Cách làm mới trong hoạt động khuyến học cần được phát huy và nhân rộng
Xuất phát từ tâm của người tu hành, cùng thông tin từ báo chí, truyền thông, Thượng tọa Thích Thiện Thành – Trụ trì chùa Kim Tiên, xã An Phú, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang đã vận động các phật tử, nhà hảo tâm hỗ trợ cho các em học sinh khó khăn trên địa bàn có thêm điều kiện tiếp bước đến trường, nuôi dưỡng ước mơ đến với giảng đường đại học…
Ban đầu, Thượng tọa vận động, hỗ trợ các em học sinh từ cấp trung học cơ sở trở lên 550.000 đồng/tháng/em. Qua thời gian hỗ trợ và tìm hiểu, được biết số tiền nhận được các em gửi cho phụ huynh, phụ huynh chi phần lớn cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, trong khi chi cho việc học rất ít. Nếu thực hiện theo hình thức này thì đến khi các em tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) sẽ không có chi phí để học tiếp vào đại học hoặc học nghề. Từ suy nghĩ trên, Thượng tọa Thích Thiện Thành đã chuyển hình thức hỗ trợ, bắt đầu từ năm 2015, mỗi tháng, từ số tiền hỗ trợ 550.000 đồng/em, Thượng tọa trao cho mỗi em 150.000 đồng, còn lại 400.000 đồng gửi tiết kiệm tại ngân hàng, đến khi các em tốt nghiệp THPT, Thượng tọa giao sổ tiết kiệm tận tay cho các em để làm chi phí tiếp tục học đại học hoặc học nghề. Theo cách làm này, bình quân mỗi sổ tiết kiệm các em được nhận trên 20 triệu đồng (không kể tiền mặt hàng tháng đã nhận 150.000 đồng/tháng/em).
Để thực hiện đạt hiệu quả, Thượng tọa mời phụ huynh và học sinh viết cam kết không được bỏ học giữa chừng với sự chứng kiến của chính quyền địa phương và ngân hàng nơi Thượng tọa gửi sổ tiết kiệm; khi các em tốt nghiệp Trung học phổ thông thì Thượng tọa sẽ trao lại sổ tiết kiệm cho các em. Nếu phụ huynh và học sinh không thực hiện đúng cam kết, bỏ học giữa chừng thì không được nhận sổ tiết kiệm này.
Từ cách làm trên, năm 2015, Thượng tọa Thích Thiện Thành đã hỗ trợ cho 20 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện; năm 2016 hỗ trợ cho 24 em; năm 2017 đến nay hỗ trợ cho 32 em. Đến nay, đã có 02 em tốt nghiệp THPT, thi đậu vào đại học (01 em đậu vào trường Đại học tại TP HCM, chuyên ngành Tài chính – Kế toán; 01 em đậu vào trường Đại học An Giang, chuyên ngành Luật); Thượng tọa đã trao sổ tiết kiệm cho 02 em; đồng thời bổ sung 02 em có hoàn cảnh khó khăn khác để được hỗ trợ tiếp tục dưới hình thức này, trong thời gian tới.
Ngoài cách làm trên, hàng tháng, Thượng tọa Thích Thiện Thành còn hỗ trợ cho 30 em học sinh nghèo trên địa bàn xã An Phú, huyện Tịnh Biên, mỗi em 120.000 đồng/tháng, mỗi qúy nhận một lần; mỗi năm, Thượng tọa cũng đã hỗ trợ cho 10 em sinh viên trường Đại học An Giang có hoàn cảnh gia đình khó khăn, mỗi em 4.800.000 đồng/năm (các em nhận tiền chia làm 02 đợt/năm; mỗi đợt là 2.400.000 đồng).
Nhằm giúp địa phương thực hiện tốt hoạt động “Tiếp bước đến trường”, mỗi năm Thượng tọa Thích Thiện Thành hỗ trợ cho học sinh trên địa bàn 500 suất quà (gồm tập và dụng cụ học tập), mỗi suất trị giá khoảng 180.000 đồng, bắt đầu thực hiện từ năm 2002 cho đến nay và tặng 50 chiếc xe đạp cho học sinh nghèo không có phương tiện đến trường…
Có thể thấy đây là việc làm mang lại hiệu quả thiết thực, cách làm mới trong hoạt động khuyến học cần được duy trì, phát huy và nhân rộng; hiệu quả của việc làm này, vừa giúp chính quyền địa phương trong công tác khuyến học, khuyến tài; đồng thời là động lực giúp các em học sinh nghèo, khó khăn cố gắng vươn lên trong học tập, không bỏ học giữa chừng; qua đó, thực hiện được mơ ước tiếp bước vào giảng đường đại học, hoặc học để có nghề nghiệp ổn định nuôi sống bản thân, gia đình và giúp ích cho xã hội.
Có thể nói, nghĩa cử và cách làm của Thượng tọa Thích Thiện Thành là tấm gương sáng “sống tốt đời, đẹp đạo”, rất phù hợp và tương đồng với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, theo tinh thần Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị.
