Cách làm hành muối chua đơn giản
Với những mẹo ngâm hành muối chua cực ngon mà đơn giản, bạn hoàn toàn có thể thực hiện ngay tại nhà để thưởng thức món ăn này bất cứ lúc nào.
Hành muối chua là món ăn quen thuộc của nhiều gia đình Việt. Với vị chua, cay, mặn ngọt hài hòa, hành muối không chỉ giúp kích thích vị giác mà còn giúp bữa ăn thêm phần hấp dẫn và đậm đà.
Tuy nhiên, để làm món hành muối chua ngon, giòn, không bị hăng và giữ được lâu, bạn cần phải nắm được một số mẹo thú vị.
Dưới đây là cách làm hành muối chua đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả để bạn có thể tự tay chuẩn bị món ăn này tại nhà.
Hình minh họa. (Nguồn: ABC Food)
Nguyên liệu làm hành muối chua
- Hành củ: 500gr hành củ
- Nước muối: 500ml nước ấm, 2-3 thìa canh muối hạt (hoặc tùy theo khẩu vị)
- Giấm: 100ml giấm trắng (hoặc giấm gạo)
- Đường: 1-2 thìa canh đường (tùy khẩu vị muốn ngọt ít hay nhiều)
- Gia vị thêm: Một chút bột ngọt (nếu thích), tỏi băm, ớt tươi
Các bước thực hiện
- Sơ chế hành: Bạn nên chọn những củ hành còn tươi, không bị hư hỏng. Hành tím thường được ưa chuộng hơn vì có vị nhẹ nhàng, dễ ăn và mùi thơm đặc trưng, nhưng bạn cũng có thể dùng hành trắng nếu thích.
Video đang HOT
Tiếp đến, bạn lột sạch lớp vỏ bên ngoài của hành, rửa sạch để loại bỏ đất cát. Cắt bỏ đầu và gốc hành, sau đó tách thành các tép nhỏ.
Để hành có thể thấm đều gia vị và giòn hơn, bạn có thể cắt hành thành từng lát mỏng hoặc giữ nguyên củ nhỏ, cắt khía chéo lên thân củ.
- Ngâm hành trong nước muối
Pha nước muối theo tỷ lệ: 500ml nước ấm và 2-3 thìa canh muối hạt. Khuấy đều cho muối tan hoàn toàn.
Cho hành vào âu, đổ nước muối vào sao cho hành được ngập nước. Đậy kín âu lại và ngâm trong khoảng 3-4 giờ. Đây là bước quan trọng giúp hành bớt hăng và giúp hành giòn hơn sau khi ngâm.
Lưu ý, để hành không bị quá hăng, bạn cần phải ngâm hành trong nước muối đúng thời gian (khoảng 3-4 giờ). Nếu ngâm quá lâu, hành có thể bị mềm và mất đi độ giòn.
- Pha nước giấm đường: Trong một nồi nhỏ, đổ 100ml giấm, 1-2 thìa canh đường (tùy vào độ ngọt bạn muốn), một ít bột ngọt (nếu thích) và ớt tươi thái lát (nếu ăn cay).
Đun nhẹ hỗn hợp này trên lửa nhỏ cho đến khi đường và gia vị hòa tan hoàn toàn, sau đó để nguội.
Nếu bạn muốn hành muối có vị đậm đà, có thể thêm một chút nước mắm vào trong giai đoạn pha chế nước giấm đường. Tuy nhiên, bạn chỉ nên cho một lượng nhỏ để không làm món ăn quá mặn.
- Ngâm hành với nước giấm đường: Sau khi hành đã được ngâm trong nước muối, vớt ra rửa sạch lại với nước lạnh một lần nữa để loại bỏ bớt muối. Sau đó, cho hành vào lọ thủy tinh hoặc hũ sạch, đổ nước giấm đường đã nguội vào sao cho ngập hành.
Đậy kín nắp hũ lại và để hành ở nơi khô ráo, thoáng mát trong khoảng 1-2 ngày. Sau khi ngâm xong, hành sẽ có vị chua chua, giòn giòn và rất dễ ăn.
Sau 1-2 ngày ngâm, hành muối chua đã sẵn sàng để bạn thưởng thức. Hành muối chua có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng trong thời gian dài mà vẫn giữ được độ giòn và hương vị đặc trưng.
Bạn có thể dùng hành muối chua như một món ăn kèm trong bữa cơm, với cơm trắng, bún, hay thậm chí ăn kèm với các món thịt nướng, chả giò. Vị chua ngọt của hành kết hợp với độ giòn sẽ khiến bữa ăn trở nên hấp dẫn hơn.
Cách làm giò thủ tai heo dai giòn sần sật
Không khó để tự làm giò thủ tai heo tại nhà; chỉ cần bạn cẩn thận trong từng bước và có chút kiên nhẫn là chắc chắn sẽ thành công.
Giò thủ tai heo còn gọi là giò xào - món ăn truyền thống, đặc biệt luôn xuất hiện trong các dịp lễ tết. Sự kết hợp hoàn hảo giữa các nguyên liệu giúp giò thủ có hương vị đậm đà, dai giòn sần sật; vị ngọt tự nhiên của thịt hòa quyện với hương vị của nước mắm, hạt tiêu, hành... đem lại cho món ăn này sức hút đặc biệt.
