Cách học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả
Thầy giáo Quang Nguyen bật mí thay vì nghiền ngẫm sách ngữ pháp tiếng Anh, bạn hãy đọc và giao tiếp thật nhiều, kết quả sẽ cải thiện rõ rệt.
Rất nhiều người Việt ám ảnh với việc học ngữ pháp tiếng Anh. Họ mua những cuốn sách ngữ pháp chuyên ngành về để “cày” và sau đó tự hỏi tại sao mình vẫn không thể giao tiếp, đọc viết tiếng Anh tốt được.
Ở hầu hết trường học Mỹ, trẻ em không phải học ngữ pháp. Thay vì thế, chúng học đọc. Ở cấp 1, trẻ em nghe đọc sách và đọc sách rất nhiều, tới nỗi hiểu được các cấu trúc ngữ pháp phức tạp mà không cần học.
Nhưng chúng ta là người Việt Nam và không sử dụng tiếng Anh hàng ngày, việc rập khuôn theo Mỹ e rằng cũng không hoàn toàn hiệu quả. Vậy, làm thế nào để học ngữ pháp? Theo kinh nghiệm của mình, có thể áp dụng một số phương pháp.
1. Đọc sách
Nhiều người nhìn thấy sách tiếng Anh là sợ. Lý do có lẽ là họ chọn loại sách quá khó với trình độ của mình. Chọn một cuốn sách vừa sức có nghĩa là lượng từ vựng không quá tải, và bạn có thể đọc, thưởng thức cuốn sách một cách thoải mái.
Khi đọc sách, bạn được “nạp” vào đầu một cách tự nhiên rất nhiều kiến thức ngữ pháp, từ cách dùng thì, đến giới từ, chia động từ… và quan trọng nhất là học được cách sắp xếp từ ngữ sao cho đúng, chuẩn và tự nhiên.
Một người đọc sách nhiều có thể không đạt điểm tối đa trong một bài thi ngữ pháp, nhưng khả năng cao là sử dụng được ngữ pháp trong giao tiếp và viết lách.
Ảnh: Shutterstock.
2. Dịch sách
Đối với người học ngữ pháp, việc dịch sách mang lại nhiều lợi thế. Khi dịch, bạn buộc phải hiểu được ý của người viết và đương nhiên là nắm rất vững những cấu trúc ngữ pháp và hàm ý của nó. Ví dụ:
- He liked his sister.
- He likes his sister.
Video đang HOT
- He’s like his sister.
Một người “amateur” có thể đọc lướt lướt và tự nhủ hiểu câu này rồi. Nhưng nếu buộc phải dịch ra tiếng Việt, ai không vững ngữ pháp sẽ dịch sai ngay lập tức. Ý của 3 câu là:
- Nó từng quý em gái nó (giờ không quý nữa).
- Nó quý em gái nó.
- Nó giống em gái nó.
Hạn chế của dịch so với đọc là dịch mất rất nhiều thời gian và đôi khi cần cả kỹ năng ngôn ngữ nữa. Do đó, cùng thời gian, bạn dịch được một cuốn sách thì người khác đọc được vài chục cuốn rồi.
Nhưng nếu bỏ thời gian nghiên cứu và dịch trọn được một cuốn sách, khả năng cao là ngữ pháp của bạn đã rất tiến bộ. Rất nhiều người học ngoại ngữ thông qua phương pháp dịch là vì vậy.
3. Giao tiếp
Trẻ em Mỹ học ngữ pháp đầu tiên là qua giao tiếp và điều này đến một cách rất tự nhiên. Bạn cũng sẽ học nhiều cấu trúc ngữ pháp qua giao tiếp, đặc biệt nếu có điều kiện giao tiếp với người bản xứ. Hồi còn ở Mỹ, mình đã rất ngạc nhiên khi nghe con trai sử dụng “ngữ pháp” chuẩn chỉnh.
Tất nhiên, mình không phải trẻ con, cũng không sống ở Mỹ để học theo kiểu của tụi nhỏ. Tuy nhiên, giao tiếp tiếng Anh nhiều sẽ giúp bạn hoàn thiện ngữ pháp rất nhiều. Một phần là khi nghe tiếng Anh, bạn sẽ “học” được ngữ pháp và cách diễn đạt mới. Và hơn thế, khi giao tiếp, bạn sẽ phải “nói” và sẽ không thể biến ý tưởng của mình thành lời nói một cách tự nhiên nếu thiếu ngữ pháp.
4. Nghe tiếng Anh
Nghe là đầu vào quan trọng. Tất nhiên, phải đến 90% người học mình biết sợ nghe và nghe yếu nên làm sao mà nghe để học ngữ pháp được.
