Cách làm chả cá Lã Vọng vừa ngon lại dễ làm đúng chuẩn vị Hà thành
Chả cá Lã Vọng xuất hiện vào những năm 1870 của thế kỉ trước, khi Việt Nam vẫn đang trong chế độ Pháp thuộc được một gia đình họ Đoàn lưu giữ bí quyết gia truyền đến ngày nay.
Cái tên Lã Vọng gắn với hình ảnh ông Khương Tử Nha ngồi câu cá trong nhà hàng. Hương vị độc đáo của món ăn này đã chinh phục biết bao trái tim của thực khách trên toàn thế giới.
Món ăn này còn đứng thứ 5 trong danh sách “10 món ăn phải thử trước khi chết” của tác giả Patricia Schultz. Những tưởng món ăn này vô cùng nổi tiếng như vậy nhưng thực tế thì cách làm lại rất đơn giản. Hôm nay daubepgiadinh.com sẽ chỉ cho bạn cách làm món chả cá Lã Vọng vừa ngon lại dễ làm để bạn có thể trổ tài nấu nướng cho gia đình mình nhé.
Các nguyên liệu cần chuẩn bị cho món chả cá Lã Vọng ( dành cho 4 người ăn)
Nguyên liệu:
Cá lăng : 1 con khoảng 500gr ( có thể thay thế bằng cá quả hoặc cá tầm)
Rau thì là: 2 bó nhỏ
Hành lá: 6 nhánh
Đậu phộng; 100gr
Ớt tươi: 1 quả
Chanh: 1 quả
Gừng băm: 2 thìa
Hành tím băm: 2 thìa
Riềng băm: 2 thìa
Mẻ: 4 thìa
Bột nghệ: 1 thìa
Mắm tôm
Gia vị, mỳ chính, đường, hạt tiêu Đồ bếp:
Dao sắc, đầu nhọn
Thớt
Rổ
Video đang HOT
Chảo nướng và bếp điện
Vỉ nướng, than hoa (nếu không có thì có thể dùng nồi chiên không dầu )
Mẹo chọn cá lăng ngon:
Mặc dù làm chả cá Lã Vọng có thể sử dụng cá quả, cá tầm nhưng để cho ra hương vị chuẩn nhất thì phải chọn cá lăng để nấu. Cá lăng có đặc điểm là thịt dai, ít xương và thơm. Cá lăng ngon phải đảm bảo các tiêu chí sau:
Da cá sẫm màu, sáng bóng, không bị xỉn màu Thịt cá săn chắc như cao su, khi ấn thì có độ đàn hồi, không bị lõm. Nếu các có màu nhợt nhạt thì khả năng cao là con cá đã bị ươn, không nên mua.Mắt cá sáng không đục ngầu và hơi lồi thì cá còn tươiKhông nên mua những con cá có mùi hôi, tanh.
Cách chế biến món chả cá Lã Vọng
Sơ chế nguyên liệu
Sơ chế cá:
Cá lăng mua về rửa sạch, dùng chanh, gừng hoặc muối xát để khử mùi tanh sau đó lại rửa lại và để ráo nước.
(Ba cách khử mùi tanh của cá bằng các nguyên liệu trên:
Muối: cho 3 thìa muối hòa tan với nước rồi ngâm cá trong thời gian từ 5-10 phút. Có thể dùng trực tiếp muối chà sát lên cá để khử tanh và chất nhờn trên da. Rửa sạch cá với nước và tiếp tục chế biến.
Chanh: vắt nước cốt chanh lên thịt cá để nước cốt chanh thẩm thấu 3-5 phút. Nước cốt chanh có tác dụng khử tanh và tẩy chất nhờn rất hiệu quả
Gừng: Gừng mua về thì rửa sạch, sau đó cắt lát mỏng, cho nước và cá vào ngâm cùng trong 5-10 phút.)
Hãy đợi cho cá ráo nước thì dùng dao sắc để lọc cá với xương thành miếng phi lê, cắt miếng vừa ăn ( khoảng 2 ngón tay).
Đem cá đi ướp với 2 muỗng riềng băm, 4 thìa mẻ, 1 thìa bột nghệ, 1 thìa hành tím băm, mắm tôm, gia vị, mì chính, hạt tiêu gia giảm tùy thích, trộn đều tất cả và để chờ một tiếng cho cá ngấm đều các nguyên liệu vào từng miếng thịt.
