Cách hacker ‘đọc’ những gì bạn đăng trên mạng xã hội
Mọi hoạt động của bạn trên mạng xã hội đều để lại dấu vết, có thể bị những hacker khai thác.
Video bạn thích trên Instagram, một hình ảnh tự đăng lên Facebook, hay thông tin về trường đại học từng tốt nghiệp trên LinkedIn. Bạn có thể nghĩ đó chỉ là những thông tin vô hại trong quá trình sử dụng mạng xã hội.
Tuy nhiên, với những hacker chuyên nghiệp thì tất cả đều là những “vụn bánh mì”, có thể tái tạo nên dấu vết của bạn, hoặc sử dụng để lừa gạt những người liên quan.
“Khoảng 60% lượng thông tin tôi cần để tạo ra một kế hoạch tấn công tương đối tốt có thể tìm thấy ngay trên Instagram. Thường thì tôi chỉ cần khoảng 30 phút để tìm đủ các thông tin mình cần”, Rachel Tobac, CEO công ty bảo mật SocialProof Security nói với Wall Street Journal .
Mọi hành động đều để lại dấu vết cho hacker
Nhiều người dùng có lẽ đã biết những hành động của họ trên mạng xã hội đều để lại “dấu vết” cho chính mạng xã hội đó khai thác. Đó là cách Facebook kiếm tiền bằng quảng cáo, hay LinkedIn bán gói dịch vụ trả tiền để bạn kết nối với người tuyển dụng tốt hơn.
Mạng xã hội thu thập thông tin của bạn, còn hacker lấy thông tin từ chính mạng xã hội đó để tấn công.
Tuy nhiên, những tương tác của bạn trên mạng xã hội, cùng với các thông tin công khai cũng có thể là nguồn dữ liệu để hacker sử dụng để tấn công bạn hoặc người quen.
Một người thích cún cưng sẽ dễ dàng bị “dụ” bấm vào đường link trong email nói về hội nuôi chó. Người thân hoặc đồng nghiệp cũng có thể bị lừa bấm vào đường link để cùng gia nhập một nhóm chúc mừng sinh nhật cho sếp. Đó là chưa kể những hình ảnh mà bạn đăng công khai đôi khi cũng chứa những thông tin quan trọng như mã định danh công dân.
“Mỗi lượt like trên Facebook hay thả tim trên Instagram đều có thể sử dụng để tạo nên một khung hình khá hoàn chỉnh về bạn và sở thích của bạn”, Carrie Gardner, kỹ sư nghiên cứu bảo mật tại Viện công nghệ phần mềm Đại học Carnegie Mellon chia sẻ.
Nguy cơ bị tấn công còn tăng cao sau nhiều sự cố lộ dữ liệu của Facebook, LinkedIn gần đây. Mỗi lần lộ dữ liệu, thông tin của hàng trăm triệu tài khoản đã bị chia sẻ công khai.
Mọi dấu vết, hoạt động trên mạng xã hội đều là những “vụn bánh mì” để hacker có thể khai thác.
Video đang HOT
Hacker giờ đây cũng không cần đích thân đi khai thác dữ liệu nữa. Họ có những công cụ quét thông tin, vận hành bằng AI, có thể tìm kiếm những lỗ hổng dữ liệu một cách nhanh nhất.
“Chúng ta thực sự có thể tự động hoá toàn bộ quá trình đó với AI. Tội phạm đang ngày càng ứng dụng AI nhiều hơn để tìm kiếm những con mồi ngon ăn”, Aaron Barr, Giám đốc kỹ thuật tại công ty phân tích an ninh PiiQ Media nhận xét.
Hãy đối xử với mọi dữ liệu một cách thận trọng hơn
Theo Wall Street Journal , các chuyên gia về bảo mật đều khuyên người dùng nên suy nghĩ cẩn trọng hơn về những gì muốn đăng lên mạng xã hội.
“Nghĩ kỹ trước khi đăng” là lời khuyên rất cơ bản nhưng không bao giờ thừa. Đừng đăng tải những thông tin cá nhân của bản thân hoặc gia đình lên những nền tảng công khai. Chúng có thể là giấy tờ cá nhân, thông tin chuyến đi chơi sắp tới, ảnh người thân, hoặc sản phẩm mà công ty của bạn sắp ra mắt.
Rất có thể bạn đã từng đăng thông tin cá nhân của mình lên mạng mà không để ý, như thẻ nhân viên chẳng hạn. Kể cả tính năng đánh dấu vị trí khi đăng ảnh cũng có thể bị hacker lợi dụng để tấn công.
