Cách làm mầm đậu nành nguyên xơ tại nhà, không bị thối
Cách làm mầm đậu nành tại nhà là cách chế biến rau quả sạch tốt cho sức khỏe, lại rất dễ trồng và chăm sóc. Mầm đậu nành là một trong những thành phần được sử dụng phổ biến trong ẩm thực châu Á,.
Bạn hoàn toàn có thể trồng đậu nành nảy mầm tại nhà và độ ngon thì không kém bên ngoài bán. Hơn nữa, việc tự trồng mầm đậu còn giúp bạn kiểm soát quá trình phát triển mà không dùng đến các hóa chất kích thích độc hại. Một chén đậu nành khô thường sẽ nảy mầm tạo ra khoảng 700 gram mầm. Khi đậu được nảy mầm, nhiều vitamin và khoáng chất được tăng cường, giúp chúng trở nên bổ dưỡng hơn so với hạt đậu ban đầu. Các bước thực hiện vô cùng đơn giản, bạn hãy tham khảo bài viết sau để bắt tay tiến hành nhé.
1. Hướng dẫn cách làm mầm đậu nành nguyên xơ tại nhà theo thủ công
1.1. Nguyên liệu
Cách làm mầm đậu nành tại nhà ( How to Sprout Soy Beans ) nhận được rất nhiều lượt tìm kiếm khi nhu cầu tự trồng và sử dụng rau quả sạch ngày càng tăng cao. Quá trình làm hạt đậu nành nảy mầm cũng rất đơn giản. Điều quan trọng là bạn cần lưu ý yếu tố nhiệt độ, không khí, thời gian ngâm đậu và dụng cụ dùng để trồng đậu. Trước hết, bạn chuẩn bị các nguyên liệu như sau:
Hạt đậu nành (loại tốt): 3/4 chén (hạt đậu nành hữu cơ càng tốt)
Nước sạch: 3 – 4 chén
Dụng cụ: rổ nhựa, khăn sạch để phủ (hoặc thay bằng lá chuối cũng được)
1.2. Cách làm mầm đậu nành ủ đúng chuẩn đơn giản nhất tại nhà
1.2.1. Cách ngâm hạt đậu nành
Rửa sạch đậu nành, bỏ hết sỏi, đá, tạp chất bám quanh hạt đậu.
Rửa sạch đậu nành để chuẩn bị ngâm qua đêm. Ảnh: Internet
Cho toàn bộ đậu nành vào hũ thủy tinh, hoặc thau sạch.Đổ nước vào đầy 3/4 bình chứa, đậy kín lại bằng miếng che phủ hoặc tấm lưới sạch.Ngâm hạt đậu nành ít nhất 8 tiếng đồng hồ, hoặc qua đêm.
1.2.2. Cách ủ làm mầm đậu nành không bị thối
Sau thời gian ngâm, bạn vớt đậu nành ra và xả nước lại nhiều lần thật kỹ, nhặt bỏ hạt hư, kém chất lượng.Chuyển đậu nành vào rổ, đợi ráo nước.Cho toàn bộ đậu nành vào rổ (có lỗ dưới đáy), xả nước đều lên trên cho đậu “ngậm nước”.
Cho rổ đậu nành ngâm nước trước khi ủ. Ảnh: Internet
Sau đó, phủ tấm khăn sạch che kín rổ.
Lưu ý: Khi trồng đậu nành nảy mầm, cần che phủ kín để tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào. Nếu không, hạt đậu sẽ chuyển sang màu xanh lá cây thay vì có màu vàng đẹp mắt.
Phủ kín đậu nành đã tưới nước để ủ nảy mầm. Ảnh: Internet
Thực hiện tưới nước cho đậu đều đặn 3 – 4 lần/ ngày, cho đến khi mầm xuất hiện đuôi rễ. Khoảng 2 – 3 ngày sau, khi mầm đậu nành đạt đến độ dài như mong muốn (khoảng 5 – 6 cm) thì lấy ra, để mầm ráo nước.
Đậu nành ủ khoảng 2 ngày là mọc rễ dài. Ảnh: Internet
Với cách làm giá đỗ tại nhà này, bạn muốn sử dụng ngay để nấu ăn thì cần đợi ít nhất 3 – 4 tiếng sau khi thu hoạch. Để bảo quản, chuyển mầm vào hộp chứa sạch có nắp, cho vào ngăm mát tủ lạnh, dùng trong tối đa 1 tuần.
