Cách HLV Park Hang-seo biến điểm yếu thành điểm mạnh
Nếu thể hình nhỏ con và kỹ năng không mấy nổi trội thì lại càng phải chăm chỉ tập luyện. Cá tính đó trở thành vũ khí của Park Hang-seo, cho dù ông là cầu thủ hay huấn luyện viên.
Trong những câu nói bất hủ mà người khổng lồ của làng túc cầu Johan Cruyff để lại có câu: “Bất cứ điểm yếu nào cũng có thể trở thành điểm mạnh”. Park Hang-seo đã vận dụng triệt để câu nói này.
Mặc dù bắt đầu chơi bóng khá muộn, Park Hang-seo đã nhanh chóng thể hiện được những tố chất nổi trội, điều đó bắt nguồn từ nhiệt huyết của ông dành cho môn thể thao này. Ngoài giờ tập luyện, ông còn dành toàn bộ thời gian rảnh để tự tập luyện các kỹ năng cơ bản với trái bóng.
Sau này, khi đã trở thành cầu thủ chuyên nghiệp, Park Hang-seo vẫn giữ nguyên thái độ tập luyện nghiêm túc, chăm chỉ như ban đầu. Sở dĩ như vậy không phải vì ông là một cầu thủ không có thực lực. Khi được hỏi: “Có bao giờ ông nghĩ đến việc chuyển hướng sự nghiệp hay không?”, Park Hang-seo đáp rằng: “Tôi không giỏi gì khác ngoài bóng đá”. Đó là một câu trả lời khiêm tốn, song cũng cho thấy nhiệt huyết và sự toàn tâm toàn ý của ông dành cho môn thể thao này.
Trong những câu nói bất hủ mà người khổng lồ của làng túc cầu Johan Cruyff để lại có câu: “Bất cứ điểm yếu nào cũng có thể trở thành điểm mạnh”. Park Hang-seo đã vận dụng triệt để câu nói này. Vì có xuất phát điểm khá muộn nên ông càng phải nỗ lực tập luyện các kỹ năng cơ bản, càng phải guồng chân chạy nhanh hơn các cầu thủ khác.
Nếu thể hình nhỏ con và kỹ năng không mấy nổi trội thì lại càng phải chăm chỉ tập luyện. Cá tính đó trở thành vũ khí của Park Hang-seo, cho dù ông là cầu thủ hay huấn luyện viên. Thậm chí sau khi nhận lời mời của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam thì yếu tố thể hình tương đồng cũng giúp ông hiểu được những hạn chế của các cầu thủ Việt Nam, từ đó có thể đưa ra các giải pháp phù hợp.
Đôi khi ánh sáng của tinh thần kiên trì, bền bỉ còn bền lâu hơn những quầng sáng chói lòa trong chốc lát. Chúng ta biết rằng Park Hang-seo đến với bóng đá khá muộn, rồi bắt đầu sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp khi không còn trẻ và cũng sớm từ giã sân cỏ để chuyển sang cương vị huấn luyện.
Ông cũng không mau chóng nắm quyền huấn luyện viên trưởng. Tuy nhiên, chính những kinh nghiệm phong phú đúc kết trong suốt hơn 14 năm làm công việc huấn luyện đã phát huy tác dụng và trở thành nền tảng vững chãi khi ông chính thức trở thành huấn luyện viên trưởng của một đội bóng.
“Thực ra thời đại học tôi đã đạt được chứng chỉ về đào tạo thể chất, và sau này từng được đề nghị làm giáo viên thể dục kiêm huấn luyện viên bóng đá ở một trường cấp Hai. Tuy nhiên, khi cân nhắc thì tôi thấy rằng làm việc trong khuôn khổ đã được định sẵn sẽ không phù hợp với mình… Và nói thế nào nhỉ? Thật ra khi suy nghĩ về con đường của bản thân, tôi cũng đã trăn trở rất nhiều về các hướng đi khác nhau.