Món này không khó thực hiện nhưng không phải ai cũng biết cách làm giò thủ tai heo dai giòn đúng chuẩn. Bài viết này sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết, giúp bạn tự tay chế biến món ăn này thành công.
Nguyên liệu làm giò thủ tai heo
Để làm giò thủ tai heo giòn dai và đậm vị, việc lựa chọn nguyên liệu tươi ngon, chất lượng là yếu tố tiên quyết. Dưới đây là danh sách những thứ cần chuẩn bị, bao gồm nguyên liệu và công cụ:
Nguyên liệu để làm giò thủ tai heo dai, giòn. (Ảnh: Giò chả Cường Thịnh)
- Tai heo: 1kg. Nên chọn tai heo còn tươi, có màu hồng, không bị nhớt.
- Thịt chân giò: 300gr, chọn phần thịt có cả nạc và mỡ để giò không bị khô.
- Bì heo: 200gr, chọn phần bì dày, sạch.
- Nấm mèo (mộc nhĩ): 50gr, chọn loại nấm dai, không bị mủn.
- Gia vị: Muối, đường, bột ngọt, hạt tiêu, nước mắm, tỏi, hành khô.
- Khuôn ép giò: Có thể dùng khuôn inox hoặc khuôn nhựa.
- Lá chuối hoặc nyon để lót khuôn.
Cách làm giò thủ tai heo vừa dai vừa giòn
Sơ chế nguyên liệu:
- Tai heo cạo sạch lông, chà xát muối, rửa sạch, luộc sơ trong khoảng 5-7 phút cho chín tái rồi vớt ra ngâm vào nước đá lạnh để đảm bảo độ giòn, thái miếng vừa ăn. Thịt chân giò rửa sạch, luộc sơ khoảng 3-5 phút, vớt ra để ráo rồi thái miếng vừa ăn. Bì heo luộc chín, cạo sạch phần mỡ còn sót lại, thái miếng vừa ăn.
- Nấm mèo ngâm nở, rửa sạch, thái sợi nhỏ. Tỏi và hành khô băm nhỏ.
- Phi thơm hành tỏi với chút dầu ăn rồi cho thịt chân giò vào xào, đảo đều cho đến khi thịt săn lại. Tiếp theo, bạn cho tai heo, bì heo và nấm mèo vào xào cùng.
- Nêm gia vị gồm muối (khoảng 1-1,5 muỗng canh), đường (1 muỗng canh), bột ngọt (1 muỗng cà phê), hạt tiêu, nước mắm (1-2 muỗng canh); có thể điều chỉnh cho vừa khẩu vị. Đảo đều cho các nguyên liệu ngấm gia vị và có độ kết dính, xào thêm khoảng 10-15 phút thì tắt bếp.
- Lót lá chuối hoặc nylon vào khuôn ép giò, cho hỗn hợp đã xào vào khuôn, nén chặt để giò được chắc chắn. Đậy nắp khuôn và dùng vật nặng ép lên trên. Nếu không có khuôn chuyên dụng, bạn có thể dùng túi nylon bọc chặt và dùng vật nặng đè lên. Để giò nguội và ép trong khoảng 4-6 tiếng ở nhiệt độ phòng, sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh để giò đông lại và có độ giòn.
Sau khi giò đã đông lại, bạn lấy ra khỏi khuôn, thái thành từng lát vừa ăn. Giò thủ tai heo có thể ăn kèm với dưa món, củ kiệu, hành muối, chấm cùng nước mắm ngon rắc hạt tiêu, ớt.
Giò thủ tai heo là món ngon thường có trong mâm cỗ Tết. (Ảnh: Ninhco)
Lưu ý khi làm giò thủ tai heo
- Chọn nguyên liệu tươi: Tai heo, thịt chân giò, bì heo phải tươi ngon để thành phẩm có độ giòn và hương vị tự nhiên.
- Phải luộc sơ nguyên liệu: Việc luộc sơ các nguyên liệu trước khi xào giúp chúng dễ ngấm gia vị hơn và loại bỏ các chất bẩn.
- Xào vừa đủ: Không nên xào quá lâu vì sẽ làm nguyên liệu bị khô và mất đi độ giòn.
- Ép giò chặ.t ta.y để miếng giò được chắc, kết dính tốt. Cần ép đủ thời gian để giò đông lại và có độ giòn mong muốn.
Nhìn chung, làm giò thủ tai heo tại nhà không quá khó, chỉ cần bạn cẩn thận trong từng bước và có chút kiên nhẫn là sẽ thành công.
Cách muối dưa bắp cải giòn ngon, đơn giản Dưa bắp cải là món ăn kèm thay rau dễ ăn, rất quen thuộc trong mâm cơm gia đình, ngày Tết món ăn này cùng dưa giá luôn xuất hiện bên cạnh đĩa thịt kho trứng. Bí quyết làm dưa bắp cải giòn ngon Gần như bà nội trợ Nam Bộ nào cũng biết làm và làm thuần thục món dưa bắp cải,...