Mầm đậu nành sau khi trồng cần đợi vài tiếng mới sử dụng được. Ảnh: Internet
2. Hướng dẫn cách làm mầm đỗ tương bằng sỏi và máy làm giá đỗ
2.1. Nguyên liệu
Hạt đậu nành: 120 gram
Vài viên sỏi đá
Video đang HOT
Máy làm giá đỗ
Chuẩn bị nguyên liệu làm mầm đậu nành với sỏi và máy làm giá đỗ. Ảnh: Internet
2.2. Cách làm mầm đậu nành bằng sỏi và máy làm giá đỗ
Xả nước rửa đậu nành nhiều lần, nhặt bỏ hạt xấu, lép.Cho đậu vào thau nước sạch ngâm ít nhất 5 tiếng cho mềm hạt, rồi vớt ra rổ, để ráo.Xả nước đậu sau khi ngâm lần nữa, rồi để ráo nước, đem rải lên khay của máy làm giá đỗ thật đều.Rải lên trên hạt đậu các viên sỏi, rồi ráp vào máy, đậy bình chứa và phủ lớp màn che.Khởi động máy bắt đầu ủ mầm.Mỗi ngày, canh thay nước sạch cho đậu 2 lần vào sáng và tối.
Hướng dẫn từng bước ủ mầm đậu nành bằng máy làm giá đỗ và sỏi.
Khoảng 3 – 4 ngày sau, kiểm tra độ nảy mầm của đậu nành. Thông thường, sau thời gian này, mầm sẽ đạt kích cỡ khoảng 3 cm – 5 cm. Tùy độ dài mong muốn mà bạn thu hoạch mầm nhé.
3. Cách làm bột mầm đậu nành
Chế biến mầm đậu nành thành tinh bột là cách giúp bạn lưu trữ được các sản phẩm từ nguyên liệu này lâu hơn. Sau khi ủ đậu nành nảy mầm, bạn chỉ cần thêm 2 bước nữa để “hô biến” chúng thành dạng bột như sau:
Làm khô mầm đậu nành: Bạn có thể rải mầm lên mâm sạch rồi đem phơi nắng cho khô ráo, hoặc cho vào lò sấy khô để tiết kiệm thời gian. Khi mầm đậu khô, bạn lấy vào, cho vào chảo nóng rang mức lửa thấp nhất cho đến khi chín vàng.Cho toàn bộ mầm đậu nành vừa rang vào máy sinh tố, xay tốc độ cao. Xay cho đến khi mầm đậu thành bột mịn màng như ý, bạn lọc qua rây lần nữa để bỏ các chất lợn cợn.
Mầm đậu nành sấy khô rồi cho vào máy sinh tố xay nhuyễn.
Đổ bột vào bình thủy tinh đã tiệt trùng, hoặc túi zip, đậy kín. Thời hạn sử dụng của bột đậu nành nguyên xơ là tối đa 6 tháng. Với phần bột, bạn có thể pha sữa, hoặc làm nguyên liệu chế biến món tráng miệng.
Bột mầm đậu nành có thể bảo quản được lâu để chế biến món ăn ngon. Ảnh: Internet
4. Cách làm sữa mầm đậu nành để uống
4.1. Nguyên liệu
Phần mầm đậu nành được làm từ 1 cốc hạt đậu nành
5,5 chén nước lọc
2 muỗng canh bột yến mạch khô
4.2. Cách làm sữa mầm đậu nành tại nhà để uống
Đậu nành sau khi nảy mầm, bạn cho vào thau nước sạch.Dùng tay chà xát các mầm đậu với nhau.
Khi này, bạn sẽ nhận thấy được lớp da ngoài cùng bong ra, hãy loại bỏ chúng.
Tiếp tục chà xát như vậy cho đến khi hết mầm.Cho mầm đậu nành, nước lọc và bột yến mạch vào máy sinh tố, xay cho nhuyễn mịn.
Kết hợp bột yến mạch giúp sữa mầm đậu nành xay có vị béo ngon và thơm hơn.
Sau đó, đổ hỗn hợp qua rây có lót một lớp vải xô mỏng để lọc lấy phần sữa mịn màng.
Bước lọc lại nước sữa mầm đậu nành bằng rây có lót khăn sạch.
Nêm nếm ít muối, đường cho vừa vị và để sữa trong tủ lạnh, uống ngon nhất trong ngày.
Bạn có thể thêm hạt chia, hạt lanh thưởng thức cùng sữa yến mạch mầm đậu nành để tăng dưỡng chất.