Khi gia nhập câu lạc bộ Lucky-Goldstar tức là tôi phải nói lời tạm biệt với LG Cheetahs, nhưng sau này khi nhận được lời mời thì tôi lại quay lại đội ngũ huấn luyện của LG Cheetahs. Tôi đã chấp nhận lời đề nghị khi đó và trở thành chuyên gia thể lực của đội bóng, hay hiện nay được gọi là huấn luyện viên”.
Video đang HOT
HLV Park Hang-seo. Ảnh: Minh Chiến.
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, Park Hang-seo trở thành huấn luyện viên của LG Cheetahs từ năm 1989, đảm nhận vai trò huấn luyện viên thể lực của đội tuyển quốc gia Hàn Quốc khi tham dự FIFA World Cup năm 1994, là huấn luyện viên đội hình B của Suwon Samsung FC năm 1996.
Từ năm 2000 ông bắt đầu nắm giữ cương vị trợ lý huấn luyện viên trưởng cho đội hình A của đội tuyển quốc gia Hàn Quốc và tiếp tục đảm nhận vị trí này tại FIFA World Cup Hàn Quốc-Nhật Bản năm 2002. Park Hang-seo đã cùng với huấn luyện viên trưởng Guus Hiddink làm nên kỳ tích khi đưa đội tuyển quốc gia Hàn Quốc lọt vào vòng bán kết World Cup 2002.
Ngay sau đó, Park Hang seo lần đầu tiên nắm giữ vị trí huấn luyện viên trưởng của đội tuyển quốc gia Hàn Quốc tại Asian Games 2002. Tiếp đó, ông trở thành một trong những gương mặt huấn luyện viên tiêu biểu của giải K League khi lần lượt trải qua các vị trí như trợ lý huấn luyện viên của Pohang Steelers FC vào năm 2003, rồi chuyển sang làm huấn luyện viên trưởng của Gyeongnam FC từ năm 2005.
Tới năm 2008, ông trở thành huấn luyện viên trưởng của Jeonnam Dragons FC, và là huấn luyện viên trưởng của Sangju Sangmu FC từ năm 2012. Park Hang-seo có đã tới 14 năm kinh nghiệm tham gia vào đội ngũ huấn luyện trước khi chính thức trở thành huấn luyện viên trưởng. “Lý do tôi tham gia huấn luyện lâu như vậy không phải vì không đủ khả năng để trở thành huấn luyện viên trưởng, mà lý do hàng đầu là chưa nhận được lời đề nghị nào thôi”.
Mặc dù lý giải một cách khiêm tốn như vậy, thực ra trong suốt nhiều năm tham gia huấn luyện, Park Hang-seo đã từng chút từng chút một củng cố thêm bề dày kinh nghiệm cho bản thân. Ông đã tham gia vào đội ngũ huấn luyện cho những câu lạc bộ lớn đại diện cho nền bóng đá chuyên nghiệp Hàn Quốc như LG Cheetah và Suwon Samsung, hơn nữa, chỉ riêng việc nằm trong ban huấn luyện đội tuyển quốc gia Hàn Quốc khi tham dự World Cup đã giúp ông tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm quý báu không thể mua được bằng tiền bạc.
Ngày nay, ở K League chúng ta thường thấy các ngôi sao của đội tuyển quốc gia sau khi kết thúc nghiệp “quần đùi áo số” sẽ ngay lập tức trở thành huấn luyện viên chuyên nghiệp. Tuy nhiên, cho dù là cầu thủ kỳ cựu đến đâu đi chăng nữa thì cầu thủ và huấn luyện viên cũng là hai vai trò hoàn toàn khác biệt, do đó có không ít người sau khi thử nghiệm vai trò “huấn luyện viên học việc”, họ đã sớm lùi bước và gặp khó khăn khi tìm kiếm các cơ hội mới.