Sơ chế các nguyên liệu khác:
Để chảo lên bếp, bật lửa nhỏ liu riu, đợi chảo nóng thì cho đậu phộng vào, đảo đều tay cho đến khi có mùi thơm và hạt lạc nở nhẹ thì lạc đã chín. Đổ lạc ra bát, tách vỏ lấy hạt.
Hành, thì là nhặt bỏ rễ và phần lá héo, rửa sạch, để ráo nước thì cắt thành khúc dài khoảng 2 đốt ngón tay.
Ớt rửa sạch cắt lát nhỏ. Chanh sau khi rửa thì để ráo nước cắt thành 4 miếng.
Nướng cá:
Chuẩn bị nhóm bếp than, để lửa cháy khoảng 20 phút, than chín hồng là bắt đầu nướng được cá.
Vỉ nướng phết lớp dầu ăn mỏng lên để tránh bị cá dính vào vỉ, xếp đều các miếng cá đã được tẩm ướp lên vỉ và bắt đầu nướng. Nướng cá đến khi thịt cá chuyển sang màu vàng nghệ, da ca se lại thành màu đen thẫm thì lật mặt sau của vỉ để nướng tiếp, tránh lật đi lật lại vỉ cá vì cá sẽ bị mất nước.
Nếu không có vỉ nướng than hoa thì bạn có thể sử dụng nồi chiên không dầu thay thế. Xếp miếng cá vào nồi chiên không dầu, phết một ít dầu ăn lên miếng cá rồi bắt đầu nướng trong 20′ ở nhiệt độ 200*C rồi lật mặt còn lại nướng thêm 5-10 phút nữa đến khi cá chín vàng ươm 2 mặt..
Chả cá Lã Vọng ngon nhất là ăn với mắm tôm. Mắm tôm pha với đường, ớt băm, chanh, khuấy đều đến khi mắm tôm có bọt tăm.
Ngoài ra nếu bạn không ăn được mắm tôm thì có thể thay thế mắm tôm bằng nước mắm.
Pha nước chấm với công thức 3-1-1: 3 thìa nước lọc, 1 thìa nước mắm, 1 thìa đường.
Sau đó gia giảm thêm chanh, ớt, gừng tùy thích.
Thưởng thức chả cá Lã Vọng:
Cá nướng xong cho lên chảo nướng bếp điện, cho chút dầu ăn đảo đều cá với rau thì là, hành và lạc rang. Đảo đều cá đến khi hành, thì là chín, cá nóng sốt và có mùi thơm thì gắp ra bát, gắp thêm bún rối và rưới nước chấm ăn kèm.
Món ăn đặt yêu cầu khi cá vàng ươm, dai giòn sần sật, thơm mùi riềng mẻ và đậm vị. Hành thì là tươi chín, ăn có vị ngọt kết hợp hài hòa với nước chấm đậm đà tạo nên hương vị ngon khó cưỡng không thể nào quên.
Những lưu ý khi ăn chả cá Lã Vọng:
Hàm lượng dinh dưỡng:
Calo: 600-1000kcl
Protein: 100g
Chất béo: 60g
Cholesterol: 320mg
Đường: 20g
Ngoài ra còn bổ sung Vitamin A, Vitamin C, Canxi và Sắt
Chỉ định y tế:
Những người có vấn đề về tim mạch nên lưu ý không nên ăn nhiều món chả cá Lã Vọng vì món ăn sử dụng tương đối nhiều mỡ động vật, sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Lời kết:
Chả cá Lã Vọng là món dễ ă không quá khó chế biến và rất thích hợp ăn buổi tối mát mẻ là lựa chọn hoàn hảo. Hãy thử trổ tài vào bếp để nấu cho gia đình và bạn bè thưởng thức hương vị món ăn đặc sản của Hà Nội này bạn nhé. Chúc các bạn thành công.
Baì viết tham khảo: Cách Làm Lẩu Riêu Cua Bắp Bò 3 Cực – Cực Dễ, Cực Ngon Và Cực Lạ.
Ẩm thực Hà Nội - Sản phẩm du lịch đặc sắc
Ẩm thực Hà Nội không đơn thuần là những món ngon mà từ lâu người ta thường coi là tinh hoa đất Kinh kỳ, chứa đựng chiều dài văn hóa, sự khéo léo và tinh tế của người Hà Nội.
