Cách Hungary chặn viện trợ của EU cho Ukraine để giúp ông Trump
Thủ tướng Hungary Orban đang sẵn sàng ra tay ngăn chặn gói viện trợ của Liên minh châu Âu (EU) dành cho Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.
Đòn can thiệp này nếu thành công sẽ mang lại nhiều lợi ích cho ứng viên Tổng thống Mỹ Trump – người bạn thân của ông Orban.
Chiêu thức của Hungary nhằm ngăn chặn EU viện trợ lớn cho Ukraine
Đương kim Thủ tướng Hungary Viktor Orban đang chuẩn bị ngăn chặn gói viện trợ mà EU định dành cho Ukraine trong xung đột quân sự với Nga. Động thái này dự kiến cũng là món quà chính sách lớn dành cho người bạn của ông bên kia Đại Tây Dương – cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Thủ tướng Hungary Orban. Ảnh: Reuters.
Thủ tướng Orban đã vạch ra đường đi nước bước để đạt được điều này. Nếu thành công, kế hoạch của ông Orban sẽ giúp ông Trump, trong trường hợp trở thành ông chủ Nhà Trắng lần thứ 2, tránh được khoản cho vay tới 50 tỷ USD mà Mỹ, EU và các lãnh đạo khối G7 đã đề xuất với Ukraine để giúp quốc gia Đông Âu này chiến đấu chống lại Nga. Và trước mắt, trong cuộc bầu cử Mỹ cận kề, thành công của kế hoạch này sẽ cho phép ông Trump tuyên bố với các cử tri phe Cộng hòa rằng nếu đắc cử, ông sẽ không dành cho Ukraine thêm một xu nào.
Hungary tuyên bố họ sẽ không đồng thuận với việc thay đổi quy định cho phép Mỹ đóng vai trò chính trong khoản vay trên cho đến sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11/2024.
Khoản cho vay này sẽ được thanh toán hoàn toàn bằng lợi nhuận thu được từ khoảng 250 tỷ USD tài sản của Nga bị đóng băng tại các nước phương Tây để trừng phạt Nga sau khi Nga phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine vào tháng 2/2022. EU nắm giữ hầu hết những tài sản này của Nga.
Mỹ yêu cầu EU mở rộng khung thời gian gia hạn lệnh trừng phạt của EU lên thành ít nhất 36 tháng. Theo quy định hiện hành của EU, lệnh trừng phạt của khối phải được gia hạn sau mỗi 6 tháng – điều này làm tăng khả năng một nước riêng lẻ nào đó phá bỏ phong tỏa đối với tài sản Nga, khiến các chính phủ của các nước tại EU phải dùng đến tiền đóng thuế của nhân dân để thanh toán khoản cho vay.
Video đang HOT
Theo quy định nội bộ của EU, toàn bộ 27 nước thành viên cần phải phê chuẩn bất cứ sự thay đổi nào đối với các quy định trừng phạt. Hiện nay đa số các nước EU đồng ý với yêu cầu gia hạn lên 36 tháng của Mỹ nhưng riêng Hungary thì lại khước từ và do vậy, đề xuất của Mỹ sẽ không được thông qua.
Trong khi đó, Ukraine khát khao mọi nguồn tiền mới từ các đồng minh phương Tây để duy trì hoạt động nhà nước và chuẩn bị cho mùa đông khắc nghiệt sắp tới khi Nga đang và sẽ tấn công vào hệ thống cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.
EU gặp khó khi Thủ tướng Hungary thân thiết với ông Trump
Nhờ có Thủ tướng Hungary Orban, Mỹ ít khả năng phải tham gia đáng kể vào chương trình cho vay 50 tỷ USD nói trên. Nhưng bất chấp trở ngại đó, Liên minh châu Âu vẫn tiếp tục xúc tiến chương trình cho vay để giúp đỡ Ukraine.
Một nhà ngoại giao EU giấu tên chia sẻ: “Nếu chúng tôi không xử lý vấn đề này (tức là mở rộng khung thời gian trừng phạt đối với tài sản Nga) thì điều đó sẽ gây tốn kém cho EU, bao gồm cả Hungary”.
Tuy nhiên, đối với Thủ tướng Orban, đó chỉ là một cái giá nhỏ phải trả, vì ông có thể giành được thiện chí từ người bạn là ông Trump.
Nhà ngoại giao EU thứ 2 nói: “Hungary không quan tâm nếu châu Âu phải chi thêm tiền (do không gia hạn gói trừng phạt). Đơn giản là vì họ muốn giúp ông Trump”.
Nếu EU và Mỹ cùng nhận trách nhiệm về tài chính đối với khoản cho vay 50 tỷ USD, trong trường hợp ông Trump đắc cử tổng thống Mỹ, ông sẽ bị ràng buộc trách nhiệm vào khối tiền này trong nhiều năm. Nhưng nếu khoản vay khổng lồ đó được phê chuẩn mà không có chữ ký của Mỹ, ông Trump sẽ không phải thực thi nghĩa vụ đó. Gánh nặng tài chính khi ấy sẽ chủ yếu dồn lên vai EU.
Việc Thủ tướng Hungary Orban chặn khoản cho vay nói trên là thí dụ mới nhất về mối liên hệ gắn bó đặc biệt giữa ông Trump và ông Orban – hai người đã gặp nhau tại Florida (Mỹ) vào tháng 7/2024.
Phát biểu với báo giới tại Brussels (Bỉ), Thủ tướng Orban tuyên bố không úp mở rằng ông sẽ khui vài chai sâm-panh để ăn mừng nếu ứng viên Trump đánh bại ứng viên Harris trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới.
Lợi thế đang nghiêng về ông Orban như thế nào?
