Cách làm bánh mì tại nhà siêu đơn giản cho team “yêu bếp – nghiện nhà”
Khi làm bánh mì kể cả đã chuyên nghiệp vẫn có thể gặp những lần không thành công như mong muốn, thậm chí là thất bại. Vậy thì nguyên nhân tại sao?
Trong quy trình làm bánh thì giai đoạn quan trọng nhất là khi chuyển hóa tức là giai đoạn ủ. Cơ chế chuyển hóa trong bánh mì như sau:
- Đầu tiên bột mì được trộn với nước, men nở đánh đều và nhào trộn cho đến khi trở thành khối bột mịn mềm dẻo,dai không dính tay. Chuyển hóa trong giai đoạn này là protein trong bột mì liên kết với nhau thành sợi dài gọi là gluten độ bền của sợi phụ thuộc vào loại bột mì và kĩ thuật nhào trộn bột.
1. Quá trình chuyển hóa của bột thành bánh mì
- Bản chất của men nở chính là nấm men. Khi gặp điều kiện thuận lợi về nhiệt độ, độ ẩm và dinh dưỡng thì nấm men sẽ sinh trưởng và sinh sản rất nhanh để tăng sinh khối đồng thời sinh ra khí CO2 tạo ra những khoảng trống trong bánh mì được cố định nhờ các sợi gluten. Khi nhiệt độ càng tăng thì men hoạt động càng mạnh vì vậy ngay cả khi nướng lúc đầu bánh mì vẫn tăng thêm thể tích,cho đến khi nhiệt độ quá cao làm cho men chết, bánh sẽ được định hình.
- Khi hiểu được cơ chế chuyển hóa trong bánh mì thì có thể hạn chế được những sự cố khi làm bánh,hoặc biết nguyên nhân ta cũng có hướng để khắc phục.
2. Cách thực hiện
Nguyên liệu làm bánh
Có 3 nguyên liệu cơ bản nhất là bột mì, men nở và nước. Ngoài ra tùy theo sở thích của mỗi người mà có thể có thêm những nguyên liệu khác như trứng, sữa, đường, bơ, mè, dầu ăn…
Dụng cụ làm bánh
Video đang HOT
Máy đánh bột (nếu không có thì trộn bột bằng tay sẽ mất nhiều thời gian và công sức), dụng cụ để nướng: tùy điều kiện và thói quen sử dụng có thể dùng lò nướng, lò vi sóng, nồi nướng…
Các bước cơ bản làm bánh mì đặc ruột
Bước 1: Trộn bột
- Kích hoạt men nở :Lấy 200ml nước ấm , 10gr đường và 5gr men nở trộn đều, để riêng.
- Trộn bột: Lấy 300gr bột mì cho hỗn hợp men nở vào trộn. Dùng máy trộn hoặc dùng tay để trộn bột cho đến khi bột trắng và nở ra là được. Tùy theo khẩu vị có thể cho thêm 10ml giấm ăn, 1/2 muỗng cafe muối. 1 muỗng dầu ăn vào và trộn đều làm tang hương vị bánh.
- Ủ kín khối bột tạo ra trong thời gian 20-30 phút.
Lưu ý: Nếu nhồi bột bằng máy chỉ để tốc độ thấp không để tốc độ quá cao có thể làm cho các sợi gluten đứt gãy ảnh hưởng đến quá trình nở của bột. Khối bột tạo ra cuối cùng vẫn phải trộn bằng tay nhồi bột, đập bột cho thật mịn và kéo dài ra được.
Bước 2: Làm bánh mì
- Khi ủ bột đã nở hoàn toàn, lấy khối bột ra: vo tròn bột thành khối cho thoát bớt khí ra, rồi để bột nghỉ trong 5 phút. Tiếp tục cán bột ra thành hình tròn mỏng. Dùng dao cắt bột thành những miếng đều 6 miếng hoặc 8 miếng tùy theo. Sau đó tạo hình bánh: dùng tay lăn đều bột thành những thanh dài, thon và có 2 đầu nhọn .Đem ủ khoảng 60 phút, đậy kín bánh bằng khăn ướt. Thời gian ủ lần 1 hay lần 2 dài hay ngắn phụ thuộc nhiệt độ phòng, nhiệt độ phòng càng cao thì quá trình nở của bột càng nhanh thời gian ủ sẽ rút ngắn lại.
Bước 3: Nướng bánh
Khi ủ bột đủ thời gian, dùng dao có lưỡi sắc rạch theo chiều dài bánh, phun thêm nước vào những chỗ bị rạch. Để thêm một khay nước sôi vào ngăn dưới cùng của lò Tiếp đó, bật lò nướng ở nhiệt độ 170- 180 độ C, trước 10 phút cho lò nóng. Khi lò đã nóng thì cho bột vào khay, bỏ vào lò nướng để nướng bánh mì. Thời gian nướng là 18-20 phút, nhiệt độ nướng là 170 độ C. Khi lò báo nướng xong, kiểm tra thấy bánh chín vàng đều thì bạn lấy bánh ra có thể phết thêm bơ khi bánh còn nóng.
