Cách làm 5 món ăn chống ngán vào ngày Tết
Vào những ngày Tết, việc sử dụng thực phẩm có chứa nhiều mỡ, đạm,… sẽ khiến gia đình bạn cảm thấy chán ăn.
Vì vậy, bạn có thể cân bằng dinh dưỡng và chống ngán bằng cách chế biến những món ăn dưới đây.
1. Nộm sứa
Nộm sứa mang đến hương vị mát, dễ ăn giúp mang đến cảm giác ngon miệng cho người thưởng thức. Vì vậy, món ăn này thường được sử dụng nhiều trong những ngày sau Tết.
Nguyên liệu: Sứa đã sơ chế, giá đỗ, dưa chuột, rau cần, rau thơm, kinh giới, mùi và rau răm, lạc rang.
Thực hiện: Khi mua sứa về, các bạn hãy rửa qua nước ấm và để ráo. Tiếp đến, các bạn nhặt rau cần, cắt khúc và chần qua nước sôi. Dưa chuột rửa sạch, gọt vỏ, giá đỗ rửa sạch, để ráo.
Sau đó, các bạn trộn các nguyên liệu với nhau, nêm gia vị, nước cốt chanh, ớt tươi…. Sau khoảng 15 phút, các bạn trộn thêm rau thơm, lạc rang là dùng được.
Nếu gia đình bạn thích ăn chua, bạn có thể cho thêm xoài xanh bào nhỏ và trộn cùng.
Nguyên liệu:1 hoa chuối tươi, 500g tôm, rau húng quế, rau mùi, đậu phộng rang, vừng rang, chanh tươi, tỏi tươi, đường
Thực hiện: Hoa chuối mua về các bạn bỏ bớt vỏ già, thái mỏng và ngâm với nước pha giấm. Sau đó các bạn vớt ra để ráo. Tôm các bạn bóc vỏ, luộc chín. Rau thơm rửa sạch, thái nhỏ. Khi chuẩn bị xong nguyên liệu, các bạn trộn hoa chuối với rau thơm, thêm đường, gia vị. nước cốt chanh sao cho vừa ăn. Cuối cùng, các bạn bày lên đĩa, rắc đậu phộng lên là dùng được.
Video đang HOT
3. Dạ dày trộn
Đây là món ăn dân dã nhưng dễ ăn và vô cùng ngon miệng, giúp chống ngán vô cùng hiệu quả.
Nguyên liệu: 1 chiếc dạ dày lợn, 1 củ hành tây, 200g giá đỗ, 1 quả dưa chuột, rau răm, chanh, gia vị các loại.
Thực hiện: Dạ dày lợn mua về các bạn bóp chung với muối và rửa thật sạch. Sau đó, các bạn cho dạ dày vào luộc chín, vớt ra thả vào chậu nước lạnh có pha nước cốt chanh để dạ dày được mềm.
Tiếp đến, các bạn thái mỏng dạ dày, trộn chung với giá đỗ, dưa chuột thái mỏng, hành tây và rau răm. Các bạn hãy nêm nếm nước mắm, nước cốt chanh, đường, ớt, tỏi sao cho vừa miệng là sử dụng được.
Nguyên liệu: Củ sen, ngó sen, rau muống, cà rốt, cải thảo, gia vị các loại
Thực hiện: Củ sen các bạn gọt vỏ rồi thái lát mỏng, ngó sen cắt thành khúc vừa ăn rồi ngâm vào nước pha dấm cho ngó sen được trắng. Rau muống các bạn nhặt sạch lá, chỉ giữ phần non, cải thảo bỏ bớt lá.
Khi nguyên liệu đã đủ, các bạn hãy trộn củ sen, ngó sen, rau muống, cải thảo thật đều rồi thêm vào 1 thìa muối, 1 thìa đường. Khoảng 15 phút sau, các bạn thêm gừng, ớt, đường, dấm, tỏi, nước mắm, một chút nước lọc. Khoảng 3 tiếng sau là món ăn này dùng được.
5. Canh tôm
Nguyên liệu: 300g tôm sú luộc chín, bóc vỏ; 50g mực tươi luộc chín rồi thái miếng; 50g lá chanh; 3 quả ớt; 100g nấm kim châm; 100g nấm rơm;1 củ sả, 1 lít nước; 1 gói lẩu Thái, gia vị các loại.
