Cách học sinh giải quyết vấn đề cuộc sống bằng sáng kiến công nghệ
Trải qua hai vòng thi, Solve For Tomorrow 2020 đã tìm ra những sáng kiến có tính thực tiễn cao, ứng dụng công nghệ hiệu quả để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
Tiếp nối thành công của cuộc thi năm 2019, Solve For Tomorrow 2020 thu hút hơn 13.000 học sinh và 708 giáo viên cả nước tham gia. Bám sát chủ đề ứng dụng công nghệ để giải quyết các vấn đề ở địa phương, nhiều sáng kiến của học sinh được đánh giá cao theo tiêu chí sáng tạo và khả năng áp dụng trong thực tế.
Tham dự cuộc thi Solve For Tomorrow, học sinh được ứng dụng công nghệ để giải quyết các vấn đề cuộc sống.
Giải nhất được trao cho nhóm Vượt thời gian đập tan thách thức (Hà Nội) với giải pháp “ Xe robot thăm dò môi trường”. Từ vòng sơ loại, ý tưởng của nhóm được đánh giá cao nhờ tính khả thi. Đến vòng chung kết, nhóm được triển khai ý tưởng thành mô hình, áp dụng Internet of Things để xe robot đánh giá và kiểm soát mức độ nguy hiểm của môi trường thăm dò và đưa ra phương án tiếp cận hợp lý cho con người.
Xe Robot thăm dò môi trường được trao giải nhất nhờ tính ứng dụng.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, những sáng kiến đạt giải nhì và ba cho thấy nhận thức sâu sắc của các em về vấn đề của địa phương mình để tìm hướng giải quyết. Với “Thiết bị bẫy sâu rầy trên ruộng rau sử dụng năng lượng mặt trời”, nhóm HNV (Bến Tre) cho thấy sự nghiêm túc trong việc hỗ trợ người nông dân nhờ vào ứng dụng công nghệ. Ý tưởng đến từ Thái Nguyên, đội Tech Up mang đến sáng kiến cho ngành y tế với ứng dụng Golden Time giúp phát hiện và hỗ trợ cứu hộ người bị té ngã.
Nhóm HNV và nhóm Tech Up với những sáng kiến đạt giải.
Những ý tưởng được chọn trình bày trong vòng chung kết đều được đánh giá cao. Sức khỏe, môi trường, giao thông là ba trong số các lĩnh vực được thí sinh quan tâm giải quyết tại vòng chung kết Solve For Tomorrow 2020. Là sân chơi để học sinh tiếp cận và có thêm trải nghiệm với công nghệ từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, cuộc thi mang đến cơ hội để các em hoàn thiện kỹ năng từ sớm, hỗ trợ cho công việc trong tương lai.
Theo định hướng Chuyển đối số quốc gia đến năm 2025, việc bổ sung kiến thức, kỹ năng, và thái độ cho thế hệ trẻ là một trong những nhiệm vụ được ưu tiên triển khai. Điều này nhằm đạt được mục tiêu phát triển nền kinh tế số, định hướng Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin.
Theo đó, việc áp dụng mô hình giáo dục tích hợp khoa học, công nghệ, kỹ thuật, và toán học nằm trong số những giải pháp giúp thế hệ trẻ sẵn sàng với công cuộc chuyển đổi số, đáp ứng được nhu cầu về nhân lực của thị trường đang và sẽ đặt ra yêu cầu với người lao động phải có năng lực chuyên môn cũng như kỹ năng nghề nghiệp cao hơn.
Để có được nguồn nhân lực cho nền kinh tế số, sự đồng hành của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ như Samsung là điều cần thiết. Với nguồn lực lớn, định hướng phát triển tài năng trẻ, Samsung thông qua Solve For Tomorrow đang từng bước giúp thế hệ trẻ tiếp cận với công nghệ sớm và ứng dụng giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.
Thí sinh cho chạy thử mô hình robot thăm dò môi trường tại buổi thuyết trình.
Cuộc thi Solve For Tomorrow 2020 khép lại, nhưng mở ra những tín hiệu tích cực về sự quan tâm của học sinh đối với các vấn đề cộng đồng và khả năng ứng dụng công nghệ để giải quyết vấn đề.
Solve For Tomorrow là cuộc thi do Samsung toàn cầu khởi xướng từ năm 2010 nhằm tạo sân chơi sáng tạo giúp các em học sinh chủ động tìm tòi, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ để giải quyết những vấn đề liên quan đến địa phương của mình. Cuộc thi tập trung vào các lĩnh vực giáo dục, môi trường, y tế và sức khỏe. Đến nay, Samsung tổ chức cuộc thi Solve For Tomorrow ở 22 quốc gia như Mỹ, Canada, Singapore, Brazil, Việt Nam… với gần 1,7 triệu học sinh, sinh viên tham gia.
