Cách học tập của người giỏi: Tập trung toàn bộ vào một vấn đề hay vận dụng thế mạnh vào nhiều chủ đề khác nhau?
Chuyên gia không phải người biết mọi thứ về một đối tượng mà là người biết vận dụng linh hoạt chuyên môn kết hợp với nhiều lĩnh vực khác nhau để cho ra kết quả tốt nhất. Phương pháp học nào sẽ giúp một người trở nên “giỏi” hơn?
Chuyên gia hay một người “giỏi” trong một lĩnh vực nào đó thường được cho rằng sẽ dành rất nhiều thời gian vào một mối quan tâm duy nhất như một môn học, một nghiên cứu, thực hành lặp đi, lặp lại để trở nên tài năng, thông thái và am hiểu tường tận mọi vấn đề thuộc lĩnh vực đó. Thế nhưng liệu điều đó có phải lúc nào cũng đúng? Quá tập trung vào một vấn đề có phải cách học tập hiệu quả?
Quá tập trung vào một điều gì đó sẽ bó buộc bạn trong một khuôn khổ duy nhất
Tập trung toàn bộ năng lượng và trí não vào một lĩnh vực duy nhất dường như là cách hợp lý trở thành chuyên gia hay chí ít là thông thạo, am hiểu tường tận về một mảng kiến thức nhất định. Thế nhưng cách này không hiệu quả như bạn vẫn nghĩ vì nó gây cản trở đến quá trình tiếp thu kiến thức toàn diện.
Khi quá tập trung và dành quá nhiều thời gian vào một lĩnh vực, chúng ta đang tự bó buộc mình vào một khuôn khổ chật hẹp của duy nhất một chủ đề, một môn học hay một đối tượng, tự tạo ra một rào cản ngăn chặn sự kết nối của những suy nghĩ, quan điểm khác nhau liên quan đến rất nhiều vấn đề xung quanh nó. Khi não bộ chọn chế độ dồn tất cả sự tập trung vào một đối tượng, tất cả mọi thứ xung quanh sẽ bị đẩy lùi ra xa.
Tư duy và cách tiếp cận vấn đề từ đó bị hạn chế trong khi chìa khóa để thành công là sự tiếp cận và thực hành đa chiều, kết nối nhiều vấn đề liên quan để đưa ra cách giải quyết tối ưu chứ không đơn thuần chỉ là vận dụng kiến thức từ một lĩnh vực duy nhất bởi không có bất cứ điều gì có thể tồn tại hoàn toàn độc lập mà không phụ thuộc hay chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài.
Một ví dụ đơn giản là môn Vật lý. Để học tốt môn này, bạn cần có nền tảng rất chắc chắn về môn Toán. Trong suốt quá trình học, Toán luôn chi phối cách bạn tính toán, đo lường các đại lượng Vật lý. Nếu bạn chỉ quan tâm đến Vật lý mà không cùng lúc nâng cao kỹ năng Toán học thì học mãi cũng không giỏi được hay chẳng thể ứng dụng Vật lý được vào điều gì.
Phương pháp học nào sẽ giúp một người trở nên “giỏi” hơn?
Khi nói đến việc học tập và tiếp thu kiến thức của não, có hai chế độ được nhắc đến ở đây: chế độ tập trung và chế độ khuếch tán. Chế độ tập trung là khi não bộ bị sử dụng hoàn toàn cho một đối tượng cụ thể, hoàn toàn tách biệt khỏi bất cứ chủ đề nào khác. Ngược lại, chế độ khuếch tán đặt não bộ ở trạng thái tự do và thoải mái hơn, cho phép chúng ta có thể lấy cảm hứng từ nhiều nguồn khác nhau để kết nối với chủ đề lớn nhất đang được nghiên cứu, mang lại những ý tưởng mới có tính vận dụng cao hơn, thực tế hơn.
Chế độ khuếch tán giúp não bộ của bạn không bị giới hạn trong bất cứ một khuôn khổ nào cả mà được tự do sáng tạo theo tiềm năng vốn có của nó.
Video đang HOT
Tại sao chế độ khuếch tán lại phù hợp với việc học tập?
