Cách gỡ bỏ các ứng dụng dư thừa trên điện thoại
Nhiều mẫu điện thoại thường được cài đặt sẵn hàng loạt ứng dụng của nhà sản xuất và không thể gỡ bỏ theo cách thông thường. Làm thế nào để xóa chúng đi?
Bloatware là thuật ngữ dùng để chỉ các ứng dụng được cài đặt sẵn trên các thiết bị Android. Đa số những phần mềm này thường không có nhiều tính năng, gây tốn dung lượng lưu trữ và làm chậm máy. Điều đáng buồn là nhà sản xuất lại không cho phép người dùng gỡ bỏ các ứng dụng này theo cách thông thường, tuy nhiên, bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ sau đây để giải quyết vấn đề trên.
Bài viết này sẽ đề cập đến hai phương pháp khác nhau dành cho các thiết bị đã root và chưa root.
1. Xóa ứng dụng được cài sẵn trên các thiết bị chưa root
Bước 1: Đầu tiên, bạn truy cập vào phần Settings (cài đặt) trên điện thoại, tìm đến mục About phone (giới thiệu về điện thoại), chạm vào mục Build Number (số hiệu phiên bản) 7-10 lần cho đến khi xuất hiện thông báo You’re developer (bạn đã là nhà phát triển). Lưu ý, tên và vị trí các tùy chọn có thể thay đổi đôi chút tùy vào thiết bị bạn đang sử dụng.
Bước 2: Tiếp theo, bạn quay ngược lại phần Settings (cài đặt)> Developer options (tùy chọn nhà phát triển), kéo xuống bên dưới và kích hoạt tùy chọn USB debugging (gỡ lỗi USB).
Bước 3: Bây giờ, bạn hãy tải và cài đặt công cụ Debloater cho máy tính tại địa chỉ sau, tương thích Windows XP trở lên. Khi hoàn tất và chạy chương trình, bạn chỉ cần kết nối điện thoại với máy tính thông qua cáp USB đi kèm.
Bước 4: Trước khi sử dụng, chương trình sẽ hiển thị một cảnh báo nhỏ yêu cầu bạn tạo một bản sao lưu ứng dụng cho thiết bị, điều này giúp bạn có thể khôi phục lại các ứng dụng sau này nếu muốn. Tại giao diện chính của Debloater, bạn hãy nhấn nút Read Phone Packages để đọc toàn bộ gói ứng dụng được cài đặt trên thiết bị. Tiếp theo, bạn đánh dấu chọn vào các ứng dụng cần xóa hoặc sử dụng tính năng Filter để tìm kiếm nhanh hơn, cuối cùng nhấn Apply để gỡ bỏ.
2. Xóa ứng dụng được cài sẵn trên các thiết bị đã root
Video đang HOT
NoBloat Free: Ứng dụng này cho phép bạn xóa tất cả các phần mềm không có ý nghĩa trên điện thoại. Nếu là lần đầu tiên sử dụng, bạn nhấp vào nút Grant khi SuperSU yêu cầu quyền root. Giao diện chương trình tương đối đơn giản, để xóa cá
Theo viet nam net
Vì sao phím số của máy tính và điện thoại lại khác nhau?
Không đơn giản là cách sắp xếp, bàn phím trên ứng dụng gọi điện và máy tính là sự kế thừa của lịch sử cả trăm năm.
Nếu đã từng dùng tới ứng dụng máy tính trên smartphone, có thể bạn sẽ để ý thiết kế các phím số của nó được sắp xếp hoàn toàn khác phím số khi gọi điện. Ứng dụng máy tính để 3 số 7, 8, 9 ở trên cùng, trong khi ứng dụng gọi điện lại để 1, 2, 3 ở trên.
Bàn phím khi gọi điện (bên trái) và trong máy tính (bên phải) được sắp xếp ngược nhau.
Sự khác biệt này từ đâu mà có? Câu trả lời nằm ở lịch sử phát triển của hai sản phẩm từ thế kỷ 19, máy tính và điện thoại.
Bàn phím máy tính mất 30 năm để thành hình
Tiền thân của những chiếc máy tính có phím bấm là những chiếc máy tính cơ học, xuất hiện từ thế kỷ 17. Đến thế kỷ 19, nhiều nhà sáng chế bắt đầu đưa ra bản thiết kế cho máy tính có nút bấm dạng số. Năm 1884, Dorr Felt phát minh ra một chiếc máy tính với 9 hàng số tương đương với 9 chữ số (1-9), cùng 8 cột số tương đương với hàng đơn vị.
Mỗi số trên bàn phím này tương đương với một chữ số của số hạng. Ví dụ số 9, cột thứ 4 tương đương số 9 trong 9000. Số 0 không xuất hiện trong bàn phím này, bởi để biểu diễn số 0 đơn giản là không cần bấm nút nào cả.
Một chiếc máy tính với bàn phím của Dorr Felt.
Tới năm 1902, James Dalton mới đưa ra một thiết kế bàn phím mới cho máy tính. Bàn phím này chỉ có 2 hàng phím với tổng cộng 10 chữ số, và số 0 lần đầu tiên xuất hiện. Máy tính của James Dalton dễ dùng hơn hẳn so với loại của Dorr Felt, với lời quảng cáo có thể tính toán, kiểm tra lại giá trị của một hóa đơn chỉ trong 35 giây. Đây là một sản phẩm cực kỳ thành công.
