Cách kiếm tiền từ cơn sốt NFT bằng iPhone
Thông qua ứng dụng miễn phí S!NG, người dùng có thể tự tạo NFT nhanh chóng, dễ dàng bằng iPhone mà không cần đến ví Ethereum hay kiến thức về tiền mã hóa.
Thị trường NFT hiện tại vẫn còn sơ khai, nhưng các nền tảng sản xuất, kinh doanh và quảng bá chúng đã bắt đầu xuất hiện. Giờ đây, người dùng có thể tạo NFT trên smartphone thông qua ứng dụng S!NG.
NFT (Non-Fungible Tokens) là quyền sở hữu các sản phẩm kỹ thuật số, bao gồm cả những tác phẩm nghệ thuật. Giao dịch và hồ sơ liên quan được thực hiện thông qua các nền tảng tiền điện tử như công nghệ từ Ethereum.
Tạo NFT trên iPhone và iPad
Sau khi tải S!NG và tạo tài khoản trên ứng dụng, bạn có thể tải bất kỳ thư mục nào từ iPhone hoặc iCloud Drive để bắt đầu quá trình tạo NFT. Ngoài ra, bạn không cần phải có Ethereum để tạo NFT trên S!NG.
Với NFT có nhiều nhà đồng sáng tạo, ứng dụng sẽ phân chia quyền rõ ràng bằng cách đăng ký nhiều chủ sở hữu trong mục “cộng tác viên”.
Ứng dụng có thể tự động tạo NFT thông qua những gì bạn tải lên, sao lưu vào blockchain và trữ trong danh mục trên app. Sau đó, bạn có thể chia sẻ và theo dõi hoạt động ngay trên ứng dụng.
Video đang HOT
Người dùng có thể tạo NFT trên smartphone thông qua ứng dụng S!NG.
S!NG là một trong những ứng dụng đầu tiên giúp người dùng tạo NFT nhanh chóng, dễ dàng thông qua iPhone mà không cần đến ví Ethereum hay kiến thức về tiền mã hóa. Ứng dụng không chỉ giúp người dùng tạo và bán NFT như sản phẩm thương mại, đây còn là cách để nghệ sĩ đăng ký bản quyền và lập ý tưởng âm nhạc của mình.
Ngoài ra, S!ING còn tích hợp khả năng ghi lại các ý tưởng mới trực tiếp trong ứng dụng. Bên cạnh việc chọn thư mục từ iPhone và iCloud Drive, bạn còn có thể chụp ảnh, ghi âm thanh và quay video trực tiếp từ ứng dụng.
Hiện tại, vẫn chưa có tính năng chỉnh sửa cho nội dung đa phương tiện được ghi trực tiếp. Do đó, S!NG vẫn có hạn chế với các nghệ sỹ kỹ thuật số trong quá trình phát triển ý tưởng.
Cách bán tài sản NFT
Ngoài việc tạo, người dùng còn có thể bán NFT của mình trên OpenSea.
Sau khi S!NG ra mắt thị trường, OpenSea sẽ bắt đầu giới thiệu loạt NFT tuyển chọn từ các nghệ sĩ nổi tiếng. Việc mua bán trên OpenSea sẽ không tốn phí gas (phí nội bộ thực hiện giao dịch trong Ethereum). Khoản phí này ở những thị trường khác là khá cao.
Người dùng có thể bán các tác phẩm NFT của mình trên OpenSea
S!NG còn được hậu thuẫn bởi một số nghệ sĩ, nhạc sĩ có tên tuổi. Dự kiến, ứng dụng sẽ ra mắt thị trường trong tuần tới.
Thị trường NFT đang rất sôi động. Trong tháng 2, hãng đấu giá Sotheby đã bán tác phẩm kỹ thuật số đầu tiên của nghệ sĩ Beeple dưới dạng NFT với giá kỷ lục 69 triệu USD. Đồng sáng lập Twitter Jack Dorsey cũng bán dòng tweet đầu tiên của mình với giá 2,9 triệu USD.
Ngành công nghiệp âm nhạc cũng bắt kịp xu hướng khi bán các tác phẩm và những dịch vụ khác dưới dạng NFT như vé xem lưu diễn của Kings of Leon, Grimes…
'Giá trị của NFT có thể về 0'
Nghệ sĩ Beeple, người đã bán tác phẩm NFT với giá kỷ lục gần 70 triệu USD, cho rằng thị trường này có thể là "bong bóng".
"Đầu tư vào các tác phẩm nghệ thuật NFT chỉ dành cho những người chấp nhận rủi ro", nghệ sĩ Beeple, tên thật là Mike Winkelmann, nói với New York Times . "Giá trị của chúng có thể về 0".
Tác phẩm Everdays: The First 5000 days được ghép từ hàng nghìn bức ảnh và định danh NFT đã được bán với giá hơn 69 triệu USD.
Beeple cũng nhiều lần cảnh báo giới đầu tư về những rủi ro và sự bấp bênh khi đổ tiền vào NFT, dù ông đã bán được một số sản phẩm dạng này. Tác phẩm đình đám nhất của ông có tên Everdays: The First 5000 days - một file ảnh .jpeg - đã được mua lại với giá gần 70 triệu USD sau khi có NFT.
"Tôi nghĩ NFT đang trong trạng thái bong bóng kinh tế", Beeple nói với Business Insider .
Beeple cho rằng thị trường NFT đang khá giống với giai đoạn đầu của sự bùng nổ Internet, khi mọi thứ đã bị thổi phồng một cách quá đà. "Sẽ có lúc chúng ta nhận ra rằng mình đang có một chút điên rồ và gán những giá trị điên rồ đó cho những thứ vô thưởng vô phạt", Beeple nói trên podcast.
Tuy nhiên, Beeple cũng đánh giá rằng NFT sẽ không biến mất trong tương lai. Thay vào đó, nó sẽ là cách thức mới để lưu giữ các tác phẩm nghệ thuật truyền thống. "Bong bóng Internet từng phình to và nổ tung, nhưng nó không xóa sổ Internet. Nó chỉ quét sạch những thứ không đáng tồn tại. NFT có thể cũng vậy", Beeple dự đoán.
NFT (Non-fungible token) là chuỗi mã đại diện cho các vật phẩm sử dụng công nghệ blockchain, tương tự nền tảng Bitcoin. Khả năng sử dụng của NFT không nằm ở những vật phẩm mà nằm ở quyền sở hữu độc quyền chúng, được chứng nhận bởi chuỗi mã NFT. Nhờ đó, món hàng trở thành duy nhất. Điều này giúp mọi thứ từ thẻ cầu thủ bóng rổ, vật phẩm game, tranh, nhạc cho tới tweet đều có thể được giao dịch dưới dạng NFT trên các trang đấu giá online.
Chỉ trong vài tháng qua, sự quan tâm đến NFT đang tăng vọt. Theo thống kê của CryptoSlam , lượng giao dịch các sản phẩm liên quan đến NFT đã đạt hơn 1 tỷ USD chỉ trong 30 ngày qua.
Tại sao nhiều người đổ hàng triệu USD vào NFT Nhiều người cho rằng NFT là khoản đầu tư sinh lời lớn trong tương lai tương tự Bitcoin nên đổ xô mua các sản phẩm blockchain này. Hàng tỷ USD đã đổ vào NFT Những ngày qua, các sản phẩm NFT - một dạng vật phẩm ảo được xác thực thông qua công nghệ blockchain - đang tạo nên cơn sốt. Chỉ trong...