Cách làm bánh pía nhân đậu đỏ thơm ngon đơn giản dễ làm
Món bánh pía nhân đậu đỏ thơm ngon mai lạ miệng với vị thơm béo, bùi bùi, dẻo ngon thật hấp dẫn. Hãy cùng vào bếp làm ngay nhé!
1. Cách sên nhân đậu đỏ
Nguyên liệu làm Cách sên nhân đậu đỏ
Đậu đỏ 250 g
Nước 800 ml
Đường 130 g
Bột nếp 30 g
Nước 45 ml (Pha cùng bột nếp)
Dầu ăn 55 g
Cách chọn mua đậu đỏ ngon, chất lượng
Nên chọn hạt đậu có màu đỏ tươi, không bị sâu mọt và không có dấu hiệu mốc hay mùi khó chịu.Nên chọn hạt đậu có kích thước vừa phải để sau khi nấu đậu đạt được độ mềm và vị bùi ngon.Không nên chọn những hạt quá to, vì những hạt này thường ăn không ngon, ít chất dinh dưỡng hơn những hạt nhỏ và đặc biệt thường tạo ra vị chát nhẹ khi ăn.
Dụng cụ thực hiện
Chảo chống dính, tô, bếp
Cách chế biến Cách sên nhân đậu đỏ
1
Ngâm đậu đỏ
Đậu đỏ rửa sạch, sau đó ngâm nước từ 5 – 7 tiếng hoặc qua đêm.
2
Hầm và xay nhuyễn đậu đỏ
Cho đậu đỏ vào nồi cùng 800ml nước, muỗng cà phê muối rồi nấu trên lửa lớn cho hỗn hợp sôi.
Khi hỗn hợp sôi, bạn vớt bọt bẩn, vặn lửa nhỏ rồi ninh đậu đến khi chín nhừ.
Sau đó, dùng máy xay cầm tay hoặc máy xay sinh tố để xay nhuyễn đậu.
3
Sên nhân đậu đỏ
Lọc hỗn hợp đậu đỏ qua rây, cho vào chảo cùng 130g đường rồi sên trên lửa vừa.
Hòa tan 30g bột nếp cùng 45ml nước. Khi đường tan, bạn cho hỗn hợp bột nếp vào rồi khuấy đều.
Khi nhân đậu hơi sệt lại, bạn từ từ cho 55g dầu ăn vào khuấy tan, hạ lửa nhỏ và tiếp tục sên đến khi nhân khô ráo, tạo thành khối dẻo mịn là đạt.
Video đang HOT
Lưu ý:
Không cho hết dầu ăn vào 1 lúc, chỉ nên cho từng ít một, khuấy tan hoàn toàn rồi mới cho phần dầu mới vào.Khi sên, nếu nhân bị tươm dầu là do lửa to quá, bạn có thể khắc phục bằng cách cho thêm một ít nước nóng rồi tiếp tục sên.Sau khi sên xong hoặc để nguội, nếu nhân bị bở, vụn thì có thể là do không che đậy khiến nhân mất nước hoặc dùng quá ít dầu ăn hoặc đường.
4
Thành phẩm
Nhân đậu đỏ có mùi thơm đặc trưng cùng vị bùi bùi, ngọt nhẹ từ đậu đỏ. Bạn có thể dùng loại nhân này cho bánh nướng hoặc bánh dẻo tùy theo sở thích của mình nhé!
2. Bánh pía nhân đậu đỏ
Nguyên liệu làm Bánh pía nhân đậu đỏ
Nhân đậu đỏ 19 cái (74gr mỗi viên)
Bột mì đa dụng hoặc
bột mì số 8 260 gr (bột ruột)
Dầu ăn 110 gr (bột ruột)
Bột mì đa dụng hoặc
bột mì số 8 500 gr (bột vỏ)
Dầu ăn 90 gr (bột vỏ)
Nước lạnh 180 ml
Đường 90 gr
Muối 2 muỗng cà phê
Lòng đỏ trứng 2 cái
Mè rang 1 muỗng canh
Hình nguyên liệu:
Cách chế biến Bánh pía nhân đậu đỏ
1
Trộn bột ruột
Cho 260gr bột mì đa dụng hoặc bột mì số 8 vào tô, thêm 110gr dầu ăn.
Trộn đều hỗn hợp bột bánh cho hòa quyện. Nhồi vài phút cho bột dẻo là được.
2
Trộn bột vỏ
Cho 500gr bột mì đa dụng hoặc bột mì số 8 vào thau, thêm 90gr dầu ăn.
Khuấy đều 180ml nước lạnh với đường 90gr, 2 muỗng cà phê muối cho tan hết rồi cho vào bột.
Trộn sơ cho bột đều rồi dùng máy nhồi cho đến khi bột bánh hòa quyện hết vào nhau. Bột càng dẻo mịn, hòa quyện thì bánh càng ngon.
Nếu nhồi bột bằng tay, bạn nhồi tầm 20 – 25 phút cho bột thật dẻo mịn. Bột càng dẻo thì bánh càng ngon.