4.3. Lưu ý khi uống mầm đậu nành – những ai không nên uống?
Với sữa mầm đậu nành tự làm đúng cách tại nhà, bạn có thể sử dụng bình thường, trừ trường hợp bác sĩ chống chỉ định. Với tinh chất mầm đậu nành (các sản phẩm thức uống chiết xuất isoflavon) thì các trường hợp sau cần tránh sử dụng:
Mắc bệnh u xơ tuyến vú, u xơ tử cungGặp vấn đề với u lạc nội mạc tử cungPhụ nữ mang thai, hoặc đang cho con bú mà có chống chỉ định của bác sĩ5. Lưu ý chọn giống hạt đậu nành để tăng tỷ lệ nảy mầm thành công
Trên thị trường có rất nhiều giống đậu nành khác nhau. Trong số đó, giống tốt xen lẫn giống xấu. Bởi tỷ lệ nảy mầm thành công của hạt đậu nành rất thấp (thậm chí chỉ khoảng 50%), nên việc chọn lựa giống kỹ càng là điều vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số lưu ý khi thực hiện cách làm mầm đậu nành tự trồng tại nhà:
Hạt đậu nành lớn nảy mầm tốt hơn dưới nhiệt độ mát mẻ. Thế nên, nếu có thể, hãy trồng đậu nành với mức 20 – 22 độ C.
Nên ủ mầm đậu nành ở mức nhiệt độ mát mẻ, có lỗ thoáng khí để tránh úng thối. Ảnh: Internet
Hạt đậu nành lớn có thể không nhận đủ không khí cần thiết trong quá trình thoát nước. Thế nên, khi dùng thùng chứa cho đậu nảy mầm, bạn cần tạo nhiều lỗ thông gió để thoát nước
Cách làm mầm đậu nành cần được chế biến trước khi tiêu thụ. Điều này giúp đảm bảo an toàn người dùng và đạt hương vị thơm, ngon, tận dụng nhiều chất bổ dưỡng nhất tăng cường cho cơ thể.6. Mầm đậu nành và tác dụng đối với sức khỏe
6.1. Mầm đậu nành ăn có tốt không?
Đậu nành là một loại đậu đa năng, rẻ tiền, sử dụng được nhiều trong các công thức nấu ăn , món tráng miệng. Giá đỗ làm từ đậu nành rất tốt đối với sức khỏe. Bởi, trong thành phần của mầm đậu nành có chứa nhiều vitamin A, vitamin C và chất sắt – các loại dinh dưỡng tốt cho sự phát triển, nhất là gia tăng vòng 1 ở phụ nữ. Đồng thời, còn giúp tăng cường sức khỏe hệ xương, tim mạch và gan, điều trị rối loạn não và cải thiện hoạt động tiêu hóa.
Các sản phẩm từ mầm đậu nành có tác dụng tăng kích cỡ vòng 1 cho phụ nữ.
Nếu không có vấn đề gì về sức khỏe, bạn có thể bổ sung chế độ ăn uống với 50% rau mầm đậu nành, 35% rau xanh và 15% hoa quả. Theo tiêu chuẩn, một người bình thường cần khoảng 4 chén rau mầm mỗi ngày. Trong đó, 2 chén dành cho bữa trưa và phần còn lại dành cho bữa tối là tốt nhất.
6.2. Ăn mầm đậu tương có béo không?
Mầm đậu nành có độ giòn rất ngon, lại cực kì có lợi cho sức khỏe tổng thể. Bởi vì, chúng chứa nhiều protein thực vật, không có chất béo và cực kì ít calo. Thế nên, cách làm mầm đậu tương nguyên chất tại nhà sẽ giúp bạn giảm cân hiệu quả. Đây chính là nguyên liệu phổ biến khi kết hợp với cách làm salad rau giảm cân theo đúng chế độ khoa học.
6.3. Mầm đậu tương có tác dụng gì đối với bà bầu?
Như đã đề cập ở trên, rau mầm đậu nành cần được rửa sạch để làm các món ăn ngon, bổ dưỡng đúng cách, giống như các loại trái cây và rau quả khác.
Với bà bầu, thực phẩm cần được nấu chín kỹ càng, nhất là với đậu mầm. Trên thực tế, rau mầm sống, hoặc nấu chín vừa có liên quan đến nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn – như E.coli và salmonella gây ra. Do đó, mặc dù mẹ bầu dùng được rau mầm đậu nành nhưng chúng cần được chế biến thật kỹ lưỡng trước khi sử dụng nhé.
