Cách làm giảm mỡ đùi cực dễ mà phụ nữ nên biết
Bạn chỉ cần ghi nhớ công thức dưới đây là có thể giảm mỡ vùng đùi tại nhà mà không mất nhiều thời gian.
Nguyên nhân phụ nữ thường bị trữ mỡ ở đùi
Bạn có thể giảm mỡ đùi cho mình hiệu quả tại nhà.
Phụ nữ thời tiền sử, với lớp mỡ tích trữ ở hông và đùi, họ có thể chống chọi lại với tình trạng hạn hán và đói kém. Trong giai đoạn mang thai và cho con bú, cơ thể cần thêm khoảng 1.000 calo/ngày. Khả năng tích trữ mỡ ở đùi và hông tạo lợi thế cho họ bởi họ có thể sử dụng nguồn calo bổ sung này trong thời gian sinh con, cho con bú. Điều này đã được lưu truyền qua các thế hệ. Đây cũng là một yếu tố lý giải tại sao mỡ đùi rất khó để loại bỏ.
Hơn nữa, trước khi bước sang thời kỳ mãn kinh, phụ nữ có xu hướng trữ mỡ ở hông và đùi. Kết quả là cơ thể họ có hình giống như một trái lê.
Cách làm giảm mỡ đùi hiệu quả từ việc cải thiện chế độ ăn kiêng
Chế độ ăn uống không hợp lý, quá nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng tích mỡ ở vùng đùi. Do đó cách giảm béo đùi nhanh nhất là áp dụng chế độ ăn kiêng theo những nguyên tắc sau:
Cắt giảm tối đa lượng chất béo và tinh bột: chất béo và tinh bột là 2 chất chính khiến vùng đùi bị tích mỡ. Chất béo thường có nhiều trong bơ, pho-mát, sữa, dầu động vật… còn carbohydrates có nhiều trong gạo, ngũ cốc, khoai tây, bánh mì…
Bổ sung nhiều rau, củ, quả: Để cách giảm béo đùi trong 1 tuần này đạt hiệu quả cao bạn cần phải chú ý bổ sung thêm nhiều rau, củ, quả vào thực đơn hàng ngày và đặc biệt là uống đủ nước để kích thích quá trình trao đổi chất. Một số loại rau quả hỗ trợ giảm béo là: táo, cà chua, cà tím, bí đao…
Video đang HOT
Phương pháp massage
Vì mỡ ở phần đùi đã bị chuyển hóa thành mô mỡ cứng nên việc massage có thể sẽ làm mềm các mô mỡ cứng khiến đùi trở nên thon gọn và săn chắc hơn dù phải mất thời gian khá lâu mới thấy hiệu quả.
Hướng dẫn massage đùi:
Để massage giảm béo đùi thật hiệu quả, bạn có thể sử dụng thêm 10ml dầu olive và 20gr cà phê xay để vừa massage vừa có thể tẩy tế bào chết nhẹ nhàng cho vùng đùi. Cách thực hiện đơn giản như sau:
Trộn đều 10ml dầu olive và 20gr cà phê với nhau tạo thành hỗn hợp sền sệt.
Thoa hỗn hợp trên lên vùng đùi bị tích mỡ, massage theo đường vòng tròn bao quanh đùi trong vòng 30 phút, sau đó rửa sạch đùi bằng nước ấm.
Bạn nên kiên trì thực hiện cách giảm béo đùi này 3 lần/tuần để ngăn chặn mỡ thừa tích tụ trở lại đồng thời còn giúp vùng đùi săn chắc, thon gọn cũng như tránh được các nguy cơ bệnh tật…
Tiêm filler môi duy trì được bao lâu?
Tiêm filler môi là thủ thuật làm đẹp khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, trước khi tiêm chất làm đầy môi, bạn cần hiểu rõ phương pháp này để bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như đạt được kết quả như mong đợi.
1. Tiêm filler môi có tác dụng gì?
Theo thời gian, collagen và mô mỡ tự nhiên trong cơ thể giảm dần. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến da mà môi của bạn cũng vì thế mà mất dần độ đàn hồi, có thể kém căng và chảy xệ hơn.
Chất làm đầy môi bao gồm axit hyaluronic (HA) tổng hợp - HA là một chất tự nhiên trong cơ thể.Tiêm filler (hay còn gọi là chất làm đầy) môi giúp thay thế lượng collagen và mô mỡ đã mất, khiến môi căng mọng và mịn màng. Phương pháp này thậm chí còn có thể sửa đổi hình dạng đôi môi theo mong muốn.
Quy trình tiêm filler môi được cho là khá an toàn, ít có nguy cơ biến chứng hoặc tác dụng phụ. Mặt khác, nếu bạn không hài lòng với kết quả, bác sĩ thẩm mỹ có thể tiêm một loại enzyme (hyaluronidase) để hòa tan chất làm đầy môi đã tiêm vào môi.
