Cách làm bánh cuộn thịt gà mới lạ ngon tuyệt
Với những nguyên liệu rất dân dã như hành tây, ớt chuông và thịt gà cùng công thức nấu ăn mới lạ bạn sẽ có ngay một một ăn hấp dẫn, hay một món nhắm tuyệt ngon mang tến bánh cuộn thịt gà.
Với vỏ ngoài mềm, dai dai bọc những miếng thịt gà, đậm đà ngọt vị, quyện cùng hương vị rau tươi mát – bánh cuộn thịt gà sẽ làm hài lòng bất cứ thành viên nào của gia đình bạn. Cùng chuyên mục Toinayangi.vn học cách làm bánh cuộn thịt gà mới lạ ngon tuyệt này để chiêu đãi và cùng thưởng thức với cả nhà nhé!
Nguyên liệu làm bánh cuộn thịt gà cho 3-4 người ăn:
- 600g thịt ức gà không xương
- 2 quả ớt chuông xanh và đỏ
- 1 củ hành tây
- 1 củ tỏi
- Gừng tươi
- 20 miếng bánh cuộn
Cách làm món bánh cuộn thịt gà cho 3-4 người ăn:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu làm món bánh cuộn thịt gà
- Thịt gà rửa sạch, thái miếng dài mỏng
- ớt chuông thái lát nhỏ dài
- hành tây thái lát
Video đang HOT
- tỏi thái lát
- gừng giã nhỏ
Bước 2: Các bước thực hiện món bánh cuộn thịt gà
- dùng một chiếc chảo, cho một chút dầu ăn vào, đợi dầu sôi bạn cho gà vào, đảo đều cho tới khi thịt gà săn lại là được, vớt ra đĩa để sang một bên
- bạn cho ướt và hành tây vào chảo, đảo đều cho săn lại, sau đó cho một chút dầu đậu nành, tỏi và gừng vào, đảo cho tới khi cạn nước thì thôi, tắt bếp để nguội
- bạn trải miếng vỏ bánh ra, sau đó cho vào giữa thịt gà, ớt và hành tây. Cuộn tròn lại
- cho vào chiên vàng trong chảo ngập dầu, sau đó vớt ra, dùng giấy ăn thấm bớt dầu mỡ, ăn cùng nước mắm tỏi ớt thì tuyệt ngon
Lưu ý khi làm bánh cuộn thịt gà:
- bạn nhớ để nguyên liệu nguội rồi mới cuộn để tránh làm vỏ bánh bị rách
- nếu bạn không thích mùi hành tây bạn có thể ngâm vào giấm, rồi ngâm nước đá sẽ hết mùi hăng
Bánh cuộn thịt gà vừa giòn vừa thơm với thịt gà mềm, kèm hành tây và ớt sẽ khiến bạn cảm giác không bị ngấy. Hãy thêm món ăn này vào thực đơn ngà tết của gia đình bạn, hoặc làm nó cho món nhậu để tiếp khách thực sự rất tuyệt. bạn còn chờ gì nữa mà không trổ tài nội trợ và khao cả nhà món bánh mới lạ này đi nào!
Chúc bạn thành công và ăn ngon miệng với món bánh cuộn thịt gà này nhé!
Người bệnh tan máu bẩm sinh thường quá tải sắt, nên ăn uống thế nào?
Người bệnh tan máu bẩm sinh thường bị quá tải sắt. Sắt dư thừa này tích tụ trong gan, tim, tinh hoàn/ buồng trứng và tuyến yên, từ đó làm tổn thương, suy giảm chức năng của các cơ quan này.
Người bệnh tan máu bẩm sinh nên lựa chọn các loại thực phẩm cho năng lượng cao mà chứa hàm lượng sắt thấp, bổ sung các loại Vitamin, khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của xương nhằm duy trì thể trạng và không làm trầm trọng thêm vấn đề quá tải sắt.
Chế độ ăn với người bệnh tan máu bẩm sinh chưa có biến chứng
- Nguồn cung cấp năng lượng (Glucid chiếm 65 - 68% năng lượng/ngày): Chọn nguồn cung cấp năng lượng từ gạo, ngũ cốc, khoai củ, đường mật...
- Chất đạm (Protein chiếm khoảng 12 - 15% tổng năng lượng/ngày): Nên dùng các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật có giá trị sinh học cao: thịt, cá, sữa, tôm, cua...và các loại rau củ quả có có chứa nhiều đạm thực vật: đậu, đỗ...
Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn như: lạp sườn, pate, xúc xích, thịt muối, cá muối....
- Chất béo (Lipid chiếm 18-20% tổng năng lượng trong một ngày): Dùng chất béo có nguồn gốc từ thực vật như: dầu đậu nành...