Cuối cùng, bánh mì vàng ươm, đặc ruột đã ra lò. Bạn ăn khi còn nóng sẽ rất ngon. Nếu không dùng hết có thể để thêm 1-2 ngày bằng cách bảo quản trong túi ni lông buộc kín. Khi ăn có thể xịt thêm nước rồi bỏ vào lò nướng lại ở nhiệt độ 160oC trong vòng 3-5 phút.
Mong rằng với bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về cách làm bánh mì đơn giản tại nhà. Nguyễn Kim hiện nay đang cung cấp nhiều loại đồ điện gia dụng đa dạng như: lò vi sóng, nồi cơm điện, máy xay sinh tố,… phù hợp với những nhu cầu khác nhau của mỗi người, cùng ghé Nguyễn Kim để chọn cho mình sản phẩm phù hợp nhất với mức giá ưu đãi nhất và tận hưởng các chế độ hậu mãi chu đáo nhé.
Cách làm bánh mì không cần nhồi bột siêu dễ
Khi làm bánh mì, công đoạn quan trọng và nhọc nhằn nhất với các chị em luôn là nhồi bột. Bởi nhồi bột sẽ quyết định rất nhiều đến độ mềm, cứng, giòn, dai của bánh. Khi nhồi bột sai không những bánh không được mềm như ý mà thậm chí còn không thể nở.
Hôm nay Học Viện Ẩm Thực sẽ hướng dẫn bạn đọc cách làm bánh mì không cần nhồi bột ai cũng có thể làm thành công. Làm cùng Học Viện Ẩm Thực ngay thôi!
Nguyên liệu
- 1tsp men nở
- 525g bột mì (150g bột mì số 13, 375g bột mì đa dụng)
- 400ml nước ấm (250ml để kích men)
- Vừng (đen, trắng)
- 1tsp đường
Cách làm
(1) Kích men: Rót 250ml nước ấm vào trong tô, rắc men nở và đường vào trong tô, khuấy đều lên đến khi hòa quyện. Nếu men hoạt động tốt, sau khoảng 5 phút men sẽ nở lên tạo thành một lớp giống gạch cua trên bề mặt. Nếu men không nổi hoặc nổi ít tức là men đã chết hoặc hoạt động yếu, bạn nên bỏ và dùng men khác.
(2) Trộn bột mì với muối, tạo một khoảng trống giữa bát bột, đổ men đã kích vào giữa, khuấy đều từ trong ra ngoài cho các nguyên liệu hòa quyện, không còn sự tách biệt giữa nước và bột.
(3) Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín tô bột, ủ lần một trong môi trường ấm trong khoảng 6h.
(4) Sau 6h đưa bột ra nhồi lại vài lần (khi ấy bột khá nhão nên bạn nên dùng dao cắt bột để vét bột trên mặt phẳng, bột sẽ ít bị dính vào tay hơn).
(5) Chia và tạo hình bột theo ý thích sau đó di chuyển bột vào khay nướng. Dùng màng bọc màng bọc thực phẩm hoặc khăn ẩm che bột, ủ bột lần 2 trong khoảng 1h đến khi khối bột nở gấp đôi.
(6) Sau khi bột đã ủ đủ độ, rắc vừng lên trên mặt và cho vào lò nướng. Nếu muốn bánh vàng hơn có thể quét một lớp mỏng hỗn hợp lòng đỏ trứng và sữa tươi không đường lên mặt bánh.
(7) Nướng bánh ở 200 độ C trong khoảng 35-40 phút. Sau khi bánh chín, lấy bánh ra khỏi lò, khi bánh vẫn còn nóng, miết bơ lạt lên mặt bánh để bánh mềm và thơm hơn. Bơ sẽ tự tan chảy cùng với độ nóng của bánh.
Bánh thành phẩm sẽ có màu vàng caramel vô cùng đẹp ở bên ngoài và mềm ẩm ở bên trong. Học Viện Ẩm Thực chắc rằng cả gia đình bạn sẽ thích những chiếc bánh mì này.
Chúc các bạn thành công!
Cách làm bánh mì phô mai Hạ Long bằng nồi chiên không dầu Những món ăn với nồi chiên không dầu vừa thơm ngon, lại dễ chế biến và tốt cho sức khoẻ nên được nhiều người yêu thích vô cùng. Hôm nay cùng vào bếp làm bánh mì phô mai Hạ Long với nồi chiên không dầu nhé! Món bánh mì nướng phô mai thơm ngon Hạ Long là món ăn vặt khoái khẩu của...