Cách học ngôn ngữ thứ ba
Thành thạo 10 ngôn ngữ, Benny Lewis (quốc tịch Ireland) chia sẻ cách học ngôn ngữ thứ ba sau khi sử dụng nhuần nhuyễn tiếng mẹ đẻ và một ngoại ngữ.
Rất nhiều người có thể sử dụng thành thạo một ngoại ngữ như tiếng mẹ đẻ, nhưng lại chần chừ không dám tiếp tục học thêm ngoại ngữ khác. Đây là sự lãng phí lớn, bởi một khi bạn đã nắm được các kỹ năng cần thiết để làm chủ một ngoại ngữ, việc học thêm ngoại ngữ khác sẽ nhanh hơn rất nhiều.
Khi nào bạn nên học thêm ngoại ngữ nữa?
Bạn chỉ nên học thêm ngoại ngữ thứ hai, ba khi đã có thể giao tiếp trôi chảy với ngoại ngữ thứ nhất. Điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi những khó khăn và ảnh hưởng tiêu cực khi học nhiều ngoại ngữ cùng lúc ở mức độ sơ cấp.
Nếu cùng lúc học nhiều ngoại ngữ, nhiều khả năng bạn sẽ lẫn từ vựng, ngữ pháp. Đây là vấn đề rất lớn khi bạn phải chủ động giao tiếp, làm giảm quá trình thu nhận kiến thức của bạn ở cả hai ngôn ngữ. Để tránh việc này, bạn nên chỉ tập trung vào học một ngôn ngữ.
Sau khi thành thạo một ngôn ngữ, ít nhất là ở mức độ giao tiếp, bạn có thể bắt đầu học thêm ngoại ngữ khác. Một vấn đề cần được đặt ra là làm thế nào để giữ được khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ mà bạn đã thành thạo trong khi học ngoại ngữ mới.
Với kinh nghiệm cá nhân, tôi cố gắng sử dụng ngoại ngữ đầu tiên nhiều nhất có thể trong quá trình học ngoại ngữ thứ hai, thứ ba sau này. Điều này vừa giúp tôi ôn tập kiến thức của ngoại ngữ một, vừa giúp tôi phân biệt các ngoại ngữ tốt hơn.
Dĩ nhiên, việc nhầm lẫn và sử dụng lẫn lộn các ngoại ngữ vẫn sẽ xảy ra. Tuy nhiên, càng gặp vấn đề này nhiều, bạn càng phân biệt các ngoại ngữ trong quá trình giao tiếp tốt hơn. Đồng thời, bạn sẽ tập được thói quen suy nghĩ kỹ càng hơn khi sử dụng từ ngữ trong mỗi ngôn ngữ, giúp khả năng giao tiếp chính xác hơn.
Benny Lewis. Ảnh The Irish Times
Bạn nên học thêm ngoại ngữ nào?
Câu hỏi lớn nhất cần trả lời là bạn thích ngôn ngữ nào hơn. Điều đó quyết định đến khả năng bạn tiếp thu ngoại ngữ. Bạn có thể chọn một ngoại ngữ tương đồng với ngôn ngữ bạn đã thành thạo hoặc một ngoại ngữ hoàn toàn khác biệt.
Video đang HOT
Khi học ngoại ngữ hoàn toàn khác biệt với những ngôn ngữ mà bạn biết, đừng lo, bởi bất cứ ai từng thành thạo một ngoại ngữ bất kỳ đều có lợi thế khi học thêm.
Thêm vào đó, học một ngoại ngữ khác biệt sẽ giảm đáng kể sự nhầm lẫn giữa các ngôn ngữ. Ví dụ, nếu bạn biết cả tiếng Anh và tiếng Nhật, khi giới thiệu mình là học sinh, sẽ có rất ít khả năng bạn có thể viết những câu lẫn lộn giữa hai ngôn ngữ như như “I am gakusei” (“I am” – “Tôi là” trong tiếng Anh; “gakusei” – “học sinh” trong tiếng Nhật).
Ngược lại, nếu bạn quyết định học ngôn ngữ có quan hệ gần với ngôn ngữ đã biết, ví dụ các ngôn ngữ Roman như tiếng Pháp và tiếng Italy, bạn có thể học nhanh hơn rất nhiều, cho dù khả năng nhẫm lẫn sẽ cao hơn.