Samsung đồng hành người trẻ, dùng công nghệ kiến tạo tương lai
Solve For Tomorrow là sân chơi giúp học sinh có cơ hội tìm tòi, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tiễn.
Tập trung vào các lĩnh vực giáo dục, môi trường, y tế và sức khỏe, Solve For Tomorrow - Cùng bạn kiến tạo tương lai được tổ chức lần đầu tại Việt Nam năm 2019 theo sáng kiến của Samsung toàn cầu. Cuộc thi là cơ hội để học sinh quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề của địa phương mình, từ đó mang đến các giải pháp ý nghĩa, đóng góp cho cộng đồng.
Samsung mang sân chơi công nghệ tầm vóc quốc tế đến Việt Nam.
Ông Suh Kyung Wook, Tổng giám đốc, Công ty Điện tử Samsung Vina chia sẻ: "Học sinh THCS và THPT là nhân tài tương lai của Việt Nam. Chúng tôi tin rằng, ngoài ý nghĩa ươm mầm tài năng trẻ, kích hoạt và nâng cao khả năng tư duy và sáng tạo của các bạn học sinh, chương trình Solve For Tomorrow còn khuyến khích thế hệ trẻ mạnh dạn theo đuổi những ước mơ và hoài bão. Chúng tôi hy vọng cuộc thi sẽ thu hoạch được nhiều giải pháp có ý nghĩa nhằm giải quyết các vấn đề đặc thù và nâng cao chất lượng sống của cộng đồng địa phương".
Thông qua các hoạt động đào tạo, học sinh được trang bị những kỹ năng mềm như tư duy thiết kế (design thinking), kỹ năng giải quyết vấn đề (problem-solving), kỹ năng quản lý thời gian (time management), kỹ năng tư duy sáng tạo (creative thinking), kỹ năng làm việc nhóm (teamwork), kỹ năng thuyết trình (presentation).
Cuộc thi giúp học sinh trên cả nước nâng cao các kỹ năng mềm.
Cuộc thi năm nay thu hút 262 trường, hơn 11 nghìn học sinh, gần 400 đề tài tham gia từ vòng sơ khảo, chọn ra 40 đề tài xuất sắc cho vòng phát triển sản phẩm. Nhiều đề tài ra đời nhằm hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 như: Máy đo thân nhiệt và rửa tay tự động, máy sát khuẩn di động, robot hỗ trợ bệnh nhân mắc Covid-19...
Bên cạnh đó, lĩnh vực môi trường được chú trọng giải quyết trong nhiều đề tài như: Trạm quan trắc và cảnh báo cháy rừng ứng dụng công nghệ Lora, dự án thu nước sạch bằng năng lượng mặt trời, robot thu gom và phân loại rác thải, máy nghiền rác hữu cơ tại chỗ...
Ngoài ra, nhiều đề tài cho thấy được sự quan tâm của học sinh đối với các vấn đề cộng đồng và sự nghiêm túc của các em khi suy nghĩ về giải pháp cho các vấn đề đó. Một số đề tài có thể kể đến như: Women's protective robot (robot bảo vệ phụ nữ - PV), găng tay robot giao tiếp với người câm, gọng kính cảnh báo ngồi học sai tư thế, thiết bị phát hiện và cứu hộ người đuối nước, gậy thông minh hỗ trợ người khiếm thị và người cao tuổi...
Samsung tạo sân chơi khoa học đáp ứng nhu cầu được sáng tạo, cũng như thể hiện quan điểm của học sinh. Từ đó, người trẻ có cơ hội làm quen và trải nghiệm những ứng dụng công nghệ tương lai ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Từ 40 đề tài được chọn của vòng sơ khảo, ban tổ chức tiếp tục tập huấn về kiến thức công nghệ và kỹ năng mềm. Sau khi các đội xây dựng mô hình và thuyết trình, ban giám khảo sẽ lựa chọn 10 đội cho vòng chung kết, dự kiến diễn ra tại TP.HCM vào ngày 28/11.
Đại học RMIT lần đầu tổ chức trực tuyến Ngày trải nghiệm cho học sinh trung học Ngày trải nghiệm trực tuyến của Đại học RMIT sẽ diễn ra từ 9h30 đến 17h trong 4 ngày cuối tuần của tháng 11 (7-8/11 và 14-15/11). Với khung thời gian này, mỗi học sinh trung học phổ thông có thể tham dự tối đa 5 hoạt động trong ngày. Vốn là sự kiện thường niên được khởi xướng từ năm 2015, Ngày...