Cách làm củ kiệu chua ngọt tại nhà dịp tết Nguyên đán
Củ kiệu là món ngon, thường xuất hiện trong mâm cơm ngày Tết. Để làm củ kiệu giòn, không bị hăng thì cần có bí quyết.
Cùng tìm hiểu cách làm củ kiệu chua ngọt tại nhà dịp tết Nguyên đán.
1. Nguyên liệu làm củ kiệu chua ngọt
Củ kiệu: 1kg
Đường: 400g
Giấm ăn: 500ml
Phèn chua: 1 muỗng cà phê
Muối: 1 ít
Bước 1: Sơ chế củ kiệu
Sơ chế củ kiệu. Ảnh: Bachhoaxanh
Chuẩn bị một chiếc thau nước nhỏ, cho vào 100g muối và 1 muỗng cà phê phèn chua, rồi cho củ kiệu vào ngâm trong nước khoảng 12 tiếng (hoặc để qua đêm). Sau đó, vớt củ kiệu ra rửa sạch nhiều lần với nước.
Sau khi rửa sạch, lấy củ kiệu ra cắt sạch gốc rễ, ngọn và vỏ lụa rồi cho ra rổ để thật ráo nước.
Bước 2: Ướp và phơi củ kiệu
Video đang HOT
Sau khi sơ chế, cho củ kiệu vào 1 chiếc bát tô lớn và thêm vào 300g đường rồi trộn đều.
Tiếp đó, trải đều củ kiệu ra mâm rồi đem phơi ở bóng râm khoảng 3-4 tiếng cho tới khi săn lại.
Bước 3: Pha nước ngâm củ kiệu
Đặt 1 chiếc nồi lên bếp, cho vào 500ml giấm, 100g đường cùng 1 muỗng cà phê muối rồi đun sôi. Đến khi đường tan hết thì tắt bếp rồi để nguội.
Bước 4: Muối củ kiệu
Xếp củ kiệu vào 1 chiếc hũ. Khi nước ngâm củ kiệu đã nguội, bạn đổ vào hũ củ kiệu và đậy nắp lại. Muối củ kiệu trong khoảng 2-3 ngày ở nhiệt độ phòng là có thể đem ra ăn.
3. Lưu ý khi làm củ kiệu chua ngọt
Để làm củ kiệu chua ngọt ngon, giòn, bạn cần biết cách chọn củ kiệu chất lượng.
Củ kiệu là món ăn không thể thiếu trong những ngày Tết. Ảnh: Lao Động
Củ kiệu thường có hai loại: Kiệu quế và kiệu trâu. Kiệu quế có đặc điểm thân nở, eo thắt rõ rệt, đuôi kiệu không dày. Còn kiệu trâu thân dài hơn, đuôi to, không thắt eo.
Theo kinh nghiệm dân gian, bạn nên mua kiệu quế làm để có hũ kiệu muối chất lượng, giòn hơn, thơm hơn so với kiệu trâu.
Để có được hũ kiệu thơm ngon, nên chọn những củ kiệu thân nhỏ vừa phải, hạn chế chọn những củ quá to để tránh vị quá hăng, cay nồng, giảm độ ngon.
Củ kiệu được chọn phải có màu trắng tươi, không bị dập nát. Ưu tiên chọn những củ kiệu thân thắt eo, sẽ đẹp mắt hơn khi muối.
Ngâm củ kiệu trong nước muối giúp loại bỏ các chất bẩn, khử bớt mùi hăng đồng thời giúp củ kiệu giòn ngon hơn.
Có thể thay nước muối pha phèn chua bằng nước vo gạo, nước tro pha muối hay nước vôi trong đều được.
Khi cắt bỏ phần rễ củ kiệu, không nên cắt quá sâu vào phần thịt củ kiệu. Vì như vậy khi muối, củ kiệu sẽ dễ bị úng, không giòn.
Khi phơi củ kiệu, không nên phơi ở nơi nắng gắt, dễ làm củ kiệu bị héo khô, muối sẽ không được ngon.
Nhằm hạn chế bụi bẩn, bạn nên dùng vải mùng hoặc vải thưa che lên củ kiệu khi phơi.
Với hũ ngâm củ kiệu, nên sử dụng hũ thủy tinh sạch, đã được rửa bằng nước nóng và lau khô.
