Cách gói bánh chưng ngày Tết cổ truyền không cần khuôn
Cứ đến mỗi dịp Tết đến xuân về hương vị bánh chưng là không thể thiếu được trong mỗi gia đình. Nhưng để chiếc bánh chưng được ngon, đẹp mắt thì đòi hỏi sự tỉ mỉ từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, cách gói và cho đến cách luộc bánh bạn nhé.
Và để làm được những chiếc bánh chưng dẻo, thơm ngon, có màu xanh đẹp mắt thì sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách gói bánh chưng ngày Tết nhé. Nguyên liệu gồm những gì, cách làm ra sao thì bạn cùng chúng tôi theo dõi nội chia sẻ dưới đây nhé!
Hướng dẫn cách làm bánh chưng xanh ngày Tết
1. NGUYÊN LIỆU CHUẨN BỊ
- Lá dong: 30 chiếc
- Lạt giang buộc bánh: 1 bó
- Gạo nếp loại ngon: 500g
- Đỗ xanh: 150g
- Thịt ba chỉ: 500g
- Gia vị: muối, hạt nêm, hạt tiêu
2. CÁCH GÓI BÁNH CHƯNG NGÀY TẾT
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Đỗ xanh: ngâm khoảng 2-3 tiếng để cho đỗ nở ra, sau đó đãi sạch, vo sạch. Bạn chú ý là nhặt sạch những hạt đỗ xấu. Vớt đỗ vào giá, để ráo nước rồi bạn cho thêm một chút muối, xóc đều. Cho đỗ vào hấp chín. Khi đỗ hấp chín thì lấy thìa dằm nhuyễn, nắm thành những nắm tròn đều nhau để làm nhân bánh chưng.
- Gạo nếp: cũng ngâm khoảng 2-3 tiếng cho gạo mềm. Sau đó đãi sạch gạo, để ráo nước rồi rắc thêm một chút muối, hạt nêm. Cuối cùng là xóc đều để gạo và các gia vị trộn đều.
- Lá dong: rửa sạch, lau khô, loại bỏ phần sống lá.
Video đang HOT
- Thịt ba chỉ: rửa sạch, thái thành từng miếng mỏng với bản to. Sau đó ướp thịt với muối và hạt tiêu để thịt có vị đậm đà.
Bước 2: Cách gói bánh chưng
Để những chiếc bánh vuông vắn thì khâu xếp lá và gói rất là quan trọng.
- Xếp 4 lá dong theo chiều vuông góc với nhau. Nhưng để bánh đẹp hơn thì bạn cho 2 lá dưới úp mặt phải xuống còn 2 lá trên thì ngửa mặt phải lên. Xếp như vậy thì bánh vừa đẹp mà không bị dính.
- Múc một miệng bát gạo nếp đổ vào giữa lá dong.
- Lấy 1 nắm đỗ chia làm đôi, lấy một phần cho lên trên phần gạo, tiếp tục cho thịt lên trên. Và cuối cùng là cho nửa nắm đỗ còn lại lên trên thịt.
- Tiếp tục đổi một lớp gạo lên trên phần nhân đỗ và thịt sao cho phủ kín nhân.
- Lần lượt gấp lá dong bên trái và bên phải vào. Miết chặt tay để bánh được chặt bạn nhé. Phần lá dong còn thừa thì các bạn gập vào trong.
- Bóp hai bên mép bánh cho vuông, tiếp tục gấp nốt phần lá thừa bên trên lại cho góc cạnh vuông.
Gập lá dong và bóp mép bánh cho vuông
- Dùng 2 chiếc lạt buộc song song để giữ bánh và tiếp theo dùng 2 chiếc lạt nữa buộc vuông góc với 2 lạt trước đó.
Hướng dẫn cách buộc bánh chưng
- Dùng tay ấn và miết phẳng 4 phía của bánh để bánh chặt hơn và các góc bánh trở nên vuông vắn.
- Thực hiện tương tự cho đến khi hết nguyên liệu.
