Cách học ngoại ngữ của người thạo ba thứ tiếng
Thành thạo ba ngôn ngữ là Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha, Jakob Gibbons (sống tại Hà Lan) chia sẻ phương pháp tự học ngoại ngữ.
Năm 2012, tôi chỉ biết nói tiếng Anh, nhưng sau đó tôi đã học tiếng Hà Lan rất nhanh và thực sự hiệu quả. Hiện tại, tôi có thể sử dụng tiếng Anh, tiếng Hà Lan, Tây Ban Nha và mong muốn học thêm nhiều ngôn ngữ khác.
Tôi không tham gia bất cứ khóa học ngôn ngữ nào mà hoàn toàn để trải nghiệm tự nhiên dẫn dắt quá trình học của bản thân. Dưới đây là phương pháp tự học bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết do tôi đúc kết từ trải nghiệm của mình.
1. Kỹ năng nghe
Trong học ngoại ngữ, tôi tin rằng kỹ năng nghe là ưu tiên số một. Hầu hết mọi người cho rằng nhóm kỹ năng giao tiếp (gồm nghe và nói) quan trọng hơn nhóm đọc viết (đọc hiểu và viết). Bằng cách lắng nghe, người học có thể thu thập dữ liệu về từ vựng, phát âm, cấu trúc câu để sử dụng trong việc luyện nói hoặc học ngữ pháp. Bạn có thể tham khảo một số cách để đôi tai làm quen với ngoại ngữ như sau.
Xem TV: Các chương trình trên TV như trò chơi truyền hình, phim ảnh, tin tức là nguồn tiếp cận ngoại ngữ dễ dàng, đơn giản nhất nhưng nguồn thông tin thu về rất hữu ích, phong phú, đủ sức thỏa lấp “cơn khát ngoại ngữ” của bạn. Xem TV, bạn không chỉ tiếp nhận âm thanh mà có thể chứng kiến cách người bản ngữ di chuyển cơ miệng, cử chỉ, biểu cảm. Từ đó, bạn nên mô phỏng theo họ trong quá trình luyện tập sau này để việc sử dụng ngôn ngữ trau chuốt, tự nhiên hơn. Hãy bắt đầu theo trình độ từ thấp đến cao. Nếu là người mới bắt đầu, bạn nên xem các chương trình kèm phụ đề rồi dần thoát ly khi kiến thức vững vàng hơn.
Nghe radio: Nguồn tài liệu như radio sẽ phù hợp với những người có trình độ trung cấp trở lên vì trên đài phát thanh, MC sẽ nói chuyện nhanh hơn, về những chủ đề học thuật như văn hóa, chính trị, tôn giáo. Đặc biệt, vì bạn không thể nhìn cách họ di chuyển cơ miệng hoặc sử dụng phụ đề nên việc đoán nghĩa sẽ khó khăn hơn. Một nguồn nghe hữu ích khác là podcasts, tương tự như radio, nhưng có nhiều lựa chọn dành cho trình độ yếu, trung bình hoặc các bài học ngoại ngữ mà bạn có thể tham khảo.
Âm nhạc: Thực tế, việc học ngoại ngữ qua nghe nhạc là hoạt động được chăng hay chớ, nghĩa là hiệu quả với một số người và không phù hợp với số khác. Vì khi hát, ca sĩ thường luyến láy các âm nên bạn khó có thể tiếp cận cách phát âm chuẩn xác. Nhưng về cơ bản, âm nhạc sẽ kích thích nguồn cảm hứng giúp bạn duy trì động lực học tập dài hơi.
Video đang HOT
Ảnh: Moneycrashers.
2. Kỹ năng nói
Rất nhiều người học ngoại ngữ đặt kỹ năng nói là ưu tiên hàng đầu nhưng tôi không đồng ý với quan điểm này. Nói là kỹ năng chủ động, trong khi nghe là thụ động, giống như hai mặt của đồng xu. Nghe sẽ giúp người học xây dựng tài liệu học trong khi nói sẽ sử dụng nguồn tài liệu này để luyện tập, biến nó trở thành của cá nhân. Vì thế, sau hoạt động nghe, người học cần tiếp tục luyện tập kỹ năng nói dựa trên thông tin thu thập được.