Mẫu máy tính với bàn phím kiểu hiện đại, do David Sundstrand phát minh.
Phải tới năm 1914, thiết kế bàn phím máy tính phổ biến hiện nay mới xuất hiện. David Sundstrand, một nhà phát minh gốc Thụy Điển giới thiệu mẫu bàn phím mới với 3 hàng, 3 cột cùng số 0 nằm dưới cùng. Thiết kế này được coi là tối ưu bởi khoảng cách di chuyển ngắn hơn rất nhiều, do đó người dùng có thể sử dụng một tay để làm phép tính. Thiết kế này vẫn được sử dụng cho tới nay trên hầu hết máy tính.
Bàn phím điện thoại là kết quả từ nhiều nghiên cứu khoa học
Các phím bấm số gọi điện trên smartphone hiện nay có nguồn gốc từ chính những chiếc điện thoại. Điện thoại đã được phát minh từ thế kỷ 19, nhưng ban đầu các cuộc gọi đều phải thực hiện qua tổng đài, nơi các tổng đài viên làm công việc bật, tắt các chuyển mạch bằng tay để kết nối cuộc gọi.
Đến thập niên 1950, điện thoại đường dài bắt đầu trở nên phổ biến. Để thực hiện một cuộc gọi đường dài, tổng đài viên phải quay tới 11 số, trong đó có khoảng 7 số là số điện thoại địa phương, và 4 số là mã vùng. Do số điện thoại dài hơn, các tổng đài viên thường quay nhầm số. Điều này đặt ra một bài toán cho các kỹ sư của công ty viễn thông AT&T để nghĩ ra một bảng số mới, giúp giảm tỷ lệ bấm nhầm.
Sau những nghiên cứu được công bố vào năm 1955 và 1960, đã có nhiều phương án sắp xếp số được đưa ra. Tổng đài tự động ra đời cũng chuyển trách nhiệm bấm số từ tổng đài viên tới người gọi. Do vậy, công ty này cũng phải nghiên cứu phương án hợp lý nhất cho cả người dùng thông thường.
Bảng số của tổng đài viên vào thập niên 1950, trước khi AT&T đưa ra phương án cải tiến.
Đã có tới 15 phương án sắp xếp số được đưa ra, trong đó có cả những cách sắp xếp theo hình tròn, tam giác hoặc xếp chéo, nhiều phương án lấy cảm hứng từ các máy tính ở thời điểm đó. Trong nghiên cứu được công bố năm 1960, tác giả R. L. Deininger cho rằng người dùng thích một bàn phím có số tăng dần từ trái sang phải, trên xuống dưới, tức là ngược lại so với bàn phím máy tính.
Có tới 15 phương án sắp xếp mới được đề xuất. Ảnh: The Next Web
Cuối cùng, hai thiết kế được lựa chọn là thiết kế với 2 hàng, mỗi hàng 5 chữ số và thiết kế 3 hàng, 3 cột cùng số 0 nằm dưới cùng. AT&T đã lựa chọn thiết kế thứ hai, và nó trở thành cách sắp xếp phím phổ biến trong các điện thoại sau này. Tại Anh, một số công ty sử dụng thiết kế phím với 2 hàng trong thời gian ngắn.
Một chiếc điện thoại tại Anh sử dụng 2 hàng phím số. Ảnh: Iain Bird.
Sau này bàn phím điện thoại còn có thêm tính năng gõ ký tự, nhưng cách sắp xếp các số chưa bao giờ bị ảnh hưởng từ các ký tự.
Ảnh hưởng tới các thiết bị hiện đại
Thiết kế của bàn phím máy tính được kế thừa trên bàn phím máy vi tính sau này. Các bàn phím của máy vi tính đều có phần phím số được sắp xếp với hàng phím 7, 8, 9 ở trên cùng và các nút bấm phép tính ở gần, giúp cho người dùng dễ dàng thực hiện các phép tính chỉ bằng tay phải.
Cả hai hệ điều hành là iOS và Android đều có cách sắp xếp phím số giống với điện thoại ở phần lớn ứng dụng.
Smartphone là một câu chuyện thú vị. Các smartphone hiện đại được điều khiển bằng màn hình cảm ứng, do vậy không bị giới hạn về mặt vật lý như các bàn phím trước kia. Có lẽ cách sắp xếp của bàn phím như hiện nay là thừa hưởng từ các điện thoại có nút bấm, với dãy số 1, 2, 3 ở trên cùng. Đây là cách sắp xếp đã trở nên quen thuộc trên điện thoại từ hàng chục năm, nên các hãng smartphone không cần phải thay đổi làm gì.
Trong ứng dụng máy tính, hoặc trong các thiết bị thực tế ảo như Oculus VR, thì bàn phím số lại có kiểu sắp xếp như máy tính trước kia. Có thể thấy hai kiểu sắp xếp không có nhiều sự khác biệt, nhưng chúng được sắp xếp như bây giờ bởi sự phát triển của những thiết bị trong lịch sử.
Theo zing
Mua iPhone mới, nên cài ứng dụng gì đầu tiên? Dịp cuối năm là thời điểm nhiều người có thể sở hữu một điện thoại iPhone. Sau khi mua xong, thường là bạn sẽ cài đặt ứng dụng vào máy. Theo BGR, dưới đây là các ứng dụng tốt nhất bạn nên cài vào máy ngay sau khi vừa kích hoạt. Google Maps Google đã dành cả năm nay để mang đến nhiều...