Cách làm hiệu quả để phòng ngừa bạo lực học đường
Công an quận 2, TP Hồ Chí Minh chỉ đạo Hội phụ nữ và Đoàn Thanh niên Công an quận xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường và xâm hại trẻ em.
Theo lãnh đạo Công an quận 2, TP Hồ Chí Minh, để làm tốt công tác phòng ngừa bạo lực học đường cũng như phòng, chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, Công an quận chỉ đạo Hội phụ nữ và Đoàn Thanh niên Công an quận xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường và xâm hại trẻ em; đồng thời lồng ghép tuyên truyền tình hình tệ nạn ma túy, tác hại của ma túy và biện pháp phòng, chống tội phạm về ma túy; các phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm cướp, cướp giật, trộm cắp tài sản; công tác phòng cháy chữa cháy và hướng dẫn các thế võ, kỹ năng tự vệ cho học sinh.
Đây là một trong những hoạt động có ý nghĩa thiết thực được Ban Giám hiệu và giáo viên các trường học đánh giá rất cao, thu hút sự quan tâm của học sinh.
Tại các buổi tuyên truyền, báo cáo viên kết hợp tuyên truyền với những hình ảnh minh họa trực quan, sinh động, kết hợp phát tờ rơi tuyên truyền. Một trong những “tiết mục” thu hút sự chú ý của học sinh là các em được hướng dẫn các thế võ, kỹ năng tự vệ bản thân.
Công an quận 2, TP Hồ Chí Minh chỉ đạo Hội phụ nữ và Đoàn Thanh niên Công an quận xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường và xâm hại trẻ em.
Đoàn viên Công an quận 2 hướng dẫn học sinh các thế võ phòng vệ bản thân.
Qua 2 tháng triển khai kế hoạch (từ 14-2-2019 đến nay), Hội phụ nữ và Đoàn Thanh niên Công an quận 2 đã tổ chức được ở 4 trường: Tiểu học Thạnh Mỹ Lợi, THCS Trần Quốc Toản, THPT Thủ Thiêm, Trung tâm giáo dục thường xuyên quận 2, thu hút hàng ngàn học sinh và giáo viên dự.
Hiện nay rất nhiều trường học đã đăng ký để được tuyên truyền cho học sinh, Công an quận 2 đang sắp xếp để tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền đạt kết quả cao.
Video đang HOT
Theo thầy Nguyễn Tấn Tài, Hiệu trưởng Trường THPT Thủ Thiêm, hoạt động tuyên truyền của Hội phụ nữ và Đoàn thanh niên Công an quận 2 đã làm cho học sinh của trường rất thích.
Đây là hoạt động rất có ý nghĩa, giúp học sinh biết được bạo lực học đường là như thế nào để né tránh; đặc biệt là các anh Công an đưa ra những mẫu ma tuý như viên thuốc lắc, đã giúp các em nhận diện được ma tuý, tác hại như thế nào khi sử dụng.
Tôi cho rằng đây là chương trình giáo dục kỹ năng rất tốt, có tác động rất mạnh mẽ trong nhà trường. Trong chương trình tuyên truyền, các anh Công an dạy học sinh những thế võ cơ bản để phòng vệ cho cả học sinh nam và nữ, làm cho các em rất thích.
Trung tá Dương Thị Kim Dung, Chủ tịch Hội phụ nữ Công an quận 2 cho biết, mặc dù bạo lực học đường chưa diễn ra trên địa bàn quận, tuy nhiên đã xảy ra ở một số tỉnh thành trên cả nước, gây bức xúc trong xã hội, làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự.
Hội phụ nữ và Đoàn Thanh niên Công an quận tiến hành xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền trong trường học, nội dung phải phù hợp với từng độ tuổi của học sinh các cấp.Qua đó nâng cao hơn nữa ý thức của học sinh, giúp các em biết về hậu quả của bạo lực học đường cũng như nhận thức một cách đúng đắn về tác hại của ma tuý…
Trung uý Nguyễn Thanh Phong, Bí Thư Đoàn Thanh niên Công an quận 2 cho biết: “Khi triển khai thực hiện kế hoạch này, ban đầu Đoàn Thanh niên và Hội phụ nữ đến từng trường vận động ban giám hiệu để được phối hợp tổ chức tuyên truyền, nhưng đến nay, thấy được hiệu quả của chương trình này, nhiều trường đã chủ động liên hệ với Công an quận để được tổ chức tại trường”.
Mặc dù công tác chuyên môn của Công an quận rất nhiều, nhưng xuất phát từ tình hình thực tế, Công an quận 2 coi công tác tuyên truyền trong trường học cũng là một trong những công tác phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật.
“Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục chỉ đạo đoàn, hội tăng cường tuyên truyền trong các trường học trên địa bàn với nhữg nội dung và hình thức tuyên truyền đa dạng, sinh động hơn, để học sinh dễ hiểu nhất. Đây cũng là một trong những cách để xây dựng hình ảnh chiến sĩ Công an gần gũi, thân thiện, vì nhân dân phục vụ”, Thượng tá Nguyễn Lê Hùng, Phó trưởng Công an quận 2 cho biết.
Nhân Sơn
Theo CAND
Các chuyên gia giáo dục đề xuất mô hình phòng chống bạo lực học đường
Bạo lực học đường là vấn đề không riêng biệt của học đường Việt Nam, mà bạo lực học đường ở nhiều quốc gia cũng diễn biến phức tạp và "khó đoán" hơn. Chính vì thế, các chuyên gia đề xuất giải pháp, mô hình cụ thể để phòng chống bạo lực học đường ở Việt Nam thực sự hiệu quả.
Chương trình phòng chống bạo lực: Không thể chỉ dạy vài giờ
PGS.TS.Trần Thành Nam - Chủ nhiệm khoa Các Khoa học giáo dục (trường ĐH Giáo dục, ĐHQGHN) cho biết: Theo số liệu của UNESCO (2017) con số trẻ em và vị thành niên là nạn nhân của bạo lực học đường hàng năm lên đến 246 triệu người trên toàn thế giới. Số liệu của Plan International và Trung tâm nghiên cứu quốc tế về phụ nữ (ICRW) khảo sát trên 5 quốc gia là Campuchia, Việt Nam, Indonesia, Pakistan và Nepal cho thấy cứ 10 học sinh thì có 7 em từng trải nghiệm bạo lực học đường. Quốc gia có số học sinh hứng chịu nạn bạo lực cao nhất là Indonesia (84%); thấp nhất là Pakistan với 43%.
PGS.TS.Trần Thành Nam cũng chỉ ra những mô hình phòng chống bạo lực học đường trên thế giới, từ các mô hình đó, TS Trần Thành Nam nêu quan điểm: Cần đưa ra một quy trình hành động phòng chống bạo lực học đường áp dụng một cách nhất quán và liên tục, kết hợp phòng ngừa và can thiệp, phối hợp các chương trình xã hội, nhà trường, nhóm nhỏ và cá nhân.
Cũng cần nhận ra và xử lý tốt những yếu tố làm suy giảm hiệu quả của chương trình phòng chống bạo lực học đường như chương trình chung không phân biệt đối tượng lứa tuổi, lý do sử dụng bạo lực. Không đánh giá và có kế hoạch hỗ trợ cho tất cả học sinh tham dự hoặc chứng kiến hành động bạo lực. Không có hoạt động sàng lọc phân loại và chương trình can thiệp tập trung cho những trẻ đã và đang sử dụng bạo lực (5% số này gây ra đến 30-40% các vụ việc). Có tài liệu, văn bản hướng dẫn nhưng không áp dụng hay thực hiện. Chỉ dạy vài giờ cho có, cho qua về giáo dục pháp luật, ý thức về phòng chống bạo lực học đường cho giáo viên, học sinh hay ban giám hiệu Nhà trường.
Không tiếp tục giám sát và kiểm tra sau một thời gian thực hiện các hoạt động phòng chống bạo lực học đường dẫn đến suy giảm chất lượng. Không đánh giá được hoặc không khai thác sử dụng được hiệu quả các nguồn lực của Nhà trường và các bên liên quan trong thiết lập môi trường an toàn xung quanh trường học.
Quan tâm đến niềm hạnh phúc của học trò là giải pháp vì thế hệ tương lai. Ảnh:P.T
Thầy cô chủ nhiệm phải là điểm tựa của học sinh
Ở địa phương vừa xảy ra nữ sinh bị đánh hội đồng gây chấn động thời gian gần đây, ông Nguyễn Văn Phê - GĐ Sở GD&ĐT Hưng Yên cho rằng: Sự việc bạo lực học đường xảy ra tại một trường THCS của Hưng Yên, là một trường hợp đáng tiếc, cá biệt. Tỉnh đã có chỉ đạo kịp thời, quyết liệt xử lý nghiêm để làm gương. Ngành giáo dục cũng đã có văn bản chỉ đạo, tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác phòng chống bạo lực học đường.