Gần đây cũng có nhiều ý kiến chỉ trích cho rằng K League đang rơi vào tình trạng khủng hoảng chính là do sự thiếu kinh nghiệm của những người làm công tác huấn luyện. Trong khi đó, một người đã có nhiều kinh nghiệm huấn luyện như Park Hang-seo thì gần như không phải mày mò thử nghiệm như vậy nữa.
Tại Busan Asian Games 2002, do thiếu may mắn trong loạt sút luân lưu nên tuyển Hàn Quốc khi ấy do ông dẫn dắt đã không giành huy chương Bạc như mục tiêu đặt ra, tuy nhiên sau đó Park Hang-seo đã ghi được rất nhiều dấu ấn và thành tích ấn tượng khi dẫn dắt Gyeongnam FC tới vị trí thứ tư tại giải thi đấu chính thức để tiến vào vòng đá loại sáu đội, cùng Jeonnam Dragons FC giành ngôi á quân tại Korean League Cup 2008 và kết thúc mùa giải K League 2009 với vị trí thứ tư trên bảng xếp hạng, dẫn dắt Sangju Sangmu giành ngôi vô địch tại K League 2.
Có thể thấy rằng ở vai trò của cầu thủ hay huấn luyện viên thì Park Hang-seo cũng luôn cống hiến hết mình cho thành công chung của toàn đội, có thể ông không phải là ngôi sao sáng nhất, nhưng hoàn toàn xứng đáng được vinh danh là một người hùng thầm lặng.
Park Hang-seo có thể không phải là một siêu sao bóng đá, không phải là một huấn luyện viên lừng lẫy, nhưng chắc chắn ông là người không ngừng góp nhặt và tích lũy những kinh nghiệm quý giá nhất trong lĩnh vực của mình. Người xưa có câu “Đại khí vãn thành”, thành công không đến trong một sớm một chiều, với Park Hang seo, muốn thành công thì phải kiên trì vững bước trên con đường mà mình đã chọn.
Hành trình 5 năm đáng nhớ của thầy Park với bóng đá Việt Nam
Những ngày tháng 10 cách đây 5 năm, huấn luyện viên (HLV) Park Hang-seo đã bắt đầu bước vào một cuộc hành trình mới đầy thử thách với bóng đá Việt Nam.
Sau nửa thập kỷ, ông đã trở thành một tượng đài khi nâng tầm được bóng đá Việt Nam với những dấu ấn đậm nét về nhiều mặt.
HLV Park Hang-seo đã có 5 năm đầy kỷ niệm cùng bóng đá Việt Nam. Ảnh: Goal
Những chiến công để đời
Trước khi HLV Park Hang-seo chính thức ký hợp đồng với Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), thông tin về nhà cầm quân này khá ít ỏi với người hâm mộ bóng đá Việt Nam. Quãng thời gian làm trợ lý của "thầy phù thủy" Guus Hiddink cùng chiến công lọt vào bán kết World Cup 2002 được xem là thành tích đáng chú ý nhất trong sự nghiệp của ông Park. Sau khi HLV Guus Hiddink rời Hàn Quốc, thầy Park từng được "quy hoạch" để làm người tiếp quản ghế nóng nhưng sau thất bại ở ASIAD 2002 tổ chức trên sân nhà (Hàn Quốc bị loại ở bán kết), nhà cầm quân sinh năm 1959 bị sa thải.
Quãng thời gian sau đó, thầy Park dẫn dắt nhiều đội bóng ở Hàn Quốc nhưng không để lại tiếng vang lớn. Đội bóng cuối cùng mà ông cầm quân trước khi nhận được lời mời từ VFF là Changwon City, đội bóng thi đấu ở K3 League (giải hạng 3 Hàn Quốc). Rõ ràng, với bảng thành tích có phần thiếu ấn tượng cùng với việc chưa từng có kinh nghiệm dẫn dắt các đội bóng nước ngoài, HLV Park Hang-seo phải nhận không ít ánh mắt nghi ngờ của giới chuyên môn lẫn người hâm mộ khi đến Việt Nam nhậm chức. Nên nhớ rằng, đó là thời điểm mà bóng đá Việt Nam đang có một cuộc "khủng hoảng niềm tin" khi đội tuyển quốc gia chưa có một danh hiệu lớn nào sau chức vô địch AFF Cup 2008, trong khi đội U23 thường xuyên nhận thất bại ở các kỳ SEA Games.
