Cách làm cơm rượu nếp lứt cay, ngọt đúng chuẩn, không bị đắng, mốc
Cách làm cơm rượu nếp lứt từ lâu đã được biết đến là công thức món ăn rất tốt cho sức khỏe, phù hợp với mọi lứa tuổi và chữa được khá nhiều bệnh.
Sử dụng cơm rượu từ nếp lứt có thể giúp bạn giảm cân, lại còn rất có lợi cho hệ tim mạch, ngăn ngừa bệnh huyết áp, tiểu đường. Thế nên, cơm rượu lứt còn được ví như món ngon bài thuốc trong Đông y hỗ trợ điều trị kiết lỵ. Ngày Tết, cơm rượu thường được dùng như món ngon đãi khách đến nhà mang đậm nét văn hóa truyền thống 3 miền Việt Nam. Để ngâm cơm rượu đúng chuẩn với nếp lứt, mời bạn đến với công thức hướng dẫn dưới đây nhé.
1. Hướng dẫn làm cơm rượu nếp lứt đơn giản nhất tại nhà
Cách làm cơm rượu nếp lứt đơn giản nhất chỉ cần dùng men ngọt với tỷ lệ tương ứng trộn với cơm nếp lứt lên men cùng rượu trắng. Tuy nhiên, bạn cũng có thể sáng tạo món cơm rượu lứt muối mè cực ngon. Sự đổi vị mới lạ này sẽ giúp món cơm rượu truyền thống đỡ nhàm chán hơn. Trước hết, hãy thử công thức làm cơm rượu nếp lứt cơ bản nhất nhé.
1.1. Nguyên liệu
1 kg gạo nếp lứt
1 lít rượu nếp trắng ngon (nồng độ rượu khoảng 40 độ)
100 gram men ngọt (bạn nên chọn loại men ngon, mới), 100 gram tương ứng với hai bánh men.
Dụng cụ làm cơm rượu nếp lứt: Lọ thủy tinh, hoặc hũ sành, sứ
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món cơm rượu nếp lứt. Ảnh: Internet
1.2. Hướng dẫn các bước ngâm cơm rượu nếp lứt đúng chuẩn
Cách làm cơm rượu nếp lứt đúng chuẩn cần tuân thủ đúng các bước bài bản: Ngâm gạo lứt và nấu chín, giã men cơm rượu, trộn cơm nếp lứt với men và ngâm trong dụng cụ chuyên dụng. Để thực hiện từng kỹ thuật làm cơm rượu thuận lợi, bạn làm theo hướng dẫn tiếp theo đây nhé.
1.2.1. Bước 1: Ngâm gạo nếp lứt và làm sạch men ngâm cơm rượu
Bước đầu tiên trong cách làm cơm rượu nếp lứt là bạn sẽ sơ chế các loại nguyên liệu. Trong đó, khâu ngâm nếp lứt và làm sạch men là quan trọng nhất. Bởi, nếu làm không đúng cách, thành phẩm của bạn có thể hư hỏng hoặc lên men sai quy trình. Điều này dẫn đến các tình trạng cơm rượu bị đắng, bị lên ẩm mốc, không ngon như ý muốn. Theo đó, bạn lưu ý sơ chế nguyên liệu như sau:
Với gạo nếp lứt, bạn cho vào thau nước ngâm khoảng 30 phút. Bạn nhớ tuyệt đối bạn không được vo gạo nhé (nếu bạn vo gạo, lớp cám bao quanh gạo sẽ bị mất đi. Chính lớp cám này lại là thành phần mang giá trị dinh dưỡng rất cao).
Đem gạo lứt ngâm trong nước khoảng 30 phút. Ảnh. Internet
Với men ngọt, bạn làm sạch, sau đó giã nát ra thành một lớp mịn màng.1.2.2. Bước 2: Nấu cơm nếp lứt
Bạn cho gạo nếp lứt vào cơm điện rồi nấu thành cơm. Cách làm cơm rượu nếp lứt làm từ loại gạo cứng hơn so với gạo thông thường nên thời gian nấu lâu hơn một chút.Nếu gạo lứt đã chín nhưng chưa đủ độ mềm, thì theo mẹo dân gian, bạn sẽ cho thêm một ít nước sôi vào nồi cơm điện.
Video đang HOT
Tiếp tục nấu thêm chút nữa thì đảm bảo gạo nếp sẽ mềm ngon như ý.Tiếp theo, bạn chuẩn bị một cái khay, lau sạch sẽ và khô ráo.Sau đó, bạn cho phần cơm nếp đã nấu chín giàn lên khay. Lưu ý là bạn trải một lớp mỏng thôi nhé (để nhiệt độ cơm ở mức ấm, không quá nóng cũng không quá nguội).