Ông Nguyễn Văn Phê, cũng chia sẻ rằng, mặc dù Sở đã triển khai kế hoạch phòng chống bạo lực học đường hàng năm đến tận các cán bộ quản lý, nhưng một số cán bộ quản lý triển khai tại đơn vị mình còn hời hợt nên giáo viên chưa nắm chắc, từ đó xử lý các việc chưa được hiệu quả như mong muốn.
"Các thầy cô chủ nhiệm phải là điểm tựa của học sinh, phải là người tin cậy nhất để các em chia sẻ các vấn đề khó khăn trong cuộc sống, học tập; là cầu nối giữa học sinh và gia đình, giữa học sinh với đội ngũ thầy cô trong nhà trường với lãnh đạo trường, với các tổ chức trong nhà trường. Và là người gần gũi nhất, phân tích giúp học sinh, cùng học sinh đẩy lùi các tệ nạn xã hội ra xa trường học" - ông Nguyễn Văn Phê trao đổi.
Cùng quan điểm trên, ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch HĐQT trường Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) cho biết, khi cô giáo, nhà trường quan tâm đến hạnh phúc của học trò thì bạo lực sẽ giảm dần, sẽ không hết được nhưng từ chuyện to sẽ thành nhỏ, từ nhỏ sẽ thành không có gì. "Tôi cho đây là cách giải quyết hiệu quả trong vấn đề giải quyết bạo lực học đường".
"Trong 8 năm đưa giá trị sống và kỹ năng sống vào trường, trường Nguyễn Bỉnh Khiêm đã thay đổi hoàn toàn về cách tiếp cận và xử lý những vấn đề thuộc về an toàn nhà trường và bạo lực học đường. Các thầy cô giáo của chúng tôi đã được học những khóa giá trị sống và đã xử lý vấn đề của mình tốt hơn, trường học trở nên thân thiện hơn, học sinh hạnh phúc hơn" - ông Nguyễn Văn Hòa chia sẻ.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đề nghị ngành giáo dục các cấp tăng cường phổ biến các quy định pháp luật về đảm bảo an ninh, an toàn trường học và phòng chống bạo lực học đường, đặc biệt là các văn bản của Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Thông tư của Bộ liên quan đến vấn đề này. Trước tình trạng vẫn còn một số nơi chưa xử lý nghiêm giáo viên vi phạm, Bộ trưởng đề nghị lãnh đạo 63 Sở GD&ĐT thực hiện nghiêm túc chủ trương của ngành là nếu giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo thì trước hết không cho đứng lớp, chứ không thể đẩy từ lớp nọ sang lớp kia. Sau đó, căn cứ vào mức độ vi phạm đến đâu thì xử lý nghiêm đến đó theo quy định của pháp luật.
Phan Thủy
Theo phapluatxahoi
Ngăn chặn bạo lực học đường: Lấy giáo dục, nêu gương là chính Hội nghị trực tuyến toàn quốc ngành Giáo dục về bảo đảm an ninh, an toàn trường học, phòng chống bạo lực học đường, diễn ra ngày 17-4, đã thống nhất quyết tâm triển khai kế hoạch hành động về phòng, chống bạo lực học đường, xây dựng trường học an toàn, thân thiện năm 2019. Gần 20.000 đại biểu đã thể hiện...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Loạt thực phẩm giàu collagen giúp da căng mịn tức thì
Làm đẹp
19:34:17 31/03/2025
Thái Lan khẩn cấp điều tra vụ sập công trình 30 tầng do động đất
Thế giới
19:31:04 31/03/2025
Tháng 4 này, con đường tình duyên của 12 con giáp sẽ xuôi chèo mát mái hay sóng to gió lớn
Trắc nghiệm
19:28:13 31/03/2025
Hà Nội: Cột khói khổng lồ vẫn xả mù mịt, người dân dán băng dính chắn cửa
Tin nổi bật
19:28:02 31/03/2025
Nghe vợ hân hoan thông báo có bầu, tôi sốc nặng vì một bí mật giấu kín
Góc tâm tình
19:24:02 31/03/2025
Nhiều người căng thẳng là đổ mồ hôi lòng bàn tay: Có phải bệnh hiểm?
Sức khỏe
19:02:55 31/03/2025
Bức ảnh muốn quên luôn của Binz, Châu Bùi xem cũng phải "khóc thét"!
Sao việt
18:43:45 31/03/2025
Vụ 5 nữ sinh tiểu học phì phèo thuốc lá: Không được bố mẹ quan tâm, một em có nguy cơ nghỉ học
Netizen
18:28:50 31/03/2025
Kim Soo Hyun "tống cổ" viện G khỏi buổi họp báo chiều nay
Sao châu á
17:52:17 31/03/2025