Ẩm thực Hà Nội là cả một niềm tự hào của người Thủ đô và có thể hấp dẫn bất cứ ai đặt chân đến đây. Theo đó, ngành Du lịch Hà Nội đang xây dựng văn hóa ẩm thực thành sản phẩm du lịch đặc sắc đậm chất Hà thành, thu hút khách du lịch đến với Thủ đô, nhằm hiện thực hóa mong mỏi của những người làm du lịch.
Ẩm thực Hà Nội - Đặc sắc, hấp dẫn
Cốm, món ăn dân dã nhưng thắm đượm hương vị Hà Nội. Ảnh: Danh Lam/TTXVN
Thực tế, ẩm thực Hà Nội chủ yếu xuất phát từ món ăn dân dã hàng ngày, từ món quà vặt đến những bữa cơm, bữa cỗ và rất nhiều tỉnh, thành phố khác cũng có. Duy chỉ có điều, người Hà Nội vốn sành ăn, sành mặc, thanh lịch, tao nhã trong lối sống nên ẩm thực Hà Nội vì thế cũng ảnh hưởng theo phong cách đó. Các món ăn được chế biến cầu kỳ, tinh tế, hội tụ các hương vị đặc trưng, đủ sự đậm đà nhưng lại dịu thanh. Qua bàn tay khéo léo và sự cảm nhận tài tình của người chế biến, ẩm thực Hà Nội từ những món ăn dân dã được nâng tầm thành văn hóa.
Ví như, chỉ là khúc mía bình thường như bao vùng miền khác đều có nhưng người Hà Nội thường ướp mía với hoa bưởi tạo nên món ngon hấp dẫn. Đó là dịp cuối xuân, đầu hạ, khi hoa bưởi bắt đầu nở, các bà, các cô thường đi chợ sớm, chọn mua một túm hoa bưởi còn đẫm sương và mấy khúc mía tím mập mạp. Mía được tước vỏ, cắt thành từng khúc nhỏ, cho vào liễn sành kèm những bông hoa bưởi rồi đậy nắp lại. Vài tiếng sau, mía được lấy ra ăn, vị ngọt ngào của mía quyện cùng hương bưởi thơm ngát, khiến người ta cảm thấy món ăn ngon hơn, tinh thần thư thái hơn.
Trong hàng trăm món ngon Hà Nội, nổi danh nhất là các món: Phở, nem, bánh cuốn Thanh trì, bún thang, bún chả Hàng Mành, bánh tôm hồ Tây, chả cá Lã Vọng, ô mai Hàng Đường, kem Tràng Tiền, cà phê trứng, chè sen... Các món ăn đó có cả sự hài hòa giữa màu sắc, ngũ vị và đặc biệt có sự cân bằng âm dương theo quan niệm Á Đông.
Nghệ nhân ẩm thực Ánh Tuyết chia sẻ, người Hà Nội nổi tiếng sành ăn, cầu kỳ trong chọn nguyên liệu, tinh tế trong cách thức chế biến từ món ăn chính đến món tráng miệng. Mỗi mùa lại có những món riêng. Bởi vậy, khi nấu món ăn truyền thống, nghệ nhân Ánh Tuyết có những quy tắc chuẩn để mỗi món đều đúng hương vị đặc trưng của các mùa và đảm bảo theo hương vị Hà Nội truyền thống.
Không chỉ tinh tế, tỉ mỉ trong cách chế biến, ngay cả thưởng thức ẩm thực của người Hà Nội cũng mang phong cách riêng. Nhiều món ăn còn gắn với một địa điểm xác định và có thể hiểu địa danh đó làm nên thương hiệu món ngon. Người ta muốn thưởng thức món đó phải cất công tìm đến đúng nơi sẽ có đặc sản cần tìm hoặc có thể vào cửa hàng nào khi thấy biển hiệu treo ngoài phố. Bất cứ ai đặt chân đến Hà Nội đều mong muốn được thưởng thức ẩm thực Hà Nội, để cảm nhận những đặc trưng riêng đậm chất Hà thành.