Ứng dụng luyện nói: Hiện nay rất nhiều ứng dụng luyện nói cùng bạn bè quốc tế hoặc người bản xứ, là cơ hội giúp bạn thực hành cuộc hội thoại thực tế. Bạn có thể sử dụng trang web Conversationexchange, ứng dụng Cambly, iTalki. Những ứng dụng học ngoại ngữ trực tuyến giống như sự trao đổi, giao thoa văn hóa. Hãy thoải mái khi trò chuyện với những người bạn qua video, đừng sợ rằng họ đang dạy bạn bởi biết đâu họ cũng đang tò mò về ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn và mong muốn được chỉ dẫn.
Trò chuyện thực tế: Nếu địa phương bạn đang sống là thành phố du lịch hoặc có câu lạc bộ trao đổi ngôn ngữ, đừng bỏ lỡ cơ hội này để luyện nói trực tiếp. Việc luyện nói trực tiếp có thể giúp bạn gia tăng tự tin, ứng xử linh hoạt với nhiều tình huống thực tế.
3. Kỹ năng đọc
Kỹ năng đọc viết tương đối khác biệt với nghe nói nhưng không đồng nghĩa chúng không liên quan. Chẳng hạn, bạn có thể học từ mới thông qua việc đọc. So với viết, bạn sẽ phải đọc nhiều hơn, nhưng đừng lo lắng. Với một số phương pháp học cụ thể, trình độ đọc của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.
Đọc sách: Tất nhiên, khi nhắc đến luyện đọc, không tài liệu nào giá trị và phong phú hơn những cuốn sách. Nếu là người mới bắt đầu, bạn có thể đọc truyện tranh, sách thiếu nhi, bộ Bookworm hoặc đọc bản ngoại văn của những cuốn sách yêu thích đến mức thuộc lòng. Tôi thiên về lựa chọn đọc ngoại văn cuốn sách yêu thích hơn là sách truyện thiếu nhi vì bạn có thể học từ vựng nhanh hơn, hiểu rõ nghĩa của từ, câu trong bối cảnh bạn đã nằm lòng. Ở trình độ ngoại ngữ cao hơn, bạn có thể lựa chọn sách theo chủ đề yêu thích, sách nằm trong danh sách bán chạy nhất, tác phẩm kinh điển. Khi đọc, bạn có thể kết hợp với nói giúp ghi nhớ những từ mới nhanh chóng hơn.
Wikipedia hoặc Wikitravel: Hai trang web này cung cấp hàng nghìn bài viết ở mọi chủ đề, với dung lượng ngắn hơn sách rất nhiều lần, phù hợp với những người học không có nhiều thời gian đọc sách. Bạn có thể lựa chọn chủ đề yêu thích, đọc phiên bản ngoại ngữ rồi quay sang đọc bản dịch tiếng mẹ đẻ và học được hàng tá từ mới thú vị.
Tài liệu học thuật: Khi kỹ năng đọc đã được cải thiện, bạn có thể đặt ra những mục tiêu cao hơn và học thêm từ vựng học thuật bằng cách đọc tài liệu trình độ cao. Bạn có thể tìm đọc một số tờ báo chuyên ngành, nguồn tài liệu học thuật như The Atlantic, The Economist, Slate.
4. Kỹ năng viết
Đối với tôi, kỹ năng viết luôn là khó nhất và đòi hỏi phải kiên trì như việc tập thể dục. Nhưng may mắn thay thế giới công nghệ hiện nay đã cho chúng ta nhiều cơ hội hơn để rèn luyện.
Mạng xã hội: Hãy tận dụng ngay ứng dụng nhắn tin Messenger, Facebook hay Twitter để đăng bài viết hoặc trò chuyện với người bản ngữ bằng ngôn ngữ bạn đang học. Thông qua mạng xã hội ảo, bạn sẽ bớt lo lắng hơn khi trò chuyện với mọi người cũng không cảm thấy quá xấu hổ nếu được mọi người sửa lỗi.
Viết tự do: Khi học ngoại ngữ, bạn không nhất thiết phải viết theo chủ đề nhất định. Bạn có thể luyện tập dần dần bằng cách viết theo cảm xúc, suy nghĩ của bạn. Khi học tiếng Hà Lan, tôi bắt đầu với việc viết danh sách nhu yếu phẩm cần mua, việc cần làm hoặc lời nhắn. Nhiều bạn bè của tôi hình thành thói quen viết nhật ký bằng tiếng Hà Lan. Khi trình độ đã cải thiện hơn, tôi thử viết bài báo nhỏ, suy nghĩ trong ngày, chủ yếu để hình thành thói quen rèn luyện viết.