Thầy Park đã có một khoảng thời gian chuẩn bị tương đối dài trước khi bước vào giải đấu chính thức đầu tiên là U23 châu Á tháng 1/2018 tại Thường Châu, Trung Quốc. Đó chính là giai đoạn quan trọng để ông đánh giá về nguồn lực của bóng đá Việt Nam cũng như lựa chọn phương án chiến thuật phù hợp nhất để phát huy tối đa sức mạnh của nguồn lực ấy.
Ngay giải đấu đầu tiên của mình, thầy Park đã chứng minh sự "mát tay" của mình khi giúp U23 Việt Nam có chiến công lịch sử là ngôi á quân U23 châu Á 2018. Hiệu ứng lớn từ giải đấu khó quên này đã mở ra một hành trình đầy những cột mốc cho thầy Park và học trò. U23 Việt Nam tiếp tục lọt vào bán kết ASIAD 2018 và đến cuối năm, nhiều trò cưng của thầy Park ở đội U23 trở thành nòng cốt giúp đội tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup, kết thúc 10 năm chờ đợi một danh hiệu lớn.
Năm 2019, thầy Park tiếp tục có những thành công khi đội tuyển Việt Nam lọt vào tứ kết Asian Cup, còn đội U23 giành tấm Huy chương Vàng SEA Games đầu tiên trong lịch sử. Đội tuyển Việt Nam cũng vượt qua vòng loại thứ 2 World Cup 2022 để lần đầu tiên được góp mặt ở vòng loại cuối cùng khu vực châu Á.
Tất nhiên, mọi thứ không phải lúc nào cũng thuận lợi. Đội tuyển Việt Nam của thầy Park cũng đã trải qua những thời khắc khó khăn khi không thể bảo vệ thành công ngôi vô địch AFF Cup hay thua liên tiếp 7 trận đấu đầu tiên ở vòng loại thứ 3 World Cup. Tuy nhiên, đó cũng là những bài học đắt giá để thầy Park và các học trò tiếp tục hoàn thiện, khắc phục những điểm yếu. Sang năm 2022, thầy trò ông Park Hang-seo đã giành những điểm số lịch sử ở vòng loại thứ 3 World Cup 2022 khi thắng Trung Quốc ngay trên sân Mỹ Đình đúng mùng 1 Tết Nhâm Dần và có trận hòa đáng khen ngợi khi làm khách trước đội bóng mạnh nhất nhì châu Á là Nhật Bản.
Cũng trong năm 2022, thầy Park đã có được tấm Huy chương Vàng SEA Games thứ 2 với đội U23 Việt Nam trước khi chính thức rút lui để tập trung hoàn toàn cho đội tuyển quốc gia Việt Nam.
Bí quyết của "ma thuật"
Trưa 17/10, VFF đã chính thức thông báo trên trang chủ về việc thầy Park sẽ không tiếp tục gia hạn hợp đồng. Như vậy, nhà cầm quân người Hàn Quốc sẽ chia tay đội tuyển sau ngày 31/1/2023 theo thời hạn của bản hợp đồng cũ. Theo Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn, dù VFF mong muốn tiếp tục gia hạn hợp đồng với thầy Park, nhưng nguyện vọng của chiến lược gia này muốn nghỉ ngơi, một phần vì lý do tuổi tác và dành thời gian nhiều hơn cho gia đình.