Hàm lượng các chất béo có nguồn gốc từ động vật chiếm 1/3, chất béo có nguồn gốc từ thực vật chiếm 2/3.
Hạn chế các thực phẩm có nhiều cholesterol và mỡ động vật: gan, lòng, bầu dục...
- Vitamin và khoáng chất: Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều canxi, kẽm và vitamin D để cho xương vững chắc như: tôm, cua, cá, ...
Hạn chế muối trong khẩu phần ăn hằng ngày, lượng muối từ 4 - 6g/ ngày.
- Nước uống : Hạn chế các chất kích thích và nước ngọt có ga: rượu, bia, café, coca...
- Tránh nhiễm trùng : biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tập thể dục thường xuyên , các bài thể dục phù hợp với lứa tuổi và tình trạng bệnh.
- Tránh quá tải sắt: Hạn chế các thức ăn có chứa hàm lượng sắt cao như: thịt bò, thịt trâu, thịt gà chọi, thịt chó, tim, gan... và rau có màu xanh đậm như: rau bina, cải xoong, rau ngót, rau muống, rau dền ...các loại nấm.
Nên uống nước chè tươi hàng ngày và ngay sau bữa ăn để làm giảm hấp thu sắt từ thực phẩm.
Chế độ ăn với người bệnh tan máu bẩm sinh có biến chứng gan mật
- Không dùng những thực phẩm lạ dễ gây dị ứng.
- Ăn nhiều thịt nạc nhưng tránh ăn các loại thịt từ súc vật non vì chứa nhiều Nucleotid (làm cho gan phải hoạt động mạnh để tổng hợp chuyển hóa).
- Nên sử dụng nhiều sữa, ăn trứng ở mức độ vừa phải.
- Tăng cường chất đường, mật, bột ngũ cốc.
- Rau, quả tươi, mềm, ít xơ, nhiều ngọt.
Ảnh minh họa.
Nguyên tắc chế độ ăn với bệnh nhân xơ gan
Năng lượng: chọn nguồn cung cấp năng lượng từ ngũ cốc, khoai củ, các loại đường, mật (chú ý: đường mật không dùng quá 50g/ngày).
Chất đạm: nên ăn các loại thịt nạc, thịt bò, thịt lợn, cá nạc, sữa, trứng, pho mát và đậu tương (sữa đậu nành, đậu phụ).
1 ngày: 150 - 200g thịt nạc các loại hoặc các sản phẩm thay thế tương đương.
Sữa: 200 - 400 ml sữa (sữa bò hoặc sữa đậu nành).
Chất béo: không được kiêng hoàn toàn chất béo, cần sử dụng dầu thực vật: 10 -15g/ngày. Không nên ăn các loại phủ tạng: gan, lòng, óc, bầu dục, tim.
Chú ý ăn rau quả để cung cấp Vitamin và muối khoáng, 1 ngày ăn 100 - 300g rau và 200g quả (tùy theo mức độ xơ gan).
Tránh ăn các loại thức ăn gây dị ứng : các loại nhuyễn thể (hến, ngêu, sò,...), nhộng, ... hạn chế các thực phẩm giàu chất xơ.
Ăn nhạt hơn trước khi mắc bệnh, nếu có phù, cổ chướng cần nấu nhạt hoàn toàn, không cho mì chính, gia vị. Nên dùng 2 thìa cà phê nước nắm/ngày.
Nguyên tắc chế độ ăn với người bệnh tan máu bẩm sinh có biến chứng suy thận
Tùy từng giai đoạn suy thận (độ I, độ II, độ III, độ IV) để xây dựng chế độ ăn phù hợp.
Giàu năng lượng: 35-40 kcal/kg cân nặng/ ngày.
Đủ Vitamin, yếu tố đa lượng, yếu tố vi lượng theo mức nhu cầu khuyến nghị.
Đảm bảo cân bằng nước, muối, ít toan, giàu calci, ít phosphat.
Các thực phẩm nên dùng : Các thực phẩm có giá trị sinh học cao: thịt, cá, trứng, sữa, ...
Các loại rau, quả giàu kali, hàm lượng protein thấp: Bầu, bí, mướp, ..
Các loại quả chín: Cam, quýt, ổi, dứa...
Lưu ý: Cần tuân thủ chỉ định của nhóm điều trị (bác sĩ, điều dưỡng chăm sóc, và tư vấn viên khoa dinh dưỡng) để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.
Ăn xốt mè rang thế nào tốt cho sức khỏe? Mặc dù mè rang có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không nên ăn quá nhiều. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày chỉ nên ăn 15-20g. Theo chuyên gia dinh dưỡng, bác sỹ Nguyễn Hoài Thu (Viện Y học ứng dụng Việt Nam), xốt mè rang là loại nước xốt quen thuộc với nhiều người. Thành phần...