Về thời gian phát huy tác dụng, chất làm đầy môi duy trì trung bình từ 12 đến 18 tháng. Tuy nhiên, thời gian chính xác phụ thuộc vào độ tuổi cũng như tốc độ trao đổi chất của cơ thể. Nhìn chung, những người trẻ tuổi có xu hướng trao đổi chất nhanh hơn có thể phá vỡ axit hyaluronic nhanh hơn.
Tiêm Filler môi duy trì trung bình 12 đến 18 tháng.
2. Tiêm filler môi được thực hiện như thế nào?
Tiêm filler môi khá an toàn, tuy nhiên những người muốn tiêm chất làm đầy môi cần đảm bảo thể trạng sức khỏe tốt, không có nhiễm trùng miệng tại thời điểm đó. Ngoài ra, chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh filler an toàn với phụ nữ mang thai. Do đó, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA không chấp thuận việc sử dụng chất làm đầy môi khi mang thai. Các nhà sản xuất filler cũng lưu ý không sử dụng cho phụ nữ có thai.
Quy trình tiêm chất làm đầy môi thường kéo dài từ 20-30 phút.Trước khi tiến hành, bác sĩ sẽ gây tê vùng môi. Sau khi thấy môi đủ tê, bác sĩ bắt đầu tiêm filler trực tiếp vào môi của bạn.
TIN LIÊN QUAN
Peel da có tốt không?
Cần lưu ý kiểm tra rõ thông tin về nguồn gốc, hạn sử dụng của chất tiêm filler và chỉ thực hiện thủ thuật khi filler còn nguyên tem mác và đảm bảo chất lượng.
Sau khi tiêm, môi có thể sưng, ngứa hoặc bầm tím. Những triệu chứng này thường biến mất sau 24-48 giờ. Đây là điều hoàn toàn bình thường. Một số trường hợp có thể mất đến một tuần để môi lành trở lại.
Để đảm bảo an toàn, tránh xảy ra biến chứng, bạn nên đặt lịch hẹn với chuyên gia hoặc bác sĩ thẩm mỹ uy tín, được cấp phép hoạt động.
3. Lưu ý sau khi tiêm filler môi
Dưới đây là một số điều cần lưu ý sau khi thực hiện thủ thuật tiêm chất làm đầy môi:
Sau khi tiêm filler, có thể chườm đá lên môi bằng cách sử dụng túi nước đá hoặc một cục nước đá được bọc trong một miếng vải mỏng (để không dính vào môi và gây đau). Điều này sẽ giúp giảm sưng, đau, ngứa, bầm tím sau khi thực hiện thủ thuật.
Tránh thoa son môi, son dưỡng hay bất kỳ sản phẩm nào lên môi trong 24 giờ sau tiêm.
Không chạm hoặc chu môi, kể cả sử dụng ống hút hoặc hút thuốc trong ít nhất 24 giờ.
Hãy cẩn thận khi đánh răng và khi ăn để không vô tình cắn vào môi.
Ăn nhiều trái cây, rau quả và uống nhiều nước sẽ giúp môi mau lành.
Tránh tập thể dục quá sức trong 24 - 48 giờ sau khi bạn tiêm filler môi. Huyết áp và nhịp tim tăng cao do tập thể dục có thể khiến tình trạng sưng tấy hoặc bầm tím trở nên tồi tệ hơn. Nếu muốn, bạn có thể tham gia vào hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ.
Tránh uống rượu trong ít nhất 24 giờ sau khi thực hiện thủ thuật bởi rượu có thể khiến tình trạng viêm, sưng tấy, thâm tím trầm trọng hơn.
Nên tái khám 2 tuần sau khi tiêm chất làm đầy môi để kiểm tra tình trạng môi cũng như có thể điều chỉnh nếu muốn.
Lưu ý sau khi tiêm filler môi.
4. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Bạn cần đến bác sĩ càng sớm càng tốt nếu gặp bất kỳ biến chứng nào sau đây:
Thâm tím hoặc sưng tấy dữ dội.
Cảm giác đau tức thì, dữ dội và thay đổi màu da - đây có là dấu hiệu của tắc mạch máu.
Vón cục, nổi u.
Mụn rộp.
Chỉ với vài củ gừng bạn đã có ngay công thức dọn sạch vết thâm nám Chỉ với vài củ gừng là đã có thể đánh bay các vết nám thâm và tàn nhang trên da một cách hiệu quả. Gừng có các chất chống oxy hóa, vitamin và một số dưỡng chất khác hạn chế sự hoạt động của các tế bào gốc tự do, ngăn chặn quá trình hình thành và phát triển của hắc sắc tố...