Cách làm cơm rượu nếp lứt sau khi nấu gạo chín thì đem giàn đều ra khay nguội bớt. Ảnh. Internet
1.2.3. Bước 3: Trộn cơm nếp lứt với men rượu giã nhuyễn
Với phần men ngọt bạn đã giã nhuyễn, bạn chia làm hai phần đều nhau.Sau đó bạn cho một phần vào cơm nếp lứt còn ấm và trộn đều lên.Bạn chuẩn bị một lọ thủy tinh sạch, lau cho khô ráo và để hỗn hợp đã được trộn đều vào. Sau đó, bạn cho phần men ngọt còn lại vào rắc đều lên hỗn hợp trong lọ, xong xuôi bạn đậy kín nắp lọ thủy tinh lại.Bạn dùng một cái khăn lớn trùm kín lọ thủy tinh lại và đặt ở nơi khô ráo, không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Bạn để như vậy từ 2 đến 4 ngày nhé
Cách làm cơm rượu nếp lứt để càng lâu thì cơm rượu càng ngọt và nồng. Tùy theo sở thích mà bạn quyết định thời gian ngâm cơm rượu phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình nhé.
Trộn men rượu cùng với phần gạo lứt đã nấu chín trước đó. Ảnh: Internet
1.2.4. Bước 4: Ngâm cơm rượu nếp lứt lên men
Sau khoảng 2 đến 4 ngày, bạn mở nắp lọ thủy tinh ra và đổ rượu vào. Bạn đậy kín nắp lại và ngâm tiếp khoảng 2 tuần. Sau 2 tuần là bạn đã có thành phẩm cơm rượu nếp lứt tuyệt vời rồi đấy!Với cách làm cơm rượu nếp lứt này, sản phẩm của bạn sẽ bảo quản được lâu hơn.
Thành phẩm cơm rượu nếp lứt khi được lên men “đúng chuẩn”. Ảnh: Internet
2. Cách làm cơm rượu nếp lứt ngon với muối mè, nước dừa tươi mới lạ
2.1. Nguyên liệu
Nước dừa tươi: Lấy từ 10 trái (giữ lại vỏ dừa)
Gạo nếp lứt đã sơ chế theo hướng dẫn ở trên: 1 kg
Muối ăn: 1 thìa cà phê (tương ứng 0,5 gram)
Mè rang: 100 gram
Đậu xanh: 200 gram
Men ngọt làm cơm rượu: 2 – 3 viên giã nhuyễn
Nước đường pha loãng: 50 ml
Cách làm cơm rượu nếp lứt dùng nước dừa tươi tăng độ béo ngậy lạ miệng. Ảnh: Internet
2.2. Hướng dẫn ngâm cơm rượu nếp lứt với muối mè, nước dừa béo ngon
2.2.1. Sơ chế nguyên liệu
Bạn thực hiện công đoạn ngâm gạo nếp nở mềm như cách làm cơm rượu nếp lứt đầu tiên. Men ngọt thì đem giã nhuyễn, để riêng.Với đậu xanh thì bạn chọn hạt tròn, to, đẹp, cũng ngâm trong thau nước sạch khoảng 4 tiếng cho nở mềm hạt.
Cách làm cơm rượu nếp lứt cũng ngâm đậu xanh nở mềm trong nước trước khi chế biến. Ảnh: Internet
2.2.2. Cách ủ cơm rượu nếp lứt với nước dừa, muối mè
Khi nấu cơm nếp lứt, trước đó, bạn trộn đều nguyên liệu này với đậu xanh đã đãi vỏ cùng nước dừa ngấm đều khoảng 20 phút. Khi nấu, bạn cho 1 thìa cà phê muối vào gạo nhé.Cơm nếp lứt chín, bạn rải ra khay và rắc mè lên trên, trộn thật đều.Đến khi cơm còn ấm ấm thì bạn bắt đầu rắc men lên thực hiện công đoạn trộn men như hướng dẫn đầu tiên ở trên.Sau đó, cho hỗn hợp cơm nếp lứt với men vừa trộn vào từng phần vỏ dừa.Lấy phần nước đường đã chuẩn bị sẵn, rưới đều lên trên hỗn hợp cơm.Đậy kín các nắp dừa lại, ngâm lên men chừng 3 ngày sau là có thể dùng được.
Cách làm cơm rượu nếp lứt này có hương vị vô cùng độc đáo. Đó là sự kết hợp giữa vị béo ngậy nước dừa tươi, với mè rang muối mằn mặn đỡ ngán.