Rất nhiều người có thói quen viết thông tin cá nhân, mật khẩu đăng nhập lên các tờ giấy dán ở bàn làm việc. Hãy chú ý đến chúng khi chụp ảnh và đăng ảnh mình chụp nơi công sở.
Nhiều thói quen chia sẻ thông tin trên mạng xã hội có thể khiến hacker biết về bạn nhiều hơn mong muốn.
Bạn cũng nên tránh chia sẻ email công việc của mình. Hãy tách biệt email công việc với email cá nhân, và chỉ dùng email cá nhân khi đăng ký các dịch vụ mạng xã hội. Mặc dù tính năng giấu email có trên nhiều mạng xã hội như LinkedIn hay Facebook, nhiều người không để ý và vô tình cho mọi người biết được email của mình.
Khi bạn bị lộ email, hacker có thể lợi dụng địa chỉ này để tìm cách tấn công vào toàn bộ hệ thống email, hoặc những người có trách nhiệm ở công ty. Derek Manky, Giám đốc bảo mật của FortiGuard Labs cho biết có những kịch bản can thiệp thanh toán hoàn toàn xuất phát từ những lỗ hổng trên mạng xã hội.
Ông Barr cho rằng mỗi người nên tạo ít nhất 4 địa chỉ email. Một cho việc cá nhân, một cho công việc, một cho các nội dung spam và một dành riêng cho mạng xã hội. Nguyên tắc quan trọng nhất là không dùng email công việc cho việc gì khác, và tất nhiên cũng đừng dùng chung một mật khẩu cho tất cả email đó.
Để đảm bảo hơn, bạn cũng nên tránh sử dụng chung một ảnh đại diện cho tất cả tài khoản mạng xã hội. Những công cụ quét mạng xã hội có thể nhận biết được các ảnh giống nhau, và đưa ra kết luận các tài khoản thuộc về cùng một người dù sử dụng biệt danh khác nhau.
Thậm chí, nếu muốn đảm bảo an toàn tốt nhất thì đừng sử dụng ảnh bản thân hoặc người quen làm ảnh đại diện.
“Nếu như bạn không để ảnh đại diện là bản thân, vợ chồng hay con cái thì kẻ tấn công sẽ khó có thể liên kết tài khoản giữa các nền tảng khác nhau”, ông Barr nhận xét.
Khi đã biết đủ nhiều thông tin về đối tượng, hacker có thể tấn công bằng cách lừa đảo, thường gọi là hình thức phising.
Một lỗ hổng nữa mà ít người để ý là các ứng dụng hẹn hò. Khi làm quen người khác ở đây, bạn có thể dễ dàng chia sẻ những thông tin nhạy cảm của mình hơn. Do vậy, hãy cẩn trọng với những người làm quen qua ứng dụng hẹn hò.
Đối với những mạng xã hội tuyển dụng, bạn cũng nên hạn chế đăng số điện thoại hoặc email công việc của mình lên. Trừ trường hợp cần thiết, đừng đăng những thông tin chính xác như trường từng học hoặc công ty từng làm.
Nếu như đang tìm việc, hãy đăng tải CV trong một thời gian ngắn. Khi đã tìm được việc mới, bạn nên xoá CV đi. Đừng gửi thông tin của mình bừa bãi, mà hãy kiểm tra kỹ người vừa yêu cầu là ai.
“Những kẻ tấn công có thể rất kiên nhẫn, chờ đợi hàng tháng liền tới thời điểm thích hợp”, bà Tobac nhận định. Do đó, hãy tạo thói quen kiểm tra lại những gì mình vừa đăng xem chúng có thể trở thành dữ liệu nguy hiểm về sau hay không. Xoá những thứ nhạy cảm đi là rất tốt, nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn không đăng chúng lên từ đầu.
Trên những mạng xã hội hướng đến kết nối bạn bè, bạn cũng nên cẩn thận khi nhận lời mời từ người quen. Rất có thể đó là một tài khoản giả mạo họ, kết bạn chỉ để moi thêm thông tin.
“Lỗ hổng có thể tồn tại ở bất cứ đâu. Mạng xã hội chính là miền tây hoang dã”, ông Barr nhận xét.
Người phụ nữ U60 làm thủ lĩnh nhóm hacker
Người phụ nữ trung niên gia nhập nhóm tin tặc Trickbot khi mới học lập trình được 6 năm.
Alla Witte, người phụ nữ Latvia bị cáo buộc là nhân vật chủ chốt trong tổ chức tội phạm mạng có tên Trickbot. Trước khi tham gia nhóm tin tặc vào tháng 10/2018, Witte chỉ là lập trình viên nghiệp dư, mới vào nghề được 6 năm.