Nước ngâm phải ngập hết củ kiệu. Khi ngâm củ kiệu, có thể để nước sôi nguội vào 1 túi bóng sạch, buộc kín lại sau đó dùng nó để nén củ kiệu.
Đậy kín nắp hũ ngâm và để hũ củ kiệu nơi thoáng mát, tránh để dưới ánh nắng mặt trời vì hũ kiệu sẽ dễ dàng bị lên men, sớm hỏng.
Củ kiệu muối chua ngọt khi hoàn thành sẽ có màu trắng và giữ được độ giòn.
Kiệu chua ngọt sẽ là món ăn kèm hoàn hảo cho bánh chưng, bánh tét, thịt đông vào dịp tết Nguyên đán, giúp cân bằng bữa ăn với chút vị chua ngọt nhẹ nhàng.
Hi vọng qua bài viết này, các bạn có thể thực hiện thành công món củ kiệu chua ngọt cho dịp Tết năm nay.
Cách làm củ kiệu chua ngọt đơn giản
Củ kiệu là món ngon ngày Tết được nhiều gia đình yêu thích, cách làm món này khá đơn giản, bạn có thể tham khảo gợi ý dưới đây.
Nguyên liệu làm củ kiệu chua ngọt
1 kg củ kiệu (chọn củ nhỏ, đều, không quá già), 100gr muối, 300gr đường trắng, 200ml giấm gạo, 1 thìa phèn chua, 3 quả ớt tươi.
Củ kiệu chua ngọt là món ăn được nhiều gia đình yêu thích trong dịp Tết. (Ảnh: Đ.V)
Cách làm củ kiệu chua ngọt
Sơ chế củ kiệu
Cắt bỏ phần rễ và lá của củ kiệu, giữ lại một phần gốc để kiệu không bị rơi bẹ. Ngâm kiệu vào nước muối pha loãng qua đêm (khoảng 8-10 tiếng). Điều này giúp kiệu bớt hăng và dễ làm sạch hơn.
Làm trắng củ kiệu
Pha phèn chua vào nước sôi, sau đó để nguội. Rửa sạch củ kiệu, ngâm vào nước phèn chua khoảng 2 tiếng, việc này giúp củ kiệu trắng giòn hơn. Rửa lại kiệu nhiều lần bằng nước sạch và để ráo.
Phơi kiệu
Trải kiệu ra rổ hoặc mâm, phơi ngoài nắng nhẹ trong 1-2 ngày cho kiệu hơi săn lại.
Làm nước ngâm củ kiệu
Pha hỗn hợp gồm 300g đường, 200ml giấm gạo và 100ml nước. Khuấy đều cho đường tan hết. Có thể đun nhẹ hỗn hợp để tăng độ thấm, sau đó để nguội. Thêm vài lát ớt tươi để tăng hương vị.
Củ kiệu ngâm chua ngọt hấp dẫn. (Ảnh: B.L)
Ngâm củ kiệu
Xếp củ kiệu vào hũ thủy tinh sạch, đổ nước ngâm đã pha vào, đảm bảo nước ngâm ngập hết củ kiệu. Đậy kín hũ và để nơi thoáng mát. Sau 5-7 ngày, củ kiệu sẽ thấm đều, giòn ngon và có thể thưởng thức.
Củ kiệu ăn kèm với tôm khô lại càng ngon. (Ảnh: T.H)
Bí quyết làm món củ kiệu ngon
Chọn củ kiệu tươi, chắc và đều kích cỡ để khi ngâm không bị mềm nhũn. Rửa và ngâm kiệu kỹ để không còn vị hăng. Nên sử dụng hũ thủy tinh thay vì nhựa để bảo quản hương vị tốt hơn. Chúc bạn làm thành công món củ kiệu truyền thống ngon đúng điệu.
Loại củ trắng muốt giúp hỗ trợ tiêu hóa đem muối chua ngọt trắng giòn, không bị hăng, ngon đúng điệu Muốn củ kiệu giòn, ngon, trắng phau các mẹ nhớ lưu ngay công thức này nhé. Củ kiệu muối thường được kết hợp với nhiều món ngon như bánh chưng, bánh tét, nem rán, tạo nên sự hài hòa và phong phú cho bữa tiệc. Hãy thử ngay công thức muối củ kiệu chua ngọt đơn giản mà Emdep.vn chia sẻ dưới đây...