Hình thành các tour du lịch ẩm thực
Nghệ nhân ẩm thực Việt Nam Phạm Thị Tuyết - Chủ nhà hàng Ánh Tuyết (25 Mã Mây, Hà Nội) là người có tâm huyết trong việc quảng bá và tôn vinh ẩm thực Việt Nam và Hà Nội ra thế giới. Ảnh: Thành Đạt/TTXVN
Du lịch ẩm thực Hà Nội đã manh nha từ lâu, được một vài công ty du lịch thiết kế đưa vào sản phẩm tour. Nhưng đối tượng khách chủ yếu là người nước ngoài, thích trải nghiệm, khám phá văn hóa khi đến Hà Nội. Tour du lịch được xây dựng theo cách thức đưa khách đến tham gia làm món ăn truyền thống và thưởng thức luôn món ăn đó. Trước kia, một vài nơi còn tổ chức tour khép kín, đưa khách đi chợ truyền thống, nấu ăn và thưởng thức món ăn, nhưng hiện nay, hình thức này ít được tổ chức do điều kiện về thời gian, vệ sinh an toàn tại chợ. Nhà hàng của nghệ nhân Ánh Tuyết trên phố Mã Mây chính là địa chỉ uy tín để các công ty du lịch tổ chức tour ẩm thực cho du khách trải nghiệm.
Vào các buổi tối, đặc biệt là tối cuối tuần, trên các tuyến phố Tạ Hiện, Đinh Liệt, Lương Ngọc Quyến, Hàng Buồm, Tống Duy Tân, Tô Tịch, phố Gầm Cầu... trong khu phố cổ Hà Nội, tập trung rất nhiều người dân và du khách thưởng thức ẩm thực Hà Nội. Trước kia, khi dịch COVID-19 chưa xuất hiện, khu vực này thu hút không ít khách nước ngoài. Du khách đến không chỉ thưởng thức hương vị các món ngon mà còn giao lưu, trò chuyện và tận hưởng không khí sôi động của đêm phố cổ Hà Nội.
Dẫu vậy, việc phát triển sản phẩm du lịch ẩm thực Hà Nội mới chỉ là tự phát, chưa được đầu tư bài bản. Theo ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Hà Nội rất có lợi thế về ẩm thực nhưng ngành Du lịch chưa có hoạt động đáng kể để phát triển sản phẩm du lịch ẩm thực. Ông cũng khẳng định, Hiệp hội Du lịch Việt Nam sẵn sàng phối hợp với Hà Nội để tổ chức những sự kiện ẩm thực lớn, tạo cơ sở phát triển loại hình du lịch này.
Là một doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, ông Phùng Quang Thắng, Giám đốc Công ty Lữ hành Hanoitourist phân tích, nếu khu vực nào phát triển kinh tế đêm thì có tới 70% khách đến sẽ ăn, 20% khách uống và 10% khách chỉ đến chơi. Hà Nội đang có lợi thế khu phố cổ Hà Nội và phố đi bộ Trịnh Công Sơn tập trung phát triển ẩm thực. Do vậy, hoạt động kinh tế đêm sẽ thu hút khách tốt hơn, khách du lịch sẽ lưu trú tại Hà Nội lâu hơn. Nếu ngành Du lịch phát triển du lịch đêm, du lịch ẩm thực, đây sẽ trở thành sản phẩm đặc trưng của Thủ đô.
Hiện nay, ngành Du lịch Hà Nội đang quan tâm phát triển du lịch ẩm thực, coi du lịch ẩm thực là một trong bảy nhóm sản phẩm du lịch trọng tâm để kích cầu du lịch nội địa trong năm 2021. Theo đó, ngành Du lịch phát triển nhóm sản phẩm ẩm thực, món ngon Hà Nội tại một số quận trọng điểm như: Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Long Biên... Cùng với đó, ngành Du lịch phát triển đồng bộ các dịch vụ đi kèm, công tác quảng bá sản phẩm nhằm thúc đẩy phát triển sản phẩm du lịch ẩm thực đặc trưng, thu hút khách du lịch đến với Thủ đô, khám phá văn hóa Hà Nội qua hương vị ẩm thực.
Cách làm gà om mềm ngon thơm nức, ăn với cơm thì tuyệt vời Ẩm thực Phúc Kiến (Trung Quốc) sử dụng nhiều loại thảo mộc và gia vị để tạo nên hương vị độc đáo đặc trưng. Gà om là một trong những món như vậy. Kỹ thuật om là một trong những phương pháp tạo ra các món ăn có hương vị phức tạp và giàu sắc thái. Nếu bạn đã nhiều lần ăn gà...