Mẹo nhỏ:
Bạn nhớ canh loại bột mà điều chỉnh bột bánh cho phù hợp. Nếu là bột mì cũ, bột sẽ hút nước nhiều hơn, bạn cho thêm chút nước cho bột dẻo, không khô.Nếu là bột mì mới, bạn có thể cho ít nước đi một chút để tránh bị nhão.
3
Cán bột tạo lớp
Chia phần bột ruột thành các viên nhỏ, mỗi viên nặng 18gr
Phần bột vỏ chia thành các viên, nặng 43gr. Sau đó bọc kín bột lại để bột không bị khô.
Lấy 1 viên bột vỏ vò thành viên hơi dài rồi dùng chày cán mỏng, cho tiếp phần bột ruột lên trên sao cho phần ruột nằm gọn trong phần vỏ.
Sau đó cuộn lại rồi đặt dọc lại. Tiếp tục cán mỏng. Gập miếng bột lại làm 3 rồi tiếp tục cán mỏng vừa phải thành hình vuông.
4
Gói bánh
Nhân đậu đỏ nặng khoảng 74gr cho mỗi viên nhân.
Cho nhân vào giữa miếng bột đã cán ở trên và bọc kín lại, không để lọt không khí bên trong bánh. Lót phía dưới bánh một miếng giấy nến để chống dính.
Bạn nắn lại bánh cho tròn đều đẹp mắt.
5
Chuẩn bị nước quét bánh
Cho vào chén 2 lòng đỏ trứng gà, 1 muỗng canh nước. Khuấy đều cho loãng hỗn hợp ra.
6
Nướng bánh
Làm nóng lò ở 200 độ C trước khi nướng khoảng 20 phút cho nhiệt lò ổn định.
Cho khay bánh vào nướng khoảng 20 phút ở rãnh giữa ở nhiệt độ 200 độ C.
Sau khi bánh chín, bạn phết một lớp thật mỏng trứng lên trên, rắc thêm 1 ít mè rang lên bánh.
Cho bánh vào nướng ở 160 độ C khoảng 4 phút nữa cho chín vàng thì lấy bánh ra để nguội khoảng 2 tiếng cho bánh mềm lại.
7
Thành phẩm
Bánh pía nhân đậu đỏ thơm ngon, lạ miệng lại đẹp mắt với phần vỏ mềm xốp, nhiều lớp, nhân đậu đỏ dẻo ngọt thật hấp dẫn đúng không nào? Cùng thưởng thức ngay nhé!
9X Hà Nội làm bánh Trung thu handmade đẹp ngất ngây, đến nỗi được cả khách nước ngoài đặt hàng
Những chiếc bánh trung thu handmade do cô gái trẻ 9x tự thiết kế kiểu dáng đẹp mắt.
Lê Hằng (sinh năm 1991) hiện kinh doanh bánh Trung thu nghệ thuật ở Hà Nội. Cô vừa chia sẻ mẫu bánh Trung thu truyền thống được trang trí bằng tạo hình hoa lá do mình thực hiện lên hội nhóm Yêu Bếp và nhận được sự thích thú của dân mạng.
Chia sẻ về cơ duyên đến với món bánh này, Lê Hằng cho biết: " Bánh Trung thu nghệ thuật xuất hiện ở Việt Nam từ vài năm nay, cũng không rõ ai là người làm đầu tiên. Nhưng theo mình cách làm dòng bánh này phát triển từ bánh wagashi của Nhật Bản. Từ 2018 mình tình cờ thấy trào lưu trang trí bánh Trung thu trên các group chuyên về bánh. Sẵn có sở thích làm bánh, mình đã muốn thử sức ngay. Mục đích làm ban đầu cũng chỉ để thoả mãn đam mê. Việc gì khi mới bắt đầu cũng gặp khó khăn và thất bại là bình thường. Những mẻ bánh Trung thu nghệ thuật đầu tay của mình trông cũng rất "ngô nghê" và loè loẹt, may mắn là người thân vẫn hưởng ứng và cổ vũ những sản phẩm mình làm ra".
Lê Hằng
Bánh Trung thu nghệ thuật mọi người trông tưởng đặt vài miếng bột lên là xong nhưng thực sự thời gian tạo bột màu, nặn hoa, đặt hoa lâu bằng thời gian làm một chiếc bánh Trung thu bình thường, thậm chí một số mẫu phức tạp còn lâu gấp 3-5 lần. Những ngày đầu bán hàng, Hằng vừa làm bánh vừa tạo hình trang trí bánh với lò gia đình. Một mẻ bánh nướng được 6-7 bánh, cũng chưa có kinh nghiệm nên có hôm đơn hàng chỉ hai mươi bánh mà làm đi làm lại tới 3 giờ sáng. Nhiều ngày làm quá nhiều giờ như vậy càng dễ sai sót và hiệu suất càng thấp.
