Cách làm gỏi bí xanh thanh mát, món ăn dân dã cực đưa cơm
Vào những ngày hè oi bức, bạn đang băn khoăn không biết nên nấu món gì để giải nhiệt cho người thân và bạn bè của mình. Vậy bạn nghĩ thế nào về món gỏi bí xanh (bí đao), hãy cùng vào bếp để làm món gỏi bí thanh mát, một món ăn dân dã cực đưa cơm này nhé!
Bí xanh là một loại quả phổ biến, chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt có công dụng thanh nhiệt, giải độc và làm đẹp da. Và nó cũng thường xuyên xuất hiện trong mâm cơm của các gia đình Việt Nam. Vậy, bạn có bao giờ ăn qua món gỏi bí xanh chưa hay đã từng ăn và muốn biết cách làm món ăn đó.
Thời gian chế biến : 25 – 30 phút
Dành cho : 4 người ăn
1. Nguyên liệu làm gỏi bí xanh
1 quả bí xanh, gọt sạch vỏ.1 củ cà rốt, gọt sạch vỏ1 quả chanhTỏi, ớt, rau thơm, ngò rí
Gia vị: Đường, muối, nước mắm, đậu phộng rang
2. Cách làm gỏi bí xanh (gỏi bí đao)
Video đang HOT
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Loại bỏ phần ruột của bí xanh, sau đó bắc một nồi nước sôi để luộc sơ bí. Sau đó thái bí xanh đã luộc thành những sợi nhỏ và làm tương tự với cà rốt.
Rau thơm, ngò rí, ớt mua về rửa sạch. Với tỏi, bạn lột vỏ sau đó băm nhuyễn và tương tự, băm nhuyễn ớt. Đậu phộng rang giã sơ và chanh vắt lấy nước cốt, lọc bỏ hạt.
Bước 2: Pha sốt để trộn gỏi
Chuẩn bị 1 tô nhỏ và cho vào: 2 thìa đường, 1,5 thìa mắm, nước cốt chanh, tỏi, ớt đã băm nhuyễn vào và khuấy đều.
Bước 3: Khử mùi hăng của bí xanh
Bí và cà rốt đã cắt sợi cho vào một tô lớn và thêm 1 muỗng cafe muối, sau đó trộn đều chúng lại với nhau trong khoảng 2 phút để khử mùi hăng của bí. Nếu không có muối, bạn có thể dùng giấm để thay thế.
Sau khi đã trộn đều, bạn rửa lại với nước sạch và bóp thật ráo nước để tạo độ giòn cho bí và cà rốt.
Bước 4: Trộn gỏi
Cho bí xanh và cà rốt đã rửa sạch và sốt đã pha ở bước trên vào một tô lớn sau đó trộn đều lại với nhau để thấm gia vị rồi tiếp tục cho rau thơm, đậu phộng rang vào và trộn. Trộn xong thì bạn hãy cho ra đĩa, rắc thêm 1 ít đậu phộng đã giã ở phía trên và ngò rí để trang trí nữa là món ăn của chúng ta đã hoàn thành rồi.
3. Thành phẩm
Chỉ trong một thời gian ngắn mà bạn đã có ngay một đĩa gỏi bí vừa ngon, bổ dưỡng lại còn đảm bảo vệ sinh. Món ăn này không chỉ xóa tan cái nóng oi bức của ngày hè mà đây còn giúp bạn có thể giảm cân rất hiệu quả nữa đó.
Gỏi cá nhệch: Món đặc sản làm "xao xuyến" cả những thực khách khó tính nhất
Gỏi nhệch là món gỏi được chế biến từ cá nhệch, được coi là đặc sản tại các vùng ven biển Việt Nam và món gỏi cá nhệch ở Tràng Cát thuộc thành phố Hải Phòng là một trong những món ăn ngon nhất.
