Cách học tiếng Anh cho người bận đi làm
Nhiều người đi làm muốn học tiếng Anh nhưng cảm thấy ngại việc thay đổi cuộc sống đang ổn định, không sắp xếp được thời gian.
Ngại học, sợ xáo trộn nhịp sống bình thường là tâm lý chung của những người đã có cuộc sống, nghề nghiệp ổn định. Tuy vậy, do yêu cầu công việc, nhiều người đi làm vẫn phải học tiếng Anh. Nếu vượt qua rào cản của sự ngại ngùng ban đầu, bạn sẽ cảm thấy việc học tiếng Anh trở nên vui vẻ, dễ dàng hơn.
“Không khó như mình tưởng”
Chị Đặng Thị Vân Anh, 35 tuổi, nhân viên ngân hàng chia sẻ: “Lúc đầu, khi biết mình sẽ phải học tiếng Anh do yêu cầu công việc, tôi thấy ngại bởi việc học ở tuổi gần 40 sẽ xáo trộn hoàn toàn nhịp sống bình thường. Bên cạnh đó, việc phân chia thời gian, sự ưu tiên giữa gia đình, công việc và học tập không dễ. Đã lâu không ‘động’ tới tiếng Anh, tôi chán nản khi nghĩ tới việc lên lớp như bao sinh viên khác”.
Tuy vậy, chị đã thay đổi suy nghĩ khi tham gia mô hình Học chủ động (Active Learning) của Trung tâm Anh ngữ AMA. Lớp học này giúp chị hoàn toàn chủ động bằng cách lấp đi những khoảng thời gian trống mà không tác động nhiều tới cuộc sống riêng.
“Tôi thấy thoải mái vì được đặt mình ở thế chủ động, từ thời gian cho tới tiến độ”, chị Vân Anh chia sẻ: Chị thường qua trung tâm vào buổi chiều khi đi làm về hoặc tranh thủ giờ nghỉ trưa. Có lần công việc quá bận rộn, chị xin nghỉ hẳn một tháng rồi quay lại học mà vẫn bắt nhịp tốt. “Việc học tại đây không gây ảnh hưởng tới việc chăm sóc gia đình hai con và công việc bận rộn của tôi”, chị cho hay.
Bên cạnh việc tận dụng, phân bố tốt thời gian, chị Vân Anh còn vượt qua được tâm lý ngại ngùng của một người lâu không “động” đến ngoại ngữ. “Những người như tôi thường e dè, sợ sai và ngại bị người khác đánh giá. Buổi đầu, tôi cùng các học viên khác thường nói rất ít và chỉ lựa chọn những câu ngắn, an toàn để giao tiếp trong lớp”, chị kể. Tuy nhiên, phong cách làm việc chân thành, cởi mở của giảng viên hướng dẫn khiến những học viên như chị cảm thấy tự tin hơn. Từ các buổi học sau, mọi người đều cảm thấy thoải mái khi nói chuyện, bỏ cảm giác sợ sai ban đầu.
Video đang HOT
“Lợi tức” ngoài ngoại ngữ
Anh Đoàn Phúc, nhân viên một hãng hàng không lại tìm thấy trong khóa học điểm cộng khác. Đó là tư duy phản biện và kỹ năng thuyết trình bảo vệ quan điểm trước đám đông. Theo anh Phúc, thành công lớn nhất mà anh có được khi tham gia lớp học là sự tự tin.
“Trước khi học, tôi khá nhút nhát khi sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp. Sau một khóa giao tiếp, vốn từ vựng không tăng lên đột biến nhưng khả năng phản xạ lại được cải thiện nhiều. Tôi có thể diễn đạt điều mình muốn một cách lưu loát bằng tiếng Anh”, anh Phúc chia sẻ.
Cũng theo anh Phúc, những người đi làm thường nghĩ mọi thứ đã ổn định nên không muốn học thêm kiến thức mới. Việc học tiếng Anh thường do yêu cầu công việc. Tuy nhiên, khi theo mô hình Active Learning, anh cảm thấy được tiếp thêm động lực, không còn thái độ tạm hài lòng với cuộc sống hiện tại.
Anh nói: “Lúc đầu, tôi học tiếng Anh chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu công việc. Nhưng khi đã tham gia lớp, tôi lại thấy mình làm chủ được các cuộc nói chuyện, buổi thảo luận đông người. Điều này mang lại cảm giác thoải mái và tự tin trong cuộc sống cũng như công việc”.
Chị Hoàng Thị Bích Ly – giảng viên Trung tâm Anh ngữ AMA chi nhánh Cửa Bắc (Hà Nội) chia sẻ thêm: “Ngoài ngoại ngữ, học viên còn được trang bị thêm sự tự chủ trong các tình huống giao tiếp. Bởi trong quá trình học, việc trao đổi theo cặp, nhóm hay thuyết trình trước lớp khiến học viên có tư duy phản biện cao hơn, kỹ năng nói trước đám đông tốt hơn”.
Chưa hết, các học viên còn được hướng dẫn sử dụng ngôn ngữ hình thể (body language) để gia tăng hiệu quả giao tiếp. Khối lượng bài tập vừa phải nhằm phù hợp với những người đã đi làm, có gia đình không còn nhiều thời gian tự học ở nhà.
“Với tiếng Anh, điều tối kỵ không phải là nói sai mà là không nói. Ưu điểm của mô hình này là khơi gợi sự tự tin và niềm say mê được nói, được chia sẻ ngay từ những buổi đầu; từ đó góp phần xây dựng phong thái tự chủ để cách nói chuyện, thuyết trình hấp dẫn hơn”, cô Hoàng Ly chia sẻ.