Tú Anh (Globalect/vnexpress.net)
Dạy con ăn nói
Ông bà ta có câu 'học ăn học nói' ngụ ý ngoài việc dạy con học cách ăn uống sao cho nhã nhặn, lịch sự, học nói cũng là một điều quan trọng không kém để ứng xử tế nhị, có văn hóa.
Minh họa: Văn Nguyễn
Ngày nay, nhiều gia đình không tiếc tiền đầu tư cho con cái đi học đủ thứ thời thượng, từ kỹ năng sống, kỹ năng mềm, kỹ năng giao tiếp, học kỳ quân đội, ngoại ngữ... nhưng dường như ít ai để ý đến dạy con lời ăn tiếng nói của con mình, một yếu tố góp phần không nhỏ trong việc hình thành nhân cách sau này.
Ngày trước, mỗi khi muốn để phần thức ăn cho ai, mẹ dạy chúng tôi nói "để dành" thay vì dùng chữ "chừa" để bày tỏ sự tôn trọng những người dùng bữa sau mình, bất kể người ấy già hay trẻ, lớn tuổi hay nhỏ tuổi hơn mình. Còn khi trả tiền cho ai đó thì kèm thêm chữ "xin gửi". Những chi tiết nhỏ nhặt ấy xem chừng chẳng mấy bậc cha mẹ ngày nay để ý và dạy cho con mình. Họ viện cớ không có thời gian cho những "tiểu tiết" như vậy, dù họ có thừa thời gian để làm nhiều việc khác.
Tôi chẳng mấy quan tâm đến cách sống, cách giáo dục trẻ con của những gia đình khác, mỗi người đều có một quan điểm sống khác nhau. Nhưng cứ mỗi khi lên mạng, vào những trang hay diễn đàn có nhiều người theo dõi sẽ dễ dàng nhận ra những cô cậu trẻ tuổi nói năng bạt mạng, văng tục không biết ghê và mạt sát người khác không tiếc lời dù hình ảnh đại diện và "lý lịch" trên mạng khá đẹp đẽ. Những lúc ấy, không dưng tôi liên tưởng đến gia đình của những bạn trẻ ấy, bố mẹ các bạn nói năng với nhau và với con cái như thế nào, có hay dung tục, chửi thề trước mặt con mình không mà khi ra ngoài các bạn lại thể hiện mình như thế? Tôi không thích cách đổ thừa "cha mẹ sinh con, trời sinh tính" vì như thế khác nào họ phủ nhận trách nhiệm của mình trong việc dạy con, và bởi phần lớn tính cách của trẻ là do ảnh hưởng bởi môi trường sống xung quanh mình từ bé.
Bạn có bao giờ nói năng nhỏ nhẹ, ngọt ngào với con cái hay chỉ bực bội, hằn học trút lên bọn trẻ những lời cay nghiệt để giải tỏa những áp lực mà bạn phải gánh chịu bên ngoài gia đình mỗi ngày?
Dạy con nói năng, không chỉ là chuyện phát âm cho tròn vành rõ chữ, câu cú chỉn chu, không cắt ngang lời người khác mà còn là nói năng sao cho tử tế, giọng nói nhẹ nhàng, không cục cằn, thô lỗ, ngôn từ đúng mực, ít gây tổn thương hay xúc phạm người nghe, hạn chế nói những lời không cần thiết nếu không thể nói những lời dễ nghe hoặc những khi không kiểm soát được cảm xúc của mình.
Một đứa trẻ được dạy dỗ nói năng sẽ biết "lựa lời mà nói", luôn "cảm ơn, xin lỗi" khi cần thiết, biết hỏi han, chia sẻ khi ai đó có tâm trạng, biết nói những lời chân thật chứ không giả tạo, đãi bôi.
Dạy con nói năng không chỉ là dạy qua cách ứng xử, tiếp xúc trực tiếp mà còn dạy con nhã nhặn, biết tiết chế khi giao tiếp trên các mạng xã hội, bởi đó cũng là một cách "nói" ít nhiều thể hiện nhân cách của một người.
Theo thanhnien.vn
Ôn tập kiến thức trong thời gian nghỉ học Phụ huynh hãy khuyến khích con đọc sách, cải thiện môn học yếu để không xao nhãng kiến thức trong thời gian nghỉ kéo dài. 1. Đọc sách Mỗi ngày, hãy khuyến khích trẻ dành 15-30 phút đọc sách theo phương pháp đọc chậm và sâu. Những ngày phải đi học, trẻ không có nhiều thời gian nên sẽ không đọc hoặc đọc...