Cách làm bánh đúc nóng chuẩn hương vị ngày mưa
Mùa hè đến mang theo những cơn mưa rào rả rích xen lẫn những ngày nắng vàng ươm khiến tiết trời trở nên mát dịu. Vào những ngày mưa này, bánh đúc nóng là một món ăn được mọi người ưa chuộng bởi ngay ở cái tên của nó cũng đã đem lại một cảm giác ấm cúng và thân thương.
Đây là món ăn truyền thống của miền Bắc, được kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu đến từ tự nhiên, tạo nên một nét chấm phá riêng cho nền ẩm thực nước nhà. Học Viện Ẩm Thực sẽ mang đến cho các bạn cách làm bánh đúc nóng vô cùng đơn giản để bạn có thể trổ tài vào dịp cuối tuần này nhé !
Nguyên liệu:
- 200g bột gạo
- 200g thịt heo xay
- 50g vôi tôi
- 20g mộc nhĩ
- 1.2 lít nước lọc
- 40ml nước mắm
- 6g muối
- 15g bột nêm
- 60g đường
- 2 tép tỏi
- 1 củ hành tím
- 5ml dấm
- 5ml dầu ăn
Cách làm:
1. Gạn nước vôi trong:
Hòa tan 50g vôi vào 500ml nước lọc, khuấy đều tay sau đó để im trong vài tiếng đồng hồ. Đến khi các hạt vôi lắng xuống đáy, bạn từ từ gạn lấy phần nước trong ở bên trên mặt, đổ bỏ phần cặn vôi dưới đáy. Phần nước này gọi là “nước vôi trong” – là một nguyên liệu không thể thiếu để làm món bánh đúc.
Nước vôi trong bạn cất trong chai, đậy kín nắp để có thể sử dụng trong thời gian dài.
Video đang HOT
2. Làm nhân bánh
Bước 1: Ngâm mộc nhĩ với nước cho mềm, cắt bỏ phần gốc, sau đó thái sợi nhỏ. Đồng thời sơ chế tỏi và hành, băm nhuyễn và đập dập.
Bước 2: Trộn đều thịt, mộc nhĩ, tỏi, hành cùng với các gia vị cho vừa miệng và ướp trong 30 phút để các nguyên liệu ngấm vào nhau.
Bước 3: Đặt chảo lên bếp, đun sôi dầu và cho nhân vào xào với lửa vừa cho đến khi thịt chín
3. Làm bánh đúc
Bước 1: Bạn trộn 200g bột gạo, 500ml nước lọc, 100ml nước vôi trong và 3g muối vào nồi, dùng muỗng khuấy đều tay cho hỗn hợp tan.
Bước 2: Đặt nồi lên bếp, vặn lửa nhỏ, dùng muỗng khuấy đều đến khi bột sánh, đặc và trong thì tắt bếp.
Để món bánh thêm phần đậm đà hương vị, bạn có thể pha nước mắm để ăn cùng theo công thức sau:
Đổ 200ml nước lọc, 40ml nước mắm, 50g đường, 5ml giấm vào nồi, khuấy đều tay trên lửa nhỏ đến khi đường tan. Vậy là bạn đã có hỗn hợp nước chấm đầy đủ hương vị rồi đó!
Ngoài ra, bạn có thể ăn kèm với rau thơm, hành phi, ớt,…. phù hợp với khẩu vị của mình
Bánh đúc nóng là món ăn lành tính, dễ đi vào lòng những người yêu ẩm thực. Bánh đúc màu trắng đục, mềm và mịn, khi ăn sẽ cảm nhận được đầy đủ các vị chua, thơm, mặn, ngọt. Đây là một thức quà mà bạn không thể nào quên khi đặt chân tới miền Bắc. Với công thức đơn giản này, còn chần chờ gì nữa, cuối tuần này, hãy vào bếp và trổ tài nấu nướng ngay thôi.
Bánh đúc nóng: Quà vặt Hà thành khi vào đông
Bánh đúc sánh dẻo, muốt mịn kết hợp với mộc nhĩ, thịt lợn rất 'hợp tình, hợp cảnh' xua tan cái lạnh mùa đông.
Nếu như bánh đúc truyền thống để nguội, ăn chấm cùng nước tương thì bánh đúc nóng lại mềm hơn và ăn ngay khi còn nóng hổi, chan thêm nước mắm ngọt, hành phi, thịt băm, rau mùi... tạo nên món quà chiều hấp dẫn.
Dưới đây là cách làm bánh đúc nóng không cần dùng hàn the hay vôi nhưng vẫn dẻo mịn, mềm mướt nhờ vào sự cân đối của bột gạo tẻ và bột năng. Nếu bạn muốn bánh mềm hơn thì có thể thêm nước.
Thứ bánh sánh dẻo, mềm mượt này không thể thiếu đậu phụ rán để nguội: 'Đậu rán và bánh đúc hành mỡ là bóng với hình, là non với nước, là trai với gái, thật hợp giọng, thiếu đi một thứ thì tự nhiên cuộc đời thiếu vẻ đẹp ngay" (nhà văn Vũ Bằng từng viết trong 'Miếng ngon Hà Nội). Ảnh: Bùi Thủy.