Làm thế nào để học nhanh hơn
Để học nhanh hơn ngôn ngữ mới, bạn nên ngồi xem lại cách mình đã học ngoại ngữ từ trước để tìm những điểm mạnh, yếu của mình trong quá trình học và lập kế hoạch cụ thể giúp bạn tối ưu hóa khả năng học tập.
Ngoài ra, một vấn đề rất lớn của những người mới học ngoại ngữ là ngại ngần không giao tiếp. Bạn giao tiếp càng nhiều, khả năng ghi nhớ và vận dụng hiệu quả các cách diễn đạt sẽ tăng lên rất nhiều, dẫn đến việc làm chủ ngôn ngữ nhanh hơn người khác.
Tập trung cải thiện điểm yếu
Nhờ việc đã thành thạo một ngoại ngữ từ trước đó, bạn có thể xác định điểm yếu của mình khi học và cố gắng cải thiện. Quá trình này cho dù mất thời gian, rất cần thiết cho việc trở nên thành thạo. Nhưng khi học ngoại ngữ thứ hai, thứ ba, bạn đã biết các điểm yếu này rồi, việc cải thiện sẽ nhanh hơn rất nhiều so với khi học ngoại ngữ đầu tiên.
Khẳng định mục tiêu của mình
Cũng như mọi người, thi thoảng bạn sẽ thấy nản khi học ngoại ngữ. Để giữ vững động lực học tập, bạn cần khẳng định mục tiêu và chia sẻ với bạn bè, thậm chí là trên mạng xã hội để tăng động lực.
Đừng để khó khăn làm nản lòng
Cuối cùng, cho dù việc học ngôn ngữ vẫn vô cùng khó, bạn biết là có thể thành công, vậy nên đừng nản lòng. Việc học ngôn ngữ cũng như thử thách trong cuộc đời. Đừng lo sợ việc bắt đầu lại lần nữa, đừng ngại nỗ lực và vượt qua khó khăn.
Cách học phát âm của người nói 10 thứ tiếng
Nhiều người cảm thấy ngại ngùng khi ghi âm và nghe lại giọng nói của chính mình, nhưng đây là phương pháp học phát âm ngoại ngữ hiệu quả.
Thành thạo 10 ngôn ngữ, Benny Lewis (quốc tịch Ireland) chia sẻ năm phương pháp học phát âm dành cho mọi ngôn ngữ.
1. Bắt chước
Bắt chước cách phát âm của người bản ngữ (còn gọi là phương pháp Mimic) có hiệu quả hơn việc học trong sách giáo trình và đọc theo tài liệu. Bạn có thể thấy những hướng dẫn về cách lấy hơi, uốn lưỡi, bật ra âm thanh trong sách giáo trình nhưng nó rất trừu tượng, khó hiểu so với nhìn người bản ngữ nói.
Phương pháp Mimic chia ngôn ngữ thành âm thanh, âm tiết và câu. Đầu tiên, người học sẽ luyện cách phát âm từng âm tiết rồi ghép chúng lại thành một từ rồi chuyển sang một câu. Với phương pháp này, bạn sẽ học bằng cách nghe, nói thay vì đọc, viết.
Chẳng hạn, tiếng Anh có 43 âm tiết, tiếng Tây Ban Nha có 39 âm tiết. Khi học tiếng Tây Ban Nha, việc đầu tiên tôi làm là chọn lọc ra những âm tiết khác với tiếng Anh và luyện cách phát âm chúng. Điều này rất quan trọng khi mới học vì nó giúp bạn xây dựng nền tảng cơ bản, từ đó sẽ nghe và nói tốt hơn.
Học bằng đôi tai cho phép ghi nhớ nhanh hơn, nghe hiểu tốt hơn và phát âm nhuần nhuyễn hơn. Đó cũng là cách các em bé tiếp thu ngôn ngữ mẹ đẻ.
2. Lắng nghe chủ động
Trong ngôn ngữ mẹ đẻ, chúng ta thường tiếp nhận thông tin theo cách nghe thụ động, có nghĩa là nghe nhưng không thật sự tập trung. Nhưng bạn không thể làm vậy khi học ngoại ngữ. Để học, bạn phải biết cách lắng nghe hiệu quả.
