng vẫn đảm bảo giòn chứ không dai, lòng luộc xong phải trắng chứ không thâm. Thường là khi nồi nước sôi sẽ thả lòng vào, chờ sôi bùng lên thì vớt ra thả lòng vào một chậu nước lạnh (có đá thì càng tốt). Ngâm chừng vài phút cho lòng nguội thì lại thả vào nồi nước sôi, chờ sôi bùng lên, tiếp tục vớt ra thả vào nước lạnh. Cứ vớt ra, thả vào như thế chừng 3 lần, cách luộc này khiến lòng chín nhưng vẫn giòn.
Ngoài luộc, lòng non cũng có thể làm dồi. Ngoài kiểu làm dồi tiết thì nó còn được nhồi hỗn hợp thịt, sụn, lá mơ băm nhỏ với tên gọi là dồi sụn. Đây từng là món ăn một thời "gây bão" từ hàng ăn vặt vỉa hè đến mạng xã hội. Cũng đều là lòng, nhưng dồi làm từ lòng non hay lòng già lại cho vị rất riêng, không giống nhau. Lòng non cũng có thể nướng, xào dưa chua như lòng già, hoặc thả lẩu (lẩu lòng).
Có một món ăn nữa, không thể thiếu khi nhắc đến lòng lợn, ấy là dạ dày. Món này dễ làm nhất trong các món kể trên, đồng thời cũng có thể chế biến được nhiều phiên bản nhất có thể. Cũng giống như lòng, dạ dày khi mua về buộc phải làm sạch nhớt, tẩy rửa mùi hôi bằng dấm hoặc chanh. Cách luộc cũng giống lòng non, tức là cứ vớt ra thả vào nước đá cho giòn. Ngoài luộc, danh sách chế biến dạ dày tương đối dài bao gồm: dạ dày om tiêu, xào sả ớt, om nước dừa, ướp ngũ vị hương nướng, trộn cay hay hầm nấm...
Trong tổng hợp các món gọi chung là lòng lợn còn có thịt dải. Đây là phần thịt nằm xen kẽ giữa các phần nội tạng, nó mềm, béo, ngọt và thơm. So với các phần thịt của con lợn, thịt dải thường đắt giá và cũng đắt khách. Các bà nội trợ mà không mua từ buổi sớm thì hiếm khi còn. Thịt dải được dùng để nướng, luộc, thậm chí nếu để ăn cơm thì rim mắm cũng ngon.
Cách làm muối sả chuẩn vị Huế dân dã mà ngon đậm đà, ăn cùng cơm trắng quả là 'cực phẩm'! Cách làm muối sả không khó. Hãy cùng Emdep.vn học cách làm muối sả chuẩn vị Huế bằng các bước đơn giản dưới đây nhé! Muối sả là món ăn đặc trưng của người dân miền Trung, nhất là ở Huế. Muối sả có thể để dành ăn cả tuần vẫn thơm ngon, với hương vị hoà quyện hài hoà giữa sả, ớt...