Theo VNE
Cậu bé 14 tuổi vừa chăm mẹ ốm, vừa học giỏi
Nhà chỉ có hai mẹ con, mẹ lại đau ốm liên miên nên nhiều năm nay Hiếu vừa đi học, vừa làm thuê kiếm tiền trang trải cuộc sống.
Một chiều tháng 9, trong căn nhà nhỏ hẹp của mẹ con chị Phạm Thị Xoan ở xã Xuân Thành (Nghi Xuân, Hà Tĩnh), em Phạm Văn Hiếu đang ngồi đun nồi nước chè cho mẹ ngâm chân. Vài người hàng xóm đến hỏi thăm, ai cũng cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của cậu bé mới 14 tuổi vừa đi học, vừa tự kiếm tiền thuốc thang chăm sóc cho người mẹ bạo bệnh.
Hiếu sinh ra không biết mặt cha, người mẹ bị bệnh động kinh bẩm sinh, đôi chân bị bỏng nặng biến chứng hàng chục năm nay. Từ khi đi học, Hiếu đã phải đảm đương việc chợ búa, bếp núc rồi làm thuê kiếm tiền mua gạo và thuốc thang cho mẹ. Những khi trái gió trở trời, mẹ lên cơn động kinh, Hiếu lại ôm lấy mẹ, xoa bóp vỗ về.
Hiếu chăm sóc mẹ. Ảnh: Nguyễn Nhung.
Nhà không có ruộng, ai thuê gì Hiếu cũng làm, từ nhổ lạc, chăn bò đến giúp việc nhà. Tiền công được tính bằng bát gạo, sách vở hay áo quần. Những năm trước, mẹ có thể đi lại nhẹ nhàng thì hai mẹ con trồng một mảnh vườn rau nhỏ hái đi chợ bán, cũng được thêm chút tiền để trang trải cuộc sống mỗi ngày.
Nhưng hơn một năm nay, mẹ không đi lại được nữa, Hiếu phải dậy sớm chuẩn bị cơm nước, giúp mẹ vệ sinh cá nhân rồi đi học. Buổi còn lại, em gánh rau ra chợ bán và đi giúp việc nhà cho ông bà hàng xóm. Cuộc sống thiếu thốn, nhưng Hiếu vẫn cố gắng chăm học, tám năm liền đạt danh hiệu học sinh tiên tiến.
Cách đây hơn một tháng, mẹ em bị phát hiện ung thư biểu mô da, phải nằm điều trị ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh. Bác sĩ Phan Duy Đán cho biết, mẹ em rất cần được đưa ra Hà Nội kịp thời để kéo dài sự sống, nhưng hoàn cảnh gia đình em rất khó khăn. "Hiếu ngoan hiền, chỉ có mẹ là người thân yêu duy nhất nhưng đang bệnh nặng, tôi mong có nhiều mạnh thường quân giúp đỡ để em được sống với mẹ lâu hơn", bác sĩ Đán chia sẻ.
Ở Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh, tiền viện phí và thuốc men điều trị đều được miễn vì gia đình Hiếu thuộc hộ nghèo, nhưng chi phí ăn uống cũng rất tốn kém. Để mẹ an tâm, em không cho mẹ biết về tình trạng bệnh tật và cố gắng chăm sóc mẹ thật chu đáo. Nhiều hôm hết tiền, em đành nhịn dành tiền mua cơm cho mẹ.
Đi làm thuê, nhưng hễ rảnh lúc nào Hiếu đều giở sách ra học. Ảnh: Nguyễn Nhung.
Nhận xét về học trò, cô Phan Thị Ánh Minh, giáo viên chủ nhiệm cũ kể lại, năm lớp 8 Hiếu được gọi đi học lớp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa, nhưng mẹ bị đau đột ngột nên em đành từ bỏ. Biết hoàn cảnh của em, tiền học phí và đóng góp xây dựng, nhà trường đều miễn giảm. "Ở lớp Hiếu học đều tất cả môn, riêng 3 môn Toán, Vật lý và Hóa học trội hơn hẳn. Em rất hiếu thảo và là tấm gương vượt khó cho bạn bè noi theo", cô Minh chia sẻ.
Ông Phạm Xuân Hồng, Bí thư Đảng ủy xã Thành Tiến cho biết thêm, gia đình Hiếu thuộc diện nghèo, ngôi nhà nhỏ của hai mẹ con cũng là do Ủy ban Mặt trận tổ quốc xã quyên góp xây dựng. "Tôi chỉ mong cháu luôn vững vàng trước mọi sóng gió của cuộc đời, được tiếp tục đến trường cùng các bạn và nhận được nhiều tình thương từ những tấm lòng hảo tâm", ông Hồng tâm sự.
Chia sẻ về ước mơ, Hiếu nói không có mong ước nào xa xôi là chữa khỏi bệnh cho mẹ và tiếp tục được đi học. "Nhưng bác sĩ nói mẹ bị ung thư biểu mô da, chắc là em phải nghỉ học đi làm kiếm tiền chữa bệnh cho mẹ", Hiếu buồn rầu nói.
Theo VNE
Cậu bé chế đồng hồ cảm ơn nước Mỹ - Học qua video "I'm grateful to the United States of America", tôi biết ơn nước Mỹ. Đây là lời phát biểu của bố cậu bé vừa bị bắt vì chế tạo đồng hồ giống như quả bom. Ahmed Mohamed, cậu bé 14 tuổi tự chế đồng hồ nhưng bị hiểu nhầm là quả bom. Câu chuyện về cậu bé 14 tuổi tự chế đồng hồ mang...