Khi học phát âm, bạn hãy chú ý cách người bản ngữ phát âm từng âm tiết, từng từ và cách họ nhấn từng câu. Nếu xem video hoặc giao tiếp, bạn hãy chú ý cách họ di chuyển miệng để tạo thành âm thanh. Bằng cách lắng nghe nghiêm túc và quan sát khẩu hình, bạn có thể cải thiện khả năng phát âm.
Sau khi lắng nghe chủ động, bạn nên áp dụng phương pháp shadowing. Nó gần giống với việc bắt chước nhưng thay vì nhắc lại những lời của người bản ngữ, bạn sẽ nói gần như cùng lúc với họ. Khi nói, bạn nên cố tình học theo cách họ ngắt câu, luyến láy các âm tiết. Nó không chỉ giúp bạn học phát âm mà còn có thể ghi nhớ từ vựng hoặc cấu trúc câu.
Ảnh: Fluentin3months.
3. Học bảng ký hiệu ngữ âm quốc tế IPA
Bảng ký hiệu ngữ âm quốc tế IPA là công cụ hữu ích và phổ biến nhất để học phát âm. IPA có thể thể hiện các âm tiết của mọi ngôn ngữ một cách chính xác. Bằng cách học bảng IPA, bạn có thể cải thiện khả năng phát âm của mình.
Ban đầu, bạn sẽ mất nhiều thời gian và công sức để học IPA nhưng nó giúp tăng tốc độ học ngôn ngữ và cải thiện cách phát âm về lâu dài. Bạn không cần học hết bảng IPA, có thể chỉ học các âm được sử dụng trong ngôn ngữ mục tiêu.
4. Ghi âm giọng nói của bản thân
Nhiều người cảm thấy ngại ngùng khi ghi âm và nghe lại giọng nói của chính mình nhưng đây là phương pháp học hiệu quả. Khi tập trung nói hoặc giao tiếp, bạn khó có thể nhận ra lỗi phát âm của bản thân. Việc này chỉ có thể được kiểm tra thông qua hành động nghe bản thu âm giọng nói của chính mình.
Khi nghe, hãy chú ý đến những điểm được và chưa được trong phát âm, sau đó chuyển sang tìm lỗi ngữ pháp, từ vựng. Bạn có thể nói lại và tiếp tục ghi âm đến khi cảm thấy bản thân đã cải thiện so với bản thu ban đầu.
5. Bắt đầu bằng việc học phát âm
Các chiến thuật trên đã giúp tôi phát âm tốt hơn nhưng chiến thuật yêu thích nhất của tôi luôn là luyện nói ngay từ những ngày học đầu tiên. Bạn càng thực hành nhiều, khả năng phát âm càng tốt, đặc biệt là khi giao tiếp với người bản ngữ.
Việc giao tiếp và học trong sách vở rất khác nhau. Khi trò chuyện nhiều với người bản ngữ, bạn sẽ cải thiện khả năng phát âm, thậm chí sử dụng từ lóng tự nhiên hơn. Chẳng hạn, khi đọc trong sách giáo trình, bạn sẽ thấy cụm từ "going to" nhưng khi giao tiếp, người bản ngữ sẽ nói nhanh thành "gonna". Hoặc câu "what do you mean" (Ý bạn là gì?) trên trang giấy sẽ trở thành "whaddya mean" khi trò chuyện.
Trong khi giao tiếp, bạn có thể mắc sai lầm. Đó là điều đương nhiên để có thể trau dồi khả năng nên đừng ngại ngùng. Khi mắc lỗi và sửa chúng, bạn sẽ biến cái chưa được thành cái được, biến ngôn ngữ của người khác thành của mình.
Tú Anh
Học nói tiếng Anh theo người thạo 5 ngôn ngữ Thành thạo 5 thứ tiếng, Maria Inês, quốc tịch Bồ Đào Nha, chia sẻ phương pháp luyện nói tiếng Anh dành cho người mới bắt đầu. 1. Bắt chước Khi người học nghĩ về tiếng Anh, họ thường liên tưởng đến sách vở, lý thuyết, giấy ghi nhớ. Những công cụ này có hiệu quả riêng nhưng mọi người thường quên, hoặc e...