Lấy biệt danh là "Max", cáo trạng cho biết Witte đã tham gia viết mã độc tống tiền (ransomware) cho Trickbot. Đầu năm nay, Witte bị bắt giữ tại Miami (Mỹ) nhưng được chuyển đến Cleveland cùng 6 thành viên trong nhóm Trickbot, chuyên thực hiện các vụ lừa đảo, đánh cắp dữ liệu và lây nhiễm ransomware từ Nga, Ukraine và Belarus.
Ngày 4/6, Witte xuất hiện trước thẩm phán để nghe cáo trạng nhưng không đưa ra biện hộ. Alex Holden, nhà sáng lập công ty điều tra an ninh mạng Hold Security cho rằng nếu Witte hợp tác, thông tin từ người phụ nữ 55 tuổi có thể hỗ trợ lực lượng đặc nhiệm của Bộ Tư pháp Mỹ, tập trung vào ransomware và hoạt động tội phạm mạng.
Nữ hacker 55 tuổi bị bắt do tham gia nhóm tội phạm mạng Trickbot.
Dựa vào thông tin trên mạng xã hội VK tại Nga, Witte lớn lên ở thành phố Rostov-on-Don của Nga. Bà tốt nghiệp Đại học Latvia, sau đó làm quản lý bán hàng và giáo viên vào những năm 1980. Đến cuối thập niên 1990, Witte dành sự quan tâm cho công nghệ.
Sau khi kết hôn năm 2007, gia đình Witte chuyển từ Hà Lan đến Suriname. Năm 2013, Bà tham gia khóa học chuyên ngành lập trình web. Đến tháng 10/2018, người phụ nữ này gia nhập nhóm tin tặc Trickbot.
Trong tuần đầu làm cho Trickbot, Witte đã viết mã để theo dõi hàng trăm người từ xa. Sau vài tháng, bà đăng tải video hướng dẫn cách sử dụng phần mềm theo dõi. Một năm sau khi gia nhập nhóm tin tặc, Witte đã viết mã cho trang điều khiển Trickbot, dùng để theo dõi quá trình lây nhiễm từng mã độc.
Witte tiếp tục viết mã điều khiển sự lây nhiễm của ransomware Trickbot, bao gồm thông báo cho nạn nhân rằng máy tính của họ đã bị mã hóa.
Khi mới gia nhập Trickbot, Witte không có biểu hiện hoặc hành động bất thường. Bạn bè vẫn gửi ảnh mèo nhân dịp Giáng sinh và rủ chơi game, theo tin nhắn được thu thập trên VK.
Trong khi đa số tin tặc là nam, Holden không tin khi biết Witte là phụ nữ. "Bà ta đã kết hợp niềm đam mê công nghệ tuổi xế chiều với cuộc sống của một tội phạm mạng, kẻ viết ra phần mềm độc hại và ransomware ảnh hưởng đến nhiều người", Holden cho biết.
Trickbot là tên nhóm tin tặc, mã độc và botnet độc hại. Ảnh: CIO Mexico.
Trickbot là tên nhóm tin tặc, mã độc và botnet - thuật ngữ dành cho mạng lưới máy tính bị chi phối và điều khiển bởi máy tính khác. Theo Malwarebytes , nhóm tin tặc này chịu trách nhiệm quản lý botnet, bán mã độc cho các bên để tấn công mục tiêu.
Sau khi bị tấn công, máy tính trở thành một phần của botnet Trickbot, được hacker sử dụng để lây nhiễm hoặc đánh cắp dữ liệu. Theo công ty an ninh mạng Eclypsium, botnet của Trickbot là một trong những nguồn khai thác phổ biến nhất cho các cuộc tấn công ransomware hiện nay.
Từ khi bị phát hiện vào năm 2016, các bên kiểm soát Trickbot đã đánh cắp hàng chục đến hàng trăm triệu USD từ các ngân hàng, trường đại học và chính quyền tại Mỹ.
Theo Bloomberg , các nạn nhân của Trickbot đã phản ánh vụ việc lên chính quyền địa phương trong suốt 5 năm. Bộ Tư pháp Mỹ từ chối tiết lộ chi tiết tình huống bắt giữ Witte, chỉ nói rằng bà đang sống với gia đình tại Suriname, bị cảnh sát bắt khi đặt chân đến Miami.
Hacker đánh cắp và kiếm tiền từ thông tin cá nhân người dùng thế nào? Dữ liệu cá nhân của bạn như số điện thoại, mật khẩu, địa chỉ, ngày tháng năm sinh... đều là miếng mồi béo bở để hacker kiếm tiền. Ảnh chụp chứng minh nhân dân và thông tin cá nhân của người Việt bị hacker rao bán gây rúng động thời gian gần đây. Sự việc rất nhiều thông tin nhạy cảm của gần...