Cách giúp trẻ yêu đọc sách tiếng Anh
Cùng con học chữ A B C qua trò chơi, rồi tập đọc từng chữ trong câu, thầy giáo Quang Nguyen đã khiến con gái nhỏ thích đọc sách hơn.
Trong việc hướng con đọc sách, việc khó nhất không phải là làm thế nào để con đọc được, mà là nuôi dưỡng và giữ được tình yêu đọc sách trong con.
Mình đọc sách cùng cả hai con, đứa lớn học rất nhanh, từ nhìn qua một lần đã nhớ và chỉ sau một thời gian ngắn đọc sách cùng bố, chàng trai đã hòa nhập và đứng trong nhóm học sinh đọc sách tốt ở trường của Mỹ. Ngược lại, cô con gái bé tên Suzie lại đọc rất chậm và hay quên. Dưới đây là những kinh nghiệm đọc sách cùng cô bé “chậm đọc” này.
Suzie gặp khó khăn ngay từ những ngày đầu học chữ. Mình mua một bộ đồ chơi hình chữ cái A B C để con làm quen với mặt chữ. Rồi bắt đầu bằng ba chữ cái A B C, mình cho con vừa học vừa chơi đố, mỗi ngày tăng thêm một vài chữ.
Sau khi Suzie đã thuộc sơ sài, mình viết bảng chữ cái lên tường và bắt đầu chơi một trò khác: chỉ vào bảng chữ cái và hỏi. Nếu trả lời đúng, con được 1 điểm, trả lời sai, bố được điểm. Ròng rã thêm vài tuần thì con cũng nắm được sơ sơ chữ cái.
Đến phần đọc, việc đầu tiên là làm quen với chữ viết thường (lower case), và âm của từng chữ. Các bài “phonics song” tương đối hiệu quả, là một khởi đầu tốt. Vì con học trong môi trường ESL (ở Mỹ), mình không cần phải dạy phát âm nữa, việc dạy theo “phonics” nhàn hơn. Với trẻ ở Việt Nam, cần lưu ý, phương pháp “phonics” khó áp dụng hơn rất nhiều vì giáo viên và học sinh đều có thể phát âm không chuẩn, dẫn đến đọc sai.
Đọc sách tiếng Anh cùng con bắt đầu từ những cuốn đơn giản. Ảnh: Quang Nguyen
Video đang HOT
Sau khi nhận diện được chữ cái và âm, mình bắt đầu đọc sách cùng con. Khi chọn sách, cần lưu ý chọn những cuốn phù hợp với khả năng đọc và sở thích của bé. Với Suzie, mình chọn sách đơn giản (mỗi trang chỉ 1-6 chữ), có nội dung liên quan đến Elsa, Pony hay động vật.
Khi đọc sách, mình áp dụng ba phương pháp: phonics (với những từ dùng được như “dog”), “whole-word” (với những từ không dùng “phonics” được như: “he”) và bối cảnh (ví dụ khi trang sách có hình con chó màu trắng và ở dưới là “white dog”). Cần nhớ, mục đích là để trẻ “giải mã” được chữ cái, phương pháp nào giúp trẻ nhớ được chữ đều là hiệu quả.
Mình bắt đầu đọc sách cùng con bằng chữ “the” (phương pháp “whole-word”) vì đây là chữ xuất hiện nhiều nhất trong tiếng Anh. Mình yêu cầu Suzie nhớ mặt chữ “the”, và đọc mỗi khi chữ “the” xuất hiện – phần còn lại là bố đọc. Ví dụ, “a dog eats THE bone” thì con đọc chữ “the”, còn lại bố đọc.
Sau đó, mình dạy con đọc chữ “dog” bằng “phonics” (vì trong cuốn sách có nhiều chữ này), rồi tăng dần số từ con tự đọc đến lúc nàng có thể tự mình đọc cả cuốn.
Bây giờ Suzie biết đánh vần những chữ cơ bản bằng “phonics” (như “bed”, “meet”), nhớ mặt chữ đơn giản (như “he”, “do”), và biết cách “nhìn hình đoán chữ” (như “big dog, little dog”). Nhưng quan trọng nhất, con rất thích đọc sách.
Ngày xưa, mỗi sáng, gọi con gái dậy đi học là một cực hình với bố. Giờ thì đơn giản rồi, chỉ cần đọc thần chú: “Suzie, do you wanna read a book?” là nàng vùng chăn dậy ngay.
Quang Nguyen
Theo VNE
Cách đọc sách giúp hiệu trưởng Mỹ gần gũi với học sinh
Sử dụng Facebook Live để vừa đọc sách, vừa tương tác với học sinh, TS Belinda George được phụ huynh và học sinh khắp cả nước yêu mến.
Tối thứ ba hàng tuần, vào trang Facebook của Trường tiểu học Homer Drive (bang Texas, Mỹ), học sinh lại được theo dõi những buổi đọc sách của TS Belinda George, hiệu trưởng nhà trường. Trong bộ đồ ngủ, ôm chú bọ rùa nhồi bông hay ngồi cạnh một mô hình phi hành gia được bơm căng, cô sẽ đọc những cuốn sách thiếu nhi liên quan để tạo cảm hứng cho các em.