Thứ nhất, nếu nghe TV, bạn có thể bật “subtitle” (phụ đề) tiếng Anh lên để nghe và đọc. Việc xem TV như vậy sẽ giúp nâng cao khả năng nghe và ngữ pháp của bạn. Các chương trình phù hợp để luyện ngữ pháp là: thế giới động vật, game show, chương trình truyền hình thực tế. Nếu thích xem phim, bạn nên chọn phim tình cảm, sẽ có nhiều lời thoại và “chuẩn chỉnh” hơn nhiều so với phim hành động hay kinh dị.
Nếu nghe được đài hoặc CNN, bạn cũng có thể học được rất nhiều cả về từ vựng và ngữ pháp.
Bạn cũng có thể học ngữ pháp từ các tài liệu tiếng Anh như IELTS, TOEFL, hay sách luyện nghe khác. Đôi khi, chỉ cần tập trung nghe và cố hiểu người nói là bạn cũng tăng khả năng ngữ pháp của mình rồi. Còn nếu bạn mở “transcript” để nghiên cứu được nữa thì càng tốt.
5. Sách ngữ pháp
Đây là phương pháp học dễ gây chán nản nhất. Cuốn sách ngữ pháp thường sẽ giúp bạn làm bài kiểm tra tốt hơn, nhưng để ứng dụng vào giao tiếp hay viết thì sẽ tốn thời gian hơn nhiều.
Lời khuyên của mình là hãy thử hết các cách ở trên và áp dụng bước 5 cuối cùng. Như vậy, bạn không chỉ giỏi ngữ pháp, mà còn dễ dàng nuôi dưỡng được tình yêu với thứ ngôn ngữ toàn cầu này.
Cậu học trò 13 tuổi được vinh danh tại giải Sách hay 2020
Bên cạnh nhiều "cây đa cây đề", nhà nghiên cứu, tác giải nhí 13 tuổi Nguyễn Khang Thịnh nhận giải thưởng Sách hay 2020 ở hạng mục Sách thiếu nhi với tác phẩm Nhật ký của nhóc Alvin siêu quậy.
Trưa ngày 27/9, Lễ công bố Giải Sách hay lần thứ X, năm 2020 diễn ra tại TPHCM.
Giải Sách Hay năm nay đánh dấu cột mốc hành trình 10 năm khuyến đọc và góp phần "gạn đục khơi trong", gợi mở những xu hướng đọc sách, viết sách, dịch sách và làm sách tiến bộ, do độc giả đề cử và chuyên gia bình chọn.
Tác giả nhí Nguyễn Khang Thịnh nhận giải Sách hay 2020 ở hạng mục Sách Thiếu nhi
Suốt một thập kỉ, giúp độc giả có thêm một kênh công tiếp cận những cuốn sách có giá trị, mang trong mình tinh thần khai khóng, giúp người đọc khai mở tâm trí và giải phóng tiềm năng của mình.
Đây cũng được xem là "màng lọc tri thức" không những giúp công chúng có thêm kênh để tiếp cận với những tri thức và những giá trị tiến bộ của Việt Nam và thế giới, mà còn góp phần nâng nội lực và văn hóa đọc của người Việt lên một tầm cao mới.
Đây là giải thưởng không có hiện kim, hiện vật nhưng tác giả, dịch giả lại rất vô cùng hạnh phúc khi nhận giải. Với người làm sách, đích đến cao nhất chính là tác phẩm, dịch phẩm của mình đến với công chúng.
Lễ trao giải Sách hay 2020
Mùa giải năm nay tiếp tục với 7 hạng mục, bao gồm: Nghiên cứu, Giáo dục, Kinh tế, Quản trị, Văn học, Thiếu nhi và Phát hiện mới. Hội đồng xét giải đã lựa chọn và tìm ra 15 tựa sách gồm cả tác phẩm phẩm và dịch phẩm để trao tặng Giải Sách hay 2020.
Đặc biệt, ở hạng mục tác phẩm Sách thiếu nhi, tác giả nhí 13 tuổi Nguyễn Khang Thịnh, đang là học sinh Trường Nguyễn Siêu, Hà Nội nhận giải với tác phẩm Nhật ký của nhóc Alvin siêu quậy vừa được ra mắt vào tháng 5 vừa qua.