Thực hiện: Các bạn hãy đun sôi 1 lít nước, sau đó cho thêm lá chanh, 1 thìa nước mắm và lẩu Thái vào. Khoảng 15 phút sau, các bạn vớt lá chanh ra, thêm tôm, mực, nấm, đun sôi là dùng được.
Món ăn giải rượu trong ngày Tết
Với không ít quý ông, việc uống nhiều rượu trong các bữa tiệc, buổi họp mặt ngày Tết là chuyện khó tránh.
Tình trạng quá chén không chỉ khiến bạn mệt mỏi, Xuân mới mất vui mà còn gây tác hại về lâu về dài. Dưới đây là một số món ăn thông dụng giúp hạn chế phần nào tình trạng này.
Trước khi uống rượu
Ăn lòng trắng trứng gà: lòng trắng giàu loại protein khiến cồn trong rượu bị kết tủa lại, từ đó giảm bớt lượng cồn hấp thu vào máu. Mặt khác, nó còn giúp tránh hiện tượng bỏng niêm mạc dạ dày do rượu.
Ăn đậu xanh hoặc uống nước vỏ đậu xanh: đậu xanh là loại thực phẩm có khả năng phân hủy các loại độc tố rất tốt. Theo Đông y, đậu xanh bồi bổ nguyên khí, làm mát gan, giải được nhiều thứ độc.
Uống chút giấm, nước chanh đường hay ăn các loại quả chua: các acid này có thể giúp trung hòa một số alcohol trong rượu.
Trong khi uống rượu
Trong mâm rượu, ngoài các món đồ nhắm nên có một số món ăn giúp giải độc chất cồn như: củ cải trắng, rau cải trắng, rau cần, cam quýt, dâu tây, chanh, các món ăn chế biến từ đậu xanh (như nhân bánh chưng)... Bạn không nên chỉ uống suông mà cần ăn nữa, kèm thêm các món vừa kể.
Sau khi uống rượu
Bạn tự mình phục vụ hoặc nếu quá say thì nhờ người nhà áp dụng một số biện pháp đơn giản sau:
- Rau cần một nắm rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt, pha chút đường uống từ từ. Nước cốt rau cần không chỉ làm tỉnh rượu mà còn giúp người say không bị đau đầu váng vất sau khi tỉnh.
- Lá dong (dùng để gói bánh chưng) 100 - 200g, rửa thật sạch, giã nát vắt lấy nước cốt pha đường uống.
- Trà búp 5g, quất khô (có thể dùng mứt quất hoặc quất tươi cũng được) 16g, thái vụn. Hai thứ hãm với nước sôi uống.
- Pha một cốc bột sắn dây có vắt chanh để uống, một lúc sau sẽ tỉnh táo trở lại. Sắn dây cũng giúp cho gan tham gia đào thải độc tố.
- Giã nát một ít củ cải trắng, vắt lấy nước cốt, thêm chút đường rồi uống làm nhiều lần.
- Ăn các sản phẩm chế từ đậu xanh (khoảng 10 - 30g), hoặc giã 5 - 10g đậu xanh cả vỏ, pha đường uống.
- Giấm ăn 60g, đường 15g, gừng 3 lát, giã nát, hòa lẫn với nhau rồi uống.
- Chanh tươi một quả, vắt nước cho uống hoặc thái mỏng, ăn cả quả càng tốt.
- Vỏ quýt phơi khô (để lâu năm càng tốt) 30g, có thể sao thơm; mơ chua 2 quả, cho vào khoảng 300ml nước, sắc nhỏ lửa 20 - 30 phút rồi uống, thêm chút nước gừng hoặc trà gừng thì càng tốt.
Các biện pháp trên chỉ có tác dụng giảm bớt phần nào tác hại của rượu. Điều quan trọng nhất là bạn cần biết làm chủ bản thân để không uống quá nhiều.
Cách làm nộm hoa chuối đơn giản mà ngon tuyệt. Như các bạn đã biết nộm hoa chuối là món ăn đậm chất dân dã Việt Nam. Ấy thế nhưng những đầu bếp tài hoa đã nâng tầm món ăn ấy lên tầm quốc tế được bạn bè gần xa biết tới, và trở thành món ăn yêu thích của nhiều người. Để chế biến món ăn này tại nhà không khó mà...