"Tôi không biết liệu tất cả học trò của mình có xem video và cùng tôi đọc sách ở nhà hay không. Nhưng vào sáng hôm sau, nhiều em lại đến gặp và nói đã nhìn thấy tôi ngồi đọc truyện. Các em cũng cho tôi biết phần mà chúng yêu thích trong cuốn sách mà tôi đã đọc", cô George nói và cho biết thêm nhiều em tiếp cận cô để hỏi nơi chúng có thể tìm thấy cuốn sách đó trong thư viện.
Theo Independent ngày 3/3, cô George bắt đầu sử dụng Facebook Live để đọc sách cho 680 học sinh của trường vào tháng 12/2018 nhằm gần gũi với học sinh hơn, xây dựng mối quan hệ bền chặt giữa các gia đình và nhà trường, đồng thời giúp các em cải thiện kỹ năng đọc hiểu. Những video của cô đã nhận được sự quan tâm của truyền thông, phụ huynh và học sinh khắp đất nước.
Cô George trong những buổi đọc sách trên Facebook Live. Ảnh chụp màn hình
Là hiệu trưởng, cô George cho rằng nếu không gần gũi được học trò bên ngoài trường thì cũng không thể gần chúng khi ở trường được. Từ đó, cô làm nhiều cách để giữ được mối quan hệ tốt đẹp với học sinh và gia đình của chúng.
Cứ vào mỗi buổi đọc, cô giáo 42 tuổi lại đọc thật to tên của từng học sinh đã xem và có hiển thị tương tác trên màn hình. Cô cẩn thận phát âm đúng từng tên một trước khi giới thiệu về cuốn sách và đọc nội dung trong đó. Nhiều hôm, cô chọn mặc bộ đồ ngủ vì muốn nói chúc ngủ ngon với học sinh ở cuối video.
Không chỉ đọc đơn thuần, cô George còn giả giọng nhân vật hoạt hình hay đưa ra những câu hỏi và hành động khiến học sinh thích thú. Theo cô, đây là sự tương tác cần thiết và rất tốt cho học sinh. Nó còn khiến cha mẹ và con cái gần gũi nhau hơn khi cùng nhau xem những video do cô thực hiện.
Ở mỗi buổi đọc, cô George cũng thông báo về mức độ khó của mỗi cuốn sách và học sinh có thể làm một bài kiểm tra tùy chọn về cuốn sách này vào ngày hôm sau như một phần của chương trình đọc hiểu của trường. Nhờ phương pháp này, học sinh của cô đã có những bước tiến trong việc học chữ.
Không phải ngẫu nhiên cô George lại nghĩ ra việc đọc sách bằng Facebook Live cho học sinh. Nữ hiệu trưởng cho biết Trường tiểu học Homer Drive chỉ có 55% học sinh lớp 3, 4 và 5 có khả năng đọc viết đúng hoặc tốt hơn những gì có thể trong lứa tuổi của mình. Đây là con số thấp mà cô muốn cải thiện.
Hơn thế nữa, 94% học sinh của cô đến từ những gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn và cô muốn giúp những em này có thể học nhiều hơn những gì được dạy ở trường.
Sinh ra trong một gia đình có năm anh chị em, bố phải bỏ học từ năm lớp 5, làm việc trong một trang trại bò để nuôi gia đình trong khi mẹ bỏ học năm lớp 11, cô George hiểu sâu sắc những gì học sinh của mình phải trải qua.
"Bố mẹ tôi là những người tuyệt vời. Dù không được học nhiều, họ vẫn luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục", cô George nói và chia sẻ luôn muốn đem lại cho học sinh những suy nghĩ tích cực dù chúng có phải gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Biết chắc chắn một số đứa trẻ ở trường sẽ không bao giờ học đại học nhưng cô không muốn chúng cảm thấy không thành công. Cô George muốn gửi thông điệp rằng các em chọn làm việc gì cũng được, miễn sao phải thật giỏi trong công việc đó. Nếu là một người đào mương, hãy trở thành người đào mương tốt nhất.
Những thông điệp như vậy luôn được cô lồng ghép trong những buổi đọc sách. Ngoài việc đọc mỗi tuần một lần, cô cũng tổ chức các buổi tiệc khiêu vũ ở trường hai lần mỗi tuần, đến nhà thăm và tặng quà cho học sinh, đưa ra lời khuyên và giúp đỡ những em đang đi không đúng hướng.
"Tôi muốn làm những điều mà nó có thể giúp tôi xây dựng mối quan hệ với học sinh. Nếu một đứa trẻ cảm thấy được yêu thương, chúng sẽ cố gắng hơn", cô nói.
Dương Tâm
Theo VNE
Không giảm sĩ số, trẻ vẫn phải học chữ trước Đến khi con chính thức bước vào lớp 1, nhiều phụ huynh hốt hoảng vì không cho con học chữ trước. Lớp học quá đông, cô giáo không thể nào quan tâm để chỉ dạy, uốn nắn cho từng học sinh để có thể giúp trẻ hào hứng với con chữ đầu đời. Không học trước thì học thêm! Giữ vững lập trường...