Cách làm dồi sả chiên ăn cháo lòng cực ngon
Món dồi sả chiên có vị ngon hấp dẫn từ thịt kèm thêm sả, rau răm, là một món ăn kèm với cháo lòng không cưỡng lại được. Sau đây là cách làm dồi sả chiên ăn cháo lòng cực ngon.
Dồi sả là món ăn kèm với cháo lòng cực ngon với vỏ ngoài giòn giòn vị ngon hấp dẫn từ thịt và rau ăn kèm. Hãy cùng bắt tay vào thực hiện món dồi sả chiên cực ngon này nhé!
Thời gian chế biến: 60 phút.
Dành cho: 4 người trở lên.
1. Nguyên liệu làm dồi sả
40g hành tím.
90g sả.
200g mỡ heo.
400g lòng heo.
1,3kg thịt heo (có nạc và mỡ, có thể chọn phần nạc vai hoặc nạc thăn)
Rau răm hoặc rau quế.
Video đang HOT
Các gia vị: Muối, bột nêm, nước mắm, dầu ăn, tiêu, bột ngọt.
2. Cách làm món dồi sả
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Rửa sạch thịt, mỡ heo và sả sau đó dùng giấy lau khô thịt. Tiếp đó xay nhỏ hay băm nhỏ thịt, mỡ heo, sả; cắt nhuyễn rau quế.
Bước 2: Trộn hỗn hợp
Cho 1 muỗng canh bột nêm, 1 muỗng canh đường, muỗng canh muối, muỗng canh tỏi phi, muỗng canh bột ngọt, cho tiêu và 1 ít ớt tùy theo khẩu vị. Tiếp đó, bạn cần trộn đều và kỹ. Sau đó, cho rau quế vào hỗn hợp trộn đều tay.
Bước 3: Làm sạch lòng heo
Làm sạch lòng heo, cần lộn ngược từ trong ra để lấy phần mỡ bên trong bỏ đi. Sau đó rót 2 thìa canh nước mắm vào, chà cho sạch, rửa lại bằng nước cho sạch và tiếp tục thêm nước mắm vào chà sạch một lần nữa rồi rửa sạch với nước, để ráo.
Bước 4: Nhồi hỗn hợp vào lòng heo
Cho hỗn hợp bạn vừa trộn ở bước 2 vào lòng heo đã được làm sạch. Bạn nên nhồi vừa phải không quá chặt hay quá lỏng để dồi không bị nứt hay bể trong lúc nấu. Nhồi toàn bộ hỗn hợp, sau đó buộc thành từng khúc tầm 8cm.
Dùng tăm đâm vào từng khúc dồi để dồi không bị nứt, không khí bên trong cũng ra ngoài.
Bước 5: Luộc dồi
Luộc dồi đã nhồi trong khoảng 20 phút, bạn nên cho thêm 1 ít muối vào trong nước luộc. Sau khi dồi chín, bạn cần rửa qua nước để dồi sạch hơn.
Bước 6: Chiên dồi
Cắt từng khúc dồi và mang đi chiên cho đến khi dồi có màu vàng là món ăn đã hoàn thành rồi đấy.
3. Thành phẩm
Dồi sả chiên mang đến một hương vị rất ngon. Vừa béo béo từ thịt và mỡ heo, lại thêm chút thơm nồng từ sả, mùi vị đậm đà cực kích thích vị giác. Từng khoanh dồi chiên vàng ươm, giòn dai cực thích. Ăn dồi sả với cháo lồng, thêm chút rau cho đỡ ngấy là tuyệt vời luôn nhé.
Món dồi sả chiên tuy hơi mất thời gian để trộn và nhồi nhưng bạn có thể cất ở tủ lạnh ăn dần. Qua công thức trên bạn có thêm món ăn mới để chăm sóc gia đình mình.
Bún bì - nỗi nhớ Sài Gòn
Nếu về miền Tây Nam bộ và có dịp ngớ người trước món cháo lòng trộn bún tươi của người dân nơi đây, thì ở Sài Gòn đôi khi ta cũng bị bất ngờ bởi những biến tấu thú vị, chẳng hạn như món bún bì chua ngọt.
ảnh: TẠ TƯ VŨ
Bún bì (ảnh) là món rẻ mà ngon "nhức nách" trong họ nhà bún. Khác với bún mắm, bún riêu, bún tôm, bún Thái..., bún bì là món có tính linh động một cách tài tình. Bình dân cũng là nó, sang chảnh cũng là nó. Cũng vì tính "linh động" như vậy, cho nên khó có thể liệt kê như thế nào là một tô bún bì hoàn chỉnh. Có điều kiện thì bún bì có tôm, có thịt; ít điều kiện hơn thì bún bì chỉ có bì và rau sống.
Dù kiểu cách thế nào thì một tô bún bì tối thiểu phải có 3 thành phần chính gồm: bún, bì heo và rau sống. Một tô bún bì ngon hay dở đều phụ thuộc vào 2 thứ sống còn là bì và nước mắm chua ngọt. Da heo, thịt ba chỉ làm sạch ướp sơ gia vị, đem luộc và làm lạnh cho giòn, xắt sợi, nên nếm, trộn thính gạo. Nước mắm chua ngọt được pha chế từ nước mắm, đường, nước lọc, nước cốt chanh, ớt băm, tỏi băm, gia giảm tùy khẩu vị. Tiếp đó tùy điều kiện mà thêm thịt heo, thịt bò xào hành hay tôm luộc ăn kèm.
Đã rất nhiều lần tôi cùng Sài Gòn mỉm cười nhìn ngắm nét hạnh phúc giản đơn của những cảnh đời vất vả bên tô bún bì. Những ngày lãnh lương, nhiều anh công nhân, lao động tự do xáp vào quán bún bì vỉa hè, dõng dạc gọi to: "Cho con tô bún bì tôm thịt nha dì Sáu, tiền bạc khỏi phải lo". Dì Sáu cười tươi, nhìn những anh chàng khách "VIP" quá quen thuộc của mình rồi xởi lởi: "Bảnh dữ ha, chút nhớ trả luôn mấy tô bì rau hổm rày nha mậy!"... Những tràng cười rổn rảng dậy cả góc phố.
Tô bún bì đầy xắp với bún, bì, rau sống, thịt hòa quyện với từng muỗng nước mắm chua ngọt, rưới lên chút đậu phộng rang xay. Trộn đều tô bún, lên đũa, vị mềm mại của bún, vị dai dai của bì heo đậm đà thính gạo cùng mùi thơm nồng rau quế, diếp cá, một cảm giác "đã" cứ dồn dập và liên tục theo từng lượt gắp...
Chỉ vậy thôi mà món bún bì trở thành nỗi nhớ ngọt ngào của nhiều phận đời ở Sài Gòn, trong ấy có tôi.
Lạ miệng huyết chưng kiểu người Hoa Huyết chưng mềm như tàu hũ, ăn kèm nội tạng heo, thêm nước lèo nóng và tiêu xay là món ăn gợi ý cho ngày lạnh. Huyết chưng có thành phần chính là huyết heo được đánh đều, rồi chưng cách thủy trong lò áp suất hơn 4 tiếng đồng hồ. Khác với huyết luộc trong nước sôi rồi cắt thành cục nhỏ,...