Bà bầu ăn được các sản phẩm mầm đậu tương nguyên chất và nấu chín kỹ. Ảnh: Internet
Cách làm mầm đậu nành nguyên xơ tại nhà giúp bạn tự sản xuất nguyên liệu nấu ăn bổ dưỡng mà không tốn quá nhiều chi phí, thời gian mua sắm. Bạn có thể bổ sung ngay nguyên liệu này vào thực đơn giảm câ n của mình để đổi vị thanh mát ngày hè. Chúc bạn cùng gia đình thưởng thức những món ăn ngon và lành mạnh nhé!
Hướng dẫn cách tự làm bột mầm đậu nành đơn giản tại nhà, tốt cho sức khỏe
Có tác dụng rất lớn trong việc cân bằng và bổ sung nội tiết tố estrogen duy trì sức khỏe sắc đẹp, mầm đậu nành có tác dụng rất lớn đối với sức khỏe phụ nữ.
Cùng vào bếp tự làm ngay bột mầm đậu nành tại nhà, an toàn cho sức khỏe nhé.
Nguyên liệu làm Bột mầm đậu nành Cho 04 người
Đậu nành 200 gram
Nước 100 ml
Cách chọn đậu nành để làm bột mầm
Khâu chọn đậu rất quan trọng. Nên chọn đậu nành ta, hạt nhỏ không phải đậu nành biến đổi gen, hạt tròn mẩy, không mốc mọt, màu vàng tươi, được hong bằng cách phơi nắng.
Dụng cụ thực hiện
Rổ hoặc hũ để đựng, khăn bông sạch,...
Cách chế biến Bột mầm đậu nành
1
Sơ chế đậu nành
Để loại bỏ sạn cát và bụi bẩn khỏi hạt đậu nành, đem ngâm hạt đậu nành với nước ấm khoảng 35 độ trong 3 tiếng, hoặc đến khi nào thấy hạt đậu nở to, căng đến kích thước tối đa thì vớt đậu ra rổ.
2
Ủ đậu mọc mầm
Lấy rổ ra, lót một chiếc khăn ẩm dưới đáy rổ, rồi trải một lớp đậu mỏng, sau đó lại đắp một chiếc khăn ẩm lên trên.
Nếu muốn làm nhiều đậu hơn, bạn có thể tiếp tục trải thêm một lớp nữa. Trên cùng bạn nên đè một vật nặng nào đó. Sức nặng của đồ vật sẽ giúp nước từ khăn chảy xuống, khăn đỡ bị đọng nước.
Để đậu nành vào chỗ tối, mát mẻ. Hàng ngày cho tưới nước cho đậu 3 lần để duy trì độ ẩm của khăn.
Khoảng 2 ngày sau, hạt đậu nành sẽ mọc mầm được 1 - 2cm. Khi hạt đã nảy mầm, đem đãi vỏ.
3
Sấy khô mầm đậu nành
Đem đậu mọc mầm đi rửa thật sạch, sấy khô bằng lò nướng hoặc phơi nắng (4 - 7 ngày).
Sau khi phơi khô, đem đậu mầm đi rang chín.
4
Xay mịn thành bột
Cho đậu này đã sấy khô vào máy xay, xay thật nhuyễn.
Bảo quản trong hộp kín, để nơi khô ráo thoáng mát. Bột mầm đậu nành có thể giữ sử dụng trong khoảng 5 tháng.
5
Thành phẩm
Bột mầm đậu nành có thể sử dụng pha với nước ấm để uống hằng ngày, hay bạn có thể chế biến thành sữa mầm đậu nành.
Đối với mầm đậu nành, bạn có thể sử dụng chúng như một loại rau để cho vào các món canh chân giò, canh xương, canh thịt băm,... hay làm các món xào như mầm đậu nành xào thịt bò, mầm đậu nành xào cà chua hành lá,... cũng rất dễ ăn và ngon miệng.
Cách làm đậu hũ non mềm ngon cho bé ăn dặm, không dùng thạch cao Cách làm đậu hũ non không quá khó với điều kiện bạn chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu và thực hiện theo công thức giới thiệu ngay sau đây. Đậu hũ non có thể làm từ đậu nành, yến mạch, trứng gà. Món ăn giàu dinh dưỡng này thích hợp cho mọi độ tuổi. Đặc biệt, đậu hũ non yến mạch là "món...