1. Nguyên liệu:
a. Với phần bánh đúc
- 1 chén bột gạo tẻ (khoảng 125 g)
- 1 chén bột năng (khoảng 125 g)
- 650-700 ml nước
- 30 ml dầu ăn
- 15 ml dầu mè sẽ thơm hơn (Nếu không có thì chỉ dùng dầu ăn)
- 1/4 muỗng cà phê muối
b. Phần thịt lợn xào
- 200 gr thịt lợn xay
- 4-5 cái nấm hương ngâm nước cho nở, bỏ phần cứng, thái nhỏ.
- 4 cái mộc nhĩ ngâm nước cho nở, bỏ phần cứng, thái nhỏ.
- 1 muỗng cà phê nước mắm
- 1/2 muỗng cà phê muối
- 1/2 hạt nêm (tùy chọn)
- 1/2 muỗng cà phê hạt tiêu
- Hành, tỏi băm nhỏ.
- Dầu thực vật
c. Phần nước chấm:
- 2 muỗng canh nước mắm
- 2 muỗng canh đường (thêm bớt tùy theo khẩu vị)
- 5 muỗng canh nước
- 1/2 quả chanh hoặc 2 quả quất
- 1-3 tép tỏi, băm nhuyễn
- 1-2 quả ớt, cắt lát
d. Phần topping khác ăn kèm:
- 4 miếng đậu phụ (cắt miếng nhỏ và chiên vàng)
- Hành khô phi vàng giòn
- Rau mùi
Giữa ngày đông lạnh được thưởng thức một bát bánh đúc nóng thì không có gì tuyệt vời hơn. Ảnh: Bùi Thủy.
2. Cách làm:
a. Cách làm phần bánh đúc:
- Ngâm bột: Cho bột gạo tẻ, bột năng, chút muối và nước vào nồi to, đế dày và quấy đều cho tan hẳn. Bạn nên dùng rây để lọc, tránh bột bị vón cục chưa tan hết. Sau đó, để ngâm bột trong tầm 1 giờ cho hết mùi, đồng thời phần bột lắng xuống dưới. Sau đó, dùng muôi múc nhẹ lớp nước bên trên bỏ đi, rồi thay bằng lượng nước khác cho vào. Mục đích để giảm mùi bột khô và giúp bánh mềm muốt hơn.
- Quấy bột: Bật lửa ở mức trung bình, bắc nồi bột lên và dùng đũa (tốt nhất là phới) khuấy đều, liên tục cho tới khi sền sệt, sánh đặc lại và bột có màu trắng đục. Lúc này, bạn hạ nhỏ lửa, thêm dầu ăn, dầu mè vào tiếp tục khuấy đều. Bạn tiếp tục để lửa thấp nhất, khuấy đều tay cho tới khi bột trở nên trong, mịn màng, dẻo sánh, nếm thử không còn mùi bột khô nữa là đạt. Bắc nồi ra bếp, để hé vung nồi.
b. Cách làm thịt và mộc nhĩ, nấm hương xào:
- Trong lúc chờ ngâm bột, bạn nên ướp thịt trước cùng với chút hạt tiêu, nước mắm, muối, hạt nêm cho đậm đà gia vị khi ăn sẽ ngon hơn.
- Xào thịt: Phi thơm hành, tỏi rồi thêm thịt lợn đã ướp vào xào cho tới khi săn lại. Tiếp tục cho nấm hương, mộc nhĩ đã ngâm và thái nhỏ vào xào chín. Nêm nếm lại gia vị cho phù hợp khẩu vị gia đình. Tắt bếp, để nguội.
c. Cách làm nước chấm:
- Hòa tan đường với nước, cùng nước cốt chanh cho tan hẳn đường. Sau đó, cho nước mắm vào khuấy đều. Cuối cùng thêm tỏi, ớt băm nhỏ để chúng nổi lên trên trông đẹp mắt.
- Ngoài ra, bạn có thể làm sẵn nước mắm chấm sẵn theo cách này
d. Chuẩn bị các phần topping khác:
- Đậu phụ cắt miếng nhỏ rán vàng.
- Hành khô phi giòn vàng
- Rau mùi rửa sạch, thái nhỏ
e. Phục vụ:
- Múc bánh đúc nóng hổi, còn bốc khói ra bát. Thêm thịt lợn mộc nhĩ xào săn đậm đà, đậu phụ vàng mềm. Sau đó, rưới nước mắm chua ngọt, rắc thêm chút hành phi vàng giòn ruộm, rau mùi và thưởng thức.
- Bạn có thể làm nhiều rồi bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Khi ăn, thêm phần thịt xào, nước mắm chua ngọt và đậu phụ rồi quay lại bằng lò vi sóng.
Chỉ 50.000 đồng thôi có thể ăn vặt các món rất ngon ở Hà Nội thủ đô nghìn năm văn hiến không chỉ nổi tiếng với nhiều di tích lịch sử mà còn có nhiều món ăn ngon, rẻ gắn liền với tuổi thơ người dân nơi đây. Cầm 50.000 đồng, chúng ta có thể thưởng thức nhiều món ăn ngon, cũng như no căng được chiếc bụng đói. 1. Bánh đúc nóng Mở đầu hành trình với...