Sự kết hợp giữa cơm rượu nếp lứt với muối mè đảm bảo khiến ngày Tết nhà bạn thêm thú vị. Ảnh: Internet
2.2.3. Cách ngâm rượu nếp lứt muối mè ngon
Cách làm cơm rượu nếp lứt sau khi lên men mà muốn thực hiện tiếp công đoạn làm rượu nếp thì cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần chắt phần nước cơm rượu tiết ra trong quá trình ủ lên men trong mỗi trái dừa, đổ vào các chai/ hũ thủy tinh. Bảo quản chúng ở các vị trí thoáng mát và không chịu ánh sáng trực tiếp từ mặt trời để lên men thêm vài tháng sẽ lên vị cay nồng, beo béo vô cùng hấp dẫn. Cách làm cơm rượu nếp lứt này mà được áp dụng ngày Tết là đảm bảo khách đến nhà khen ngon đáo để, quên lối về!
3. Những lưu ý về kỹ thuật làm cơm rượu nếp lứt lên men không bị đắng, mốc
Lúc rải men ngọt lên cơm nếp lứt, bạn nên đợi cơm hạ nhiệt độ xuống còn khoảng từ 35 – 40 độ C (nghĩa là còn hơi ấm). Nếu bạn để lúc cơm còn nóng thì men ngọt sẽ bị chết. Ngược lại, nếu để lúc cơm đã nguội thì men sẽ làm hỏng cơm, cách làm cơm rượu nếp lứt khi lên men sẽ thất bại.Khi chọn men ngọt, bạn không nên chọn loại có tỷ lệ men quá nhiều. Vì điều này sẽ khiến cơm rượu lên men ăn vào rất nồng và có vị đắng khó ăn.Nhiệt độ môi trường tốt nhất để ngâm cơm rượu nếp lứt là ở khoảng từ 20 – 25 độ C. Bạn nên ủ cơm ở nơi có ít ánh sáng để thành phẩm được ngon hơn.
Cách làm cơm rượu nếp lứt nên chọn tỷ lệ men ngọt vừa đủ để cơm rượu không bị đắng. Ảnh: Internet
Cách làm cơm rượu nếp cho Tết Đoan Ngọ 2022
Cơm rượu nếp là món ăn không thể thiếu cho mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch) thêm đầy đủ và trọn vẹn hơn.
Nguyên liệu:
- 500gr gạo nếp (có thể thay thế bằng gạo nếp cẩm hoặc gạo lứt nếp)
- 6gr men rượu thuốc bắc
- 500ml nước
- Lá sen (có thể thay thế bằng lá chuối, lá dong)
Cách làm:
- Đãi và vo sạch gạo nếp. Để cho hạt gạo khi nấu sẽ nở đều nhanh chín hơn bạn nên ngâm gạo nếp trong khoảng từ 4 - 6 tiếng trước khi nấu.
- Bạn tiếp tục vo sạch gạo nếp lần nữa, để ráo rồi cho toàn bộ vào trong nồi nấu. Cách nấu tương tự như nấu cơm không nên cho quá nhiều nước sẽ khiến cho cơm bị nhão, ngược lại cho ít nước sẽ khiến cơm bị khô, cứng sẽ không ngon.
- Cho phần cơm nếp đã nấu chín ra khay lớn nhớ trải đều để cơm không bị vón cục. Bạn để cơm hơi nguội rồi tiến hành rắc phần men lên. Dùng tay trộn đều, thao tác nhẹ nhàng để cơm nếp và men rượu hòa quyện vào nhau. Lưu ý không cho men vào cơm khi còn quá nóng sẽ khiến cho men dễ bị chết.
- Để cơm rượu được thơm ngon hơn, bạn dùng lá sen hoặc có thể thay thế bằng lá chuối, lá dong,...sau đó cho phần cơm nếp đã được trộn men vào trong lá rồi gói lại. Bạn cho gói cơm vào một chiếc bát và đặt vào trong nồi. Đậy kín nắp và đặt ở nơi thoáng mát ủ trong khoảng 3 - 4 ngày, đến khi ngửi thấy mùi cơm rượu nếp đặc trưng và mặt cơm hơi bóng ướt là đã có thể thưởng thức được rồi.
(Bạn cũng có thể dũng hũ lớn và cho toàn bộ cơm nếp trộn men vào trong hũ. Rồi tiến hành ủ tương tự).
- Để biết cơm nếp đạt hay chưa thì bạn quan sát thấy nước cơm chảy ra. Khi ăn thử bạn sẽ cảm nhận được vị cay và hơi men đặc trưng của rượu kết hợp với vị ngọt của nước đường và nếp.
Chúc bạn thành công!
Cách làm rượu nếp đơn giản, thơm ngon, không bị cay ăn Tết Đoan Ngọ Rượu nếp từ lâu đã trở thành thức uống thơm ngon truyền thống người Việt và trong ngày Tết Đoan Ngọ (5/5) đây là món đặc biệt không thể thiếu. Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch) có nguồn gốc từ Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam từ rất lâu đời, trở thành "Tết giết sâu bọ" và thờ cúng nhớ ơn...