Một nhà ngoại giao EU thứ 3 cho biết, trong lúc ông Orban đe dọa dùng quyền phủ quyết của mình tại EU thì Mỹ bắn tín hiệu rằng ngay cả khi EU không thể kéo dài thời kỳ trừng phạt, Mỹ vẫn đang xem xét việc tham gia khoản cho vay nói trên mặc dù là với một lượng tiền đóng góp ở mức thấp hơn đáng kể.
Một phương án mà Washington có thể lựa chọn là chỉ đóng góp 5 tỷ USD – tương đương với lượng tài sản Nga bị Mỹ phong tỏa trên đất Mỹ. Khi ấy, EU phải cáng đáng phần lớn trong khoản cho vay 50 tỷ USD.
Quan chức Ủy ban châu Âu (EC) nói trên tin rằng Mỹ không muốn đem hai bàn tay trắng đến dự Hội nghị bộ trưởng tài chính G7 tại Washington vào cuối tháng 10/2024. Hội nghị này khả năng cao sẽ quyết định chi tiết của khoản cho vay 50 tỷ USD dành cho Ukraine.
Đáng chú ý, gần đây Nhật Bản bắn tin họ có thể rút khỏi khoản cho vay này nếu Mỹ không tham gia.
Chính vì vậy, hiện tại mọi con mắt đều đổ dồn vào Thượng đỉnh EU tổ chức ở Brussels vào các ngày 17-18/10.
Nếu Hungary từ chối điều chỉnh quan điểm của họ đối với thời hạn trừng phạt Nga thì có khả năng EU sẽ hoàn thành khoản cho vay bằng nhiều điều khoản của riêng họ. Tuy nhiên các chính phủ EU đang gặp khó khăn về tài chính nên họ sẽ rất lưỡng lự trong việc tăng đóng góp tài chính để bù vào khoảng trống mà Mỹ tạo ra khi họ rút khỏi khoản cho vay hoặc chỉ tham gia với mức không đáng kể.
Tân Tổng thư ký NATO dự đoán thời điểm khắc nghiệt nhất của Ukraine
Cùng với việc dự đoán thời điểm khắc nghiệt nhất của Ukraine trong cuộc chiến với Liên bang Nga, ông Rutte cho rằng NATO phải và sẽ làm nhiều hơn để giúp Kiev.
Phát biểu tại một cuộc họp báo tại Brussels (Bỉ) ngày 8/10, tân Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), ông Mark Rutte cho rằng Ukraine có thể đối mặt với mùa đông khắc nghiệt nhất kể từ khi cuộc chiến với Liên bang Nga bắt đầu.
Ông Rutte nói: "NATO phải và sẽ làm nhiều hơn để giúp Ukraine. Nga tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công tên lửa vào cơ sở hạ tầng năng lượng quan trọng của Ukraine".
Tân Tổng thư ký NATO dự đoán "Ukraine có thể đối mặt với mùa đông khắc nghiệt nhất" kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2/2022.
Phát biểu tại họp báo, ông Rutte còn cho biết Phần Lan đã tiếp tục hỗ trợ Ukraine thông qua khoản viện trợ quân sự trị giá hơn 2 tỷ euro (khoảng 2,2 tỷ USD).
Theo ông Rutte, những gì Phần Lan đang làm giúp cứu sống nhiều người và càng có nhiều hỗ trợ quân sự, chiến tranh ở Ukraine sẽ càng kết thúc nhanh hơn.
Cùng ngày, Hungary, một quốc gia thành viên NATO lại cho rằng Ukraine không thể thắng Liên bang Nga trên chiến trường.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Strasbourg (Pháp) hôm 8/10, Thủ tướng Hungary, ông Viktor Orban nhận định rằng Ukraine không thể chiến thắng trong cuộc xung đột với Liên bang Nga trên chiến trường và cần phải có các cuộc đàm phán và lệnh ngừng bắn để tránh tổn thất về con người.
Theo ông Orban, cần phải có các cuộc đàm phán trực tiếp và gián tiếp giữa các bên tham chiến và việc một bên thứ 3 làm trung gian giữa họ là một phần của hoạt động chính trị quốc tế.
Ông Orban cho rằng nếu đắc cử, ứng cử viên tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump sẽ không chờ đến khi nhậm chức mà sẽ bắt đầu làm việc vì hòa bình ở Ukraine ngay sau cuộc bầu cử ngày 5/11
Cho nên, theo ông Orban, các nhà lãnh đạo châu Âu cần phải phản ứng trước điều này và cần thiết lập các kênh liên lạc trực tiếp cũng như gián tiếp giữa các bên tham chiến.
Trước đó, Hungary trì hoãn khoản phê duyệt khoản vay khẩn cấp trị giá 50 tỷ USD của Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) dành cho Ukraine, vốn được G7 nhất trí từ tháng 6.
Theo Bộ trưởng Tài chính Hungary Mihaly Varga, nước này muốn chờ kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 mới đưa ra quyết định cuối cùng.
Hãng tin Reuters cho rằng việc Hungary gây cản trở đã khiến tiến độ triển khai khoản vay bị chậm lại đáng kể và các nhà lãnh đạo G7 dự kiến sẽ tiếp tục thảo luận về vấn đề này tại cuộc họp vào cuối tháng 10 này.
Hungary yêu cầu EU hoàn trả chi phí bảo vệ biên giới chung Thủ tướng Hungary, Viktor Orban ngày 13/9 bày tỏ tin tưởng Ủy ban châu Âu sẽ hoàn trả cho Hungary chi phí bảo vệ biên giới bên ngoài của Liên minh châu Âu (EU) trước hoạt động di cư bất hợp pháp. Binh sĩ Hungary gác tại khu vực biên giới miền Nam giáp với Serbia. Ảnh: AFP/TTXVN Thủ tướng Orban nhấn mạnh...