Đến thời điểm này, tất cả đều phải khẳng định, thầy Park đã có 5 năm thành công cùng đội tuyển quốc gia và U23 Việt Nam. Thành công đó là sự kết hợp của nhiều yếu tố. Đầu tiên, phải nói rằng, nhà cầm quân người Hàn Quốc đến Việt Nam đúng vào thời điểm các tài năng bóng đá nở rộ. Lực lượng U23 Việt Nam làm nên chiến công lịch sử tại Thường Châu là sự kết hợp giữa 2 lứa cầu thủ cực kỳ triển vọng là lứa U19 Việt Nam năm 2014 với nòng cốt là các học viên khóa I của lò đào tạo Hoàng Anh Gia Lai JMG như Công Phượng, Xuân Trường, Văn Thanh, Văn Toàn... cùng với lứa U20 Việt Nam giành quyền tham dự U20 World Cup 2017 của Quang Hải, Đức Chinh, Đình Trọng, Duy Mạnh...
Bóng đá Việt Nam có một lứa cầu thủ tốt khi thầy Park tới, nhưng đó không phải là thứ quyết định đến những thành tựu sau đó của đội tuyển Việt Nam và đội U23. Chính nhà cầm quân người Hàn Quốc mới là người có công lao lớn nhất khi tạo ra một môi trường kỷ luật, đoàn kết và lựa chọn chiến lược cùng đấu pháp hợp lý để phát huy được tối đa sức mạnh từ lứa cầu thủ được xem là "thế hệ vàng" tiếp theo của bóng đá Việt Nam.
Thầy Park đã tạo ra những tập thể mà ở đó ông vừa là thủ lĩnh có quyền lực tối cao, vừa như một người cha trong gia đình. Tính kỷ luật được đề cao nhưng không hề khắc nghiệt, thay vào đó là môi trường ấm áp và gần gũi như một gia đình. Điều này làm tăng tính gắn kết cho các thành viên và tạo ra tinh thần chiến đấu quật cường cho đội bóng trên sân cỏ khi mỗi cầu thủ đều ra sân với tâm lý "một người vì mọi người".
Về mặt chiến thuật, thầy Park đề cao tính an toàn và hướng đến sự thực dụng về mặt kết quả. Các đội tuyển do ông dẫn dắt luôn trung thành với hệ thống phòng ngự 3 trung vệ nhằm đảm bảo sự vững chắc trước khung thành trước khi tìm kiếm cơ hội từ những tình huống phản công. Cầu thủ quan trọng nhất trong đội hình của HLV Park Hang-seo là Quang Hải. Trong 56 lần ra sân ở các cấp độ dưới sự dẫn dắt của thầy Park, ngôi sao sinh năm 1997 có 16 bàn thắng cùng 5 đường kiến tạo, nhiều nhất trong số tất cả các tuyển thủ. Nhưng quan trọng hơn cả những con số là tầm ảnh hưởng của Quang Hải trong lối chơi phòng ngự phản công của thầy Park.
Trước mắt, HLV Park Hang-seo sẽ là AFF Cup tổ chức cuối năm nay. Đây sẽ là giải đấu cuối cùng của vị chiến lược gia người Hàn Quốc trong cương vị dẫn dắt đội tuyển Việt Nam. Một danh hiệu vô địch Đông Nam Á sẽ là lời chào ý nghĩa nhất cho thầy Park, khép lại một kỷ nguyên đáng nhớ của bóng đá Việt Nam.
HLV Mai Đức Chung tham dự Lễ bốc thăm VCK FIFA World Cup nữ 2023 HLV Mai Đức Chung sẽ di chuyển từ sân bay Nội Bài (Hà Nội), nối chuyến tại Singapore và Australia, trước khi hạ cánh tới Auckland, New Zealand tham dự Lễ bốc thăm VCK FIFA World Cup nữ 2023. Lễ bốc thăm VCK FIFA World Cup nữ Australia/New Zealand 2023 diễn ra tại Trung tâm biểu diễn nghệ thuật và sự kiện Aotea,...