Tổng hợp các công đoạn gói bánh chưng
Bước 3: Luộc bánh
- Xếp bánh chưng vào nồi, đổ ngập nước hết phần bánh.
- Đun sôi bánh với lửa to, sau khi sôi thì đun với lửa nhỏ lại để bánh được nhừ.
- Trong khi đun thì bạn chú ý đến nước. Trường hợp nước cạn thì các bạn nhớ chế thêm nước vào nhé.
- Bánh chưng luộc khoảng 8-10 tiếng là được, tùy thuộc vào độ dày mỏng của bánh.
Hướng dẫn cách luộc bánh chưng
- Cuối cùng là bạn vớt bánh ra, để ráo nước và chờ đến khi bánh nguội và thưởng thức.
Thưởng thức bánh chưng với dưa hành muối
Như vậy, với 3 bước thực hiện mà chúng tôi hướng dẫn các bạn trên đây thì những chiếc bánh chưng xanh ngày tết đã được làm xong rồi. Lúc này bạn chỉ việc cắt bánh và cùng gia đình thưởng thức thôi. Thật tuyệt vời đúng không nào?
Theo Giadinh
Cách làm bánh chưng ngày Tết
Nếu trên mâm cỗ cúng ngày đầu năm ở Việt Nam mà không có bánh chưng thì thiếu hẳn một phần không khí năm mới.
Bánh chưng là một món ăn truyền thông gắn liền với người Việt Nam qua các thế hệ, cho đến ngày nay tục lệ cúng bánh chưng ngày Tết vẫn được gìn giữ. Làm bánh chưng không khó, công thức dưới đây sẽ giúp bạn hoàn thành món bánh truyền thống này.
Nguyên liêu:
- Gạo nếp hoa vàng 2,5kg
- Đỗ xanh 1kg
- Thịt lợn vai sấn 800g
- Lạt giang 25 cái
- Hạt tiêu 0,50g
- Lá dong 40 lá
- Muối vừa đủ
Cách làm:
Gạo nếp vo kỹ, dội nước thấy trong là được, để hạt gạo ráo khô thì dội lại lần nữa; để khoảng 4-5 giờ cho ráo hẳn, cho muối vào xóc đều.
Đậu xanh ngâm nước cho long vỏ, đãi sạch, cho một chút muối, nấu chín, giã nhỏ, nặn thành 6 nắm.
Thịt thái miếng to làm 6 ướp muối, hạt tiêu, mì chính cho ngấm. Đặt lá dong, múc một bát gạo đầy, đổ 1/2 gạo vào nén gọn cho vuông vắn rồi bẻ một nửa nắm đậu dàn mỏng lên gạo xếp một miếng thịt vào giữa rồi tiếp tục cho phần đậu còn lại vào, phủ nốt chỗ gạo còn lại lên trên.
Bẻ gập lá, gói vuông, cao thành, buộc lạt chéo chữ thập như vậy gói cho tới khi hết gạo.
Xếp bánh vào nồi, dưới có xếp cuống là vụn, đổ ngập nước, đun lửa to đều, đến khi cạn nước thì lại đổ thêm, nấu từ 8-10 tiếng thì vớt ra nhúng vào nước lã, lấy ra ngay, nén chặt khoảng 5-6 tiếng cho ra bớt nước và để bánh vuông vắn đẹp hơn. Khi ăn bocs lá cắt khoanh.
Yêu cầu:
Bánh vuông đẹp, chín dẻo đều, thơm, ráo nước, không sống.
Theo Homnayangi
Những món ăn luôn luôn có trong mâm cỗ Tết người miền Bắc Tết ở Việt Nam, một phong tục, một mỹ tục của người Việt từ ngàn đời nay. Tết là dịp người Việt tụ hội, xum họp, cúng gia tiên, dâng lễ thánh thần, ăn uống và vui vẻ nên khái niệm Tết đồng nghĩa với những gì vui vẻ nhất. Tết về ai ai cũng muốn mâm cơm gia tiên mình đẹp, và...