Video đang HOT
Thanh Khiết
Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh An Giang
Theo tapchimattran.vn
3 nguyên tắc học tập của Thủ khoa Đại học Kinh tế
Đã từng chọn Đại học Ngoại thương là nguyện vọng số 1 nhưng Mỹ Hạnh lại bất ngờ thay đổi quyết định để chọn về học Đại học Kinh tế Đà Nẵng.
Với số điểm 25,05 (Toán: 8,6 điểm, Vật Lý: 8,25 điểm và Anh văn: 8,2 điểm), Đặng Thị Mỹ Hạnh, cựu học sinh trường trung học phổ thông Hoàng Hoa Thám (Đà Nẵng) đã trở thành tân thủ khoa của Đại học Kinh tế Đà Nẵng (viết tắt là DUE) năm 2018.
"Khi nghe tin em đỗ đại học nguyện vọng 1, em thật sự rất vui. Khát khao được bước chân lên giảng đường đại học của em đã thành sự thật.
Chân dung nữ tân thủ khoa Đại học Kinh tế Đà Nẵng năm 2018. Ảnh: TH
Từ giờ, em sẽ trở thành một thành viên của DUE. Hy vọng DUE sẽ là một môi trường tích cực để em có thể phát triển bản thân".
Ít ai biết được rằng, chỉ trước đó vài ngày, trong nguyện vọng 1 của mình, Mỹ Hạnh đã chọn trường Đại học Ngoại thương để theo học.
Nhưng rồi mảnh đất quê hương níu kéo, sự tư vấn của bạn bè, gia đình, Hạnh lật tìm những thông tin về Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, ngôi trường có đào tạo chuyên ngành mà Hạnh đam mê là Kinh doanh quốc tế.
Chia sẻ về lý do thay đổi quyết định chọn Đại học Ngoại thương sang Trường Đại học Kinh tế vào phút chót, Mỹ Hạnh nói:
"Hiện tại em đang sống tại Đà Nẵng. Bản thân thích sự đổi mới cũng như môi trường của DUE, em nghĩ nơi đây sẽ cho em nhiều kiến thức tốt nhất, tạo cho em sự năng động, am hiểu các quy luật về kinh tế xã hội.
Từ đó em sẽ có được một nền tảng kiến thức vững vàng, kĩ năng tốt để kiếm được công việc tốt và đạt được ước mơ của mình"
Ngoài ra, Mỹ Hạnh cũng chia sẻ thêm là mẹ cũng là người có ảnh hưởng lớn đến quyết định chọn DUE của em vì thuận tiện trong sinh hoạt, đi lại và chất lượng đào tạo ở đây. Và em thấy đây là quyết định vô cùng sáng suốt.
Nói về ước mơ của mình, từ ngày nhỏ, Hạnh đã muốn trở thành một doanh nhân "tầm cỡ quốc tế".
Nếu như với nhiều người khác, cái tên gọi "ngành Kinh doanh quốc tế" còn khá lạ lẫm thì với Mỹ Hạnh đã tìm hiểu kỹ càng từ những ngày còn ngồi trên ghế phổ thông.
"Kinh doanh quốc tế là ngành mà em đã ước mơ và yêu thích từ rất lâu", Hạnh bộc bạch.
Đánh giá về đề thi trung học phổ thông quốc gia năm nay, tân thủ khoa Đại học Kinh tế Đà Nẵng cho rằng đề thi quốc gia năm có sự phân hóa cao và được cho là "khó nhằn" với tất cả thí sinh.
Và bí quyết để đạt được điểm cao của nữ thủ khoa này là tuân thủ ba nguyên tắc.
"Ngay từ nhỏ, em đã đặt 3 nguyên tắc cho việc học của mình là. Thứ nhất, là sự kiên trì, chăm chỉ cần mẫn.
Thứ hai là chọn một người thầy dạy tốt. Thứ ba là đọc được những cuốn sách hay. Và cộng cả một chút may mắn nữa chứ", Mỹ Hạnh vui vẻ chia sẻ.
Nói về những dự định sắp tới khi trở thành tân sinh viên, Mỹ Hạnh sẽ cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập của mình và dĩ nhiên là sẽ tích lũy thật nhiều kinh nghiệm, kỹ năng.
Bằng cách tham gia vào các hoạt động trong cũng như ngoài trường, xây dựng các mối quan hệ với các bạn, anh, chị như tham gia một vài câu lạc bộ, đội, nhóm của trường chẳng hạn.
"Hiện tại thì em vừa đặt chân vào một môi trường hoàn toàn mới. Hành trình sắp tới em sẽ bắt đầu từ con số 0. Vì vậy em rất háo hức chinh phục những trải nghiệm mới mẻ phía trước", Mỹ Hạnh cho biết.
Theo giaoduc.net.vn
Cô học trò nghèo xứ Mường trở thành Thủ khoa Học viện Quản lý giáo dục Cai kêt co hâu, lam sang bưng tương lai cua cô hoc tro ngheo xư Mương, Hà Thị Nhung, khi Nhung đon nhân tin vui tư Hoc viên Quan ly giao duc, em đa đô thu khoa toan Hoc viên va nhân đươc nhiêu tai trơ hoc tâp. Bài viết về thí sinh Hà Thị Nhung đăng trên Dân trí với tựa đề:...