Được biết, Khang Thịnh bắt đầu viết cuốn truyện này từ cuối năm lớp 4 trên vở ô li và hoàn thành nó trong 2 năm. Chưa từng đến Mỹ cậu học trò đã dùng trí tưởng tượng của mình để hóa thân vào một cậu nhóc sinh ra và lớn lên ở Mỹ với bối cảnh gia đình, bạn bè, trường học ở Mỹ một cách chân thực, sống động và hài hước.
Nhân vật Alvin trong cuốn truyện chính là "chân dung" tác giả ngoài đời, một cậu bé thông minh, thích chơi game, có nhiều trò tinh nghịch gây cười.
Từ tác phẩm của cậu học trò nhỏ được trao giải, Tiến sĩ Quách Thu Nguyệt, thành viên Hội đồng trao giải chia sẻ, chúng ta không chỉ khuyến khích các tác giả viết sách cho thiếu nhi, kêu gọi các em đọc sách đi... Mà rất cần khuyến khích chính các em viết sách.
Các tựa sách đạt giải Sách hay 2020
Đó là câu chuyện, cuốn sách được viết ra theo tưởng tưởng, suy nghĩ của chính các em chứ không phải bởi một khuôn mẫu, hay sự áp đặt nào.
15 tựa sách gồm Tác phẩm và Dịch phẩm ở 7 hạng mục nhận giải Sách hay 2020:
1. Hạng mục Sách Nghiên cứu (2 tựa sách): Tác phẩm: Làng mạc ở châu thổ sông Hồng (Tác giả: Nguyễn Tùng và Nelly Krowolski); Dịch phẩm: Sự kiến tạo xã hội về thực tại (Tác giả: Peter L. Berger và Thomas Luckmann, Dịch giả: Trần Hữu Quang và Nhóm dịch giả).
2. Hạng mục Sách Giáo dục (2 tựa sách): Tác phẩm: Giáo dục Việt Nam học gì từ Nhật Bản (Tác giả: Nguyễn Quốc Vương); Dịch phẩm: Biện hộ cho một nền Giáo dục Khai phóng (Tác giả: Fareed Zakaria, Dịch giả: Châu Văn Thuận).
3. Hạng mục Sách Kinh tế (2 tựa sách): Tác phẩm: Thần kỳ Kinh tế Tây Đức (Tác giả: Tôn Thất Thông); Dịch phẩm: Sự Giàu và Nghèo của các Dân tộc (Tác giả: Davis S. Landes, Dịch giả: Sơn Phạm và Vũ Hoàng Linh).
4. Hạng mục Sách Quản trị (2 tựa sách): Tác phẩm: Lý thuyết trò chơi và ứng dụng trong quản trị - kinh doanh (Tác giả: Lê Hồng Nhật); Dịch phẩm: Định hình cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Tác giả: Klaus Schwab, Dịch giả: Nguyễn Vân vàThành Thép).
5. Hạng mục Sách Thiếu nhi (2 tựa sách): Tác phẩm: Nhật ký của nhóc Alvin siêu quậy (Tác giả: Nguyễn Khang Thịnh); Dịch phẩm: Hành trình của cá Voi (Tác giả: Michael Morpurgo, Dịch giả: Trần Thị Minh Hiếu).
6. Hạng mục Sách Văn học (2 tựa sách): Tác phẩm: Bộ sách Từ Dụ Thái Hậu (gồm Quyển thượng và Quyển hạ) (Tác giả: Trần Thùy Mai) ; Dịch phẩm: Chết chịu (Tác giả: Céline, Dịch giả: Dương Tường).
7. Hạng mục Sách Phát hiện mới (3 tựa sách): Tác phẩm: Bộ sách 2 quyển: Nguyễn Văn Tường và cuộc chiến chống đô hộ Pháp của Nhà Nguyễn (Tác giả: Nguyễn Quốc Trị); Dịch phẩm: Vũ Dạ Đàm - Tự truyện Shibusawa Eiichi (Tác giả: Shibusawa Eiichi,Dịch giả: Nguyễn Lương Hải Khôi); Dịch phẩm: Những tìm sâu Triết học (Tác giả: Ludwig Wittgenstein, Dịch giả: Trần Đình Thắng (Đào Thị Hồng Hạnh kiểm sửa).
Giải quyết ba vấn đề của người Việt khi học tiếng Anh Chúng ta cần giáo trình tiếng Anh giải quyết tận gốc ba vấn đề, tích hợp những gì cần cho quá trình tự học mà không lệ thuộc vào người dạy hay môi trường. Anh Phan Thế Dũng, 38 tuổi, tốt nghiệp Học viện Ngoại giao năm 2004, từng giảng dạy ngôn ngữ Anh tại một số quốc gia Đông và Tây Phi...