Đây là nhận xét không hề mang tính chủ quan mà được giới sành ăn và những đầu bếp danh tiếng khẳng định. Cá nhệch ở khu vực nước lợ Tràng Cát nổi tiếng vừa to, vừa chắc thịt lại ngọt, làm gỏi thì chỉ có là... miễn chê. Có hai loại nhệch là nhệch thịt và nhệch xương, con nhệch thịt người nhẵn tròn như lươn. Trong đó, loài nhệch xương lại có khoảng xương sống chạy dọc sống lưng, nhệch này ngon nhất chỉ có xáo chuối đậu, chứ làm gỏi, chỉ có nhệch thịt, con có màu vàng óng.
Theo giới sành ăn truyền khẩu, nhệch được làm sạch nhớt bằng cách cho vào tro bếp rồi tuốt hết tro hoặc dùng nước vôi trong ngâm tuốt, rửa sạch. Sau khi làm hết nhớt, lấy dây buộc cổ và treo nhệch lên. Dùng dao cắt khoanh da quanh cổ để lột như lột da rắn. Lớp thịt trắng hồng hiện ra sau lớp màng trắng xanh của da. Cắt đầu, rút bỏ ruột, dùng giấy thấm khô, lấy dao mỏng, sắc tách xương, lọc thịt. Xương băm thật nhỏ để làm nhân mẻ. Thịt nhệch màu hồng vàng như sắc mật ong rừng. Song, để nhệch hết tanh còn phải cầu kì ngâm ướp. Sau đó, thịt nhệch được cắt thành từng miếng nhỏ, lau khô bằng giấy bản rồi bóp thính gạo cùng một số loại gia vị.
Gỏi nhệch là món ăn dân tộc đúng nghĩa. Nó phải được làm và ăn theo kiểu dân dã, gỏi nhệch phải còn nguyên chất nhệch, cách thái, trộn gia vị cũng phải tuân thủ theo từng bước, loại gia vị nào cho trước, loại gia vị nào cho sau thì mới dậy mùi, chứ cứ cho bừa vào trộn đều, vị thơm ngon của món ăn tuyệt hảo này sẽ biến mất, nhiều khi còn có mùi tanh, không thể ăn nổi. Bát dấm bỗng chấm nấu cũng là kỳ công, vì hương liệu dành cho nó cũng phải đầy đủ: chua, cay, mặn, ngọt. Bát dấm bỗng đưa ra phải thơm hương của men rượu, nhấm thấy vị ngọt ngào, cay tê tê ở đầu lưỡi, còn vị chua thì tự thân bát bỗng đã có.
Không chỉ quan trọng ở nước bỗng, những loại rau ăn kèm cũng góp phần tăng thêm hương vị cho món ăn. Ăn gỏi nhệch tính sơ sơ phải có ít nhất 15 loại gia vị và rau ăn kèm. Các loại lá thường ăn cùng gỏi trên bàn tiệc của người Hải Phòng gồm: lá sắn, lá mơ, lá sung, cây cúc tần, húng dũi, lá mui, sả, khế, xoài xanh, hành dầm (hành ta thái nhỏ dầm dấm, đường, tương, đủ vị chua cay mặn ngọt)...
Người Hải Phòng ăn gỏi nhệch gói trong bánh tráng khô và cả bánh đa vừng. Khi ăn thì cuộn với bánh tráng, gồm thịt nhệch thái chỉ trộn với thính, ăn kèm chuối xanh, khế chua thái chỉ, một chút rau thơm và đặc biệt không thể thiếu lá mui. Lá mui được lấy từ bán đảo Đình Vũ, có vị hơi chua chua, chát chát, ngòn ngọt, bùi bùi. Lá mui rất tốt cho tiêu hóa, người có bệnh về đường ruột không ăn được đồ sống thì khi ăn gỏi nhệch có lá mui đều rất yên tâm.
Ký ức tương cà... Ve râm ran đâu đó trong vườn, lúc lảnh lơi, khi cao trào... Những ngày học cuối cùng cũng trôi qua, tuổi thơ tôi lại tắm trong một mùa hè nơi thôn dã. Đó là khi cơn nóng ban trưa bắt đầu hầm hập, bữa cơm gia đình không thể thiếu món canh tập tàng với mẻ chua mẹ làm kiểu Bắc và...