Hai vợ chồng Hằng có công việc khác đem lại thu nhập khá nên thấy vất vả vậy chồng 9X nhiều lần khuyên vợ từ bỏ, nhưng cô vẫn không nỡ vì càng làm càng mê. Chỉ cần thấy bánh đẹp, được khách ủng hộ ngày càng nhiều là biết bản thân đang làm tốt không hề thấy mệt nữa. Khi việc kinh doanh thuận lợi mỗi năm Hằng thường đăng ký thêm các lớp học nâng cao về kỹ thuật bánh Trung thu hoặc học thêm từ các thợ dày dặn kinh nghiệm, làm lâu năm. Đến nay là năm thứ 4 cô làm rồi nên cách phối màu, dàn hoa, tự tạo hình hoa cũng hợp lý hơn.
"Mình đã có thể rút ngắn công đoạn trang trí để ra nhiều sản phẩm, bán được thêm nhiều bánh và thu nhập cao hơn nhưng mình vẫn luôn muốn sản phẩm của mình trọn vẹn hoàn hảo nhất có thể" - 9X chia sẻ .
Nguyên liệu Hằng sử dụng cũng chọn lọc, nhìn bánh màu sắc rực rỡ vậy nhưng hoàn toàn là lấy màu từ bột tự nhiên tốt cho sức khoẻ như: khoai tím, bí ngô, trà xanh, gạo men đỏ, cacao.... Mọi công đoạn chia ra theo từng nhóm nhân viên nên thời gian làm bánh rút ngắn hơn rất nhiều. Nhưng cách tạo hình trang trí của 9X vẫn giữ sự cầu kỳ, tỉ mỉ và yêu cầu tay nghề nhân viên cao, thậm chí có từng nhân viên chuyên phụ trách từng mẫu hoa riêng. Bất kỳ nhân viên nào vào cũng trải qua vài ngày học nghề, làm hoa đẹp rồi mới được làm chính thức. Đây là điểm khác biệt giữa bánh của Hằng so với các thương hiệu bánh Trung thu đắp hoa khác trên thị trường.
"Bánh Trung thu không chỉ là bánh để ăn mà mang giá trị văn hoá, tinh thần rất lớn. Mọi người thường sử dụng để làm quà tặng cho những người quan trọng nhất trong tết Trung Thu. Vì vậy đối với mình loại bánh này càng phải được chau chuốt và sáng tạo để phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ cao hiện nay.
Trong quá trình kinh doanh, rất nhiều khách Trung, Nhật, Hàn... đặt bánh của mình. Một số khách chia sẻ bên nước họ cũng có bánh Trung thu nhưng họ chưa từng thấy bánh được trang trí rực rỡ như này bao giờ và họ mua để đem về nước làm quà tặng rất nhiều. Đối với mình cách trang trí bánh Trung thu này góp phần nâng tầm bánh Việt vốn rất ít khi được chú trọng vào hình thức. Mình rất mong dòng bánh này được lan toả và phổ biến hơn nữa, vì vậy khi rảnh mình thường chia sẻ cách làm lên các group cộng đồng" - Hằng chia sẻ.
Dưới đây là công thức bột màu làm hoa trên bánh Trung thu của Lê Hằng, bạn có thể tham khảo.Nguyên liệu:
Bột mì: 280g
Nước đường bánh nướng: 200g
Dầu ăn (hoặc dầu lạc): 30g
Lòng đỏ trứng: 1 lòng đỏ
Bơ đậu phộng (nếu dùng dầu lạc thì không cần): 10g
Bột rau củ tự nhiên (có thể tự làm bằng cách sấy khô giòn, xay, lọc thành bột), chọn một loại bột để tạo màu theo ý: 18-25g
Trà xanh (màu xanh lá cây), bí ngô (màu vàng), khoai tím (màu tím), củ dền (màu đỏ tươi), gạo men đỏ (màu đỏ sẫm), bột hoa đậu biếc (màu xanh biển)
Cách làm:
Trộn phần nước đường, dầu ăn, bơ đậu phộng, lòng đỏ trứng bằng phới lồng thật nhuyễn. Ở bát khác trộn đều bột mì và một loại bột rau củ. Trút phần hỗn hợp nước vào phần bột, trộn bằng phới dẹt, để nghỉ 30 phút rồi chia thành các phần vỏ bánh bọc nhân tạo cốt bánh. Một phần nhỏ để tạo hình hoa lá.
Tạo hình bằng cách dùng cây lăn, bóp nặn từng cánh hoa và lá, nếu không có hoa tay bạn có thể dùng khuôn silicon.
Đặt trực tiếp phần hoạ tiếp lên bánh có thể dùng bút lông tẩm rượu chấm lên mặt cốt bánh phần hoạ tiết sẽ dính chắc hơn (có thể dùng nước nhưng mình dùng rượu bánh sẽ để được lâu).
Cách làm đậu phộng da cá nước cốt dừa Đậu phộng da cá nước cốt dừa mà một đồ ăn vặt được mọi người rất yêu thích đặc biệt các bé. Bản thân mình khi mua một gói đậu phộng da cá nước cốt dừa ngoài cửa hàng thì ăn không đã miệng do số lượng thì ít mà món ăn thì quá hấp dẫn. Vì vậy, mình đã quyết tâm tự...