Có lẽ chúng ta vẫn đang suy nghĩ không chính xác về việc như thế nào là một người giỏi thực sự. Chuyên gia không phải một người dành mọi tâm huyết cho một lĩnh vực duy nhất mà là người hiểu đủ và có thể vận dụng linh hoạt những kiến thức chuyên môn trong nhiều trường hợp, kết hợp với nhiều đối tượng khác nhau để cho ra kết quả tốt nhất.
Paul Graham là một nhà khoa học máy tính người Anh với kiến thức về kỹ thuật máy tính rất cao. Tuy nhiên, ông cũng đã xoay sở để trở thành một doanh nhân, nhà đầu tư bản mạo hiểm, tác giả và blogger. Ông đã giúp những công ty nổi tiếng như Dropbox và Airbnb xuất bản sách và viết hàng chục bài báo về rất nhiều lĩnh vực được quan tâm trong cuộc sống.
Bí quyết thành công của Paul là gì? Ông có chuyên môn về kỹ thuật nhưng thay vì chỉ tập trung vào kiến thức và kỹ thuật máy tính, ông sử dụng kiến thức về các khái niệm kỹ thuật ấy để phân tích các vấn đề và đề xuất giải pháp giúp các doanh nghiệp phát triển.
Chìa khóa để trở thành một chuyên gia là biết cách kết nối giữa khuôn khổ chuyên môn của mình với những lĩnh vực khác, áp dụng linh hoạt các kiến thức có sẵn vào các vấn đề đa dạng mới phát sinh. Bằng cách này, bạn vừa có thể củng cố chuyên môn vừa có thể đem đến những ý tưởng mới.
Khả năng vận dụng linh hoạt kiến thức trong nhiều lĩnh vực là yếu tố cốt lõi quyết định một người có thành công hay không
Steve Jobs đã không chỉ giới hạn bản thân và công ty vào việc phát triển một chiếc máy tính khỏe, có bộ nhớ lâu, pin bền mà ông liên tục sáng tạo, đưa những yếu tố liên quan đến thẩm mỹ, thời trang và sự độc đáo làm gia tăng giá trị sản phẩm. Ông đã sớm nhận ra rằng máy tính không chỉ là một công cụ để làm việc mà còn có khả năng thể hiện cá tính của người dùng. Kết hợp hai khái niệm về thiết kế và kỹ thuật này là cách mà MacBook được tạo ra và giúp Apple vượt xa những đối thủ về độ đẳng cấp của một chiếc máy tính.
Khi học tập bất cứ một điều gì, hãy ghi nhớ một yếu tố quan trọng là sự vận dụng linh hoạt thế mạnh của bạn trong nhiều lĩnh vực và khía cạnh khác nhau. Muốn làm được điều đó, hãy luôn để não bạn trong trạng thái thoải mái, tự do, đừng đóng khung nó bằng việc giới hạn hay quá tập trung vào một đối tượng duy nhất.
Theo Helino
"Con nhà người ta" học ít nhưng kết quả vẫn cao, còn bạn thì học mãi mà không vào?
Phương pháp học chưa hợp lý, không tập trung, ôm đồm quá nhiều kiến thức cùng 1 lúc... khiến cho kết quả học tập của bạn luôn kém dù bạn đầu tư học rất nhiều.
Các cụ đã có câu cần cù bù thông minh, tuy nhiên bạn đã học như trâu cày mà kết quả chẳng bằng đứa ít học thì chắc chắn bạn đã mắc phải những lỗi sau:
1. Học khi cơ thể quá mệt mỏi
Sức khỏe là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiếp thu kiến thức của bạn. Có nhiều học sinh vẫn đang nhầm tưởng rằng học càng nhiều thì lượng kiến thức tiếp thu được càng cao. Tuy nhiên việc học của bạn sẽ không thu được bất cứ một kết quả nào khi cơ thể của bạn đang rơi vào trạng thái kiệt sức.
2. Phương pháp học chưa hợp lý
Phương pháp học hiện nay có rất nhiều, không theo một khuôn khổ nhất định và đến từ nhiều nguồn khác nhau. Nó tùy vào sự lựa chọn, sáng tạo của mỗi người. Tuy nhiên các bạn cũng nên hiểu rằng, mỗi người chúng ta có một trình độ, khả năng tư duy và cách tiếp nhận kiến thức hoàn toàn khác nhau. Có bạn sẽ học hiệu quả nhất là vào ban đêm không có nghĩa là bạn cũng vậy. Phương pháp học là nền móng đầu tiên trong việc tiếp thu kiến thức, móng không vững thì nhà sẽ đổ.
3. Không tập trung
Internet đốt quá nhiều thời gian của bạn, đúng không nào. Hãy nhớ lại xem có phải bạn vào Facebook chỉ để xem thông báo học tập. Nhưng ngay lập tức đập vào mắt bạn là những thứ "thú vị" xuất hiện trên bảng tin, bạn click vào xem, tự hứa với mình chỉ xem nó 5 phút thôi, nhưng giật mình nhìn đồng hồ đã hơn một tiếng. Bạn vào Youtube để học tiếng anh, ở phần video liên quan xuất hiện hàng loạt video nào là giải trí, là ca nhạc, hay những bộ phim hấp dẫn... Bạn click vào xem, tự hứa với mình rằng chỉ xem một video thôi, ngoảnh lại đã quá 12 giờ đêm. Vậy là thời gian ngồi trên bàn đáng nhẽ là dành cho việc học nhưng lại bị biến thành những giờ phút lướt web, chơi game và đương nhiên bạn sẽ chẳng thu được 1 tí kiến thức nào từ việc đó cả.
4. Ôm đồm quá nhiều kiến thức cùng 1 lúc
Điều này cũng giống như việc chúng ta ăn quá no mà không để cơ thể có thời gian để hấp thụ. Hậu quả của việc đó là chúng ta sẽ bị bội thực. Tương tự như vậy nhiều học sinh chỉ coi trọng xem số lượng mình học được là bao nhiêu chứ không quan tâm tới chất lượng. Bạn không thể gồng mình học tất cả các môn mà không có một môn nào là thế mạnh. Biết bằng lòng với bản thân "Giỏi" là một khái niệm tương đối.
Vậy đâu là giải pháp cho tình trạng trên:
1. Không nên lao ngay vào học khi bạn mới kết thúc giờ học trên trường. Chúng ta cũng cần học nhưng học cũng cần nghỉ ngơi. Trong thời gian nghỉ ngơi, não của chúng ta vẫn hoạt động. Nó sẽ giúp chúng ta sắp xếp lại những gì chúng ta đã học một cách hợp lý nhất để chúng ta dễ nhớ.
2. Có 3 yếu tố cơ bản để tạo nên một phương pháp học tốt là: thời gian học, phân bố lượng học và cách nắm nội dung chính trong bài học. Do đó, hãy tự điều chỉnh và xây dựng cho mình một phương pháp học tích cực và phù hợp với bản thân.
3. Tùy theo khối lượng kiến thức của mỗi môn mà số lượng bài học có thể nhiều hoặc ít. Chúng ta nên phân bố lượng học của từng môn như thế để hợp lý. Môn nào ít bài học và dễ học thì học trước. Môn nào nhiều bài thì học sau. Mỗi ngày nên ôn lại những kiến thức cũ của bài trước. Khi làm như vậy, chúng ta sẽ nhớ lâu hơn và sẽ không tốn quá nhiều thời gian phải ôn lại bài.
4. Bạn nên tạo một không gian học tập thoáng mát, gọn gàng phù hợp với bản thân, để tạo hứng thú cho việc học. Một chậu cây, một hồ cá nhỏ, một bức tranh,... sẽ khiến đầu óc bạn thấy thoải mái hơn khi căng thẳng.
5. Bạn hãy thử học ở nhiều thời điểm khác nhau và tìm thời điểm học thích hợp nhất với mình. Một lưu ý là nếu đã thấy không thể tập trung được thì không nên cố, thay vào đó bạn nên cân bằng lại bằng cách nghe một bản nhạc, ngắm cây cối hay đọc một mẩu tin tức.
Theo Helino
Thầy giáo tự học IELTS 8.0 chia sẻ bí quyết đạt điểm cao Bên cạnh việc dành nhiều thời gian chia sẻ kiến thức IELTS miễn phí, thầy Ngọc Bách còn khuyên học viên luyện phát âm với công nghệ AI. Rất nhiều bạn trẻ loay hoay tìm kiếm điểm thi IELTS cao nhưng họ gần như chưa xác định được phương pháp học đúng và động lực học chỉ là nhất thời. Thầy Ngọc Bách...