Cách giúp trẻ không buồn chán những ngày nghỉ học
Học thông qua trò chơi giúp các em dễ tiếp thu kiến thức, có thêm động lực học tập, phát huy trí sáng tạo, nhất là trẻ 2-8 tuổi.
Chị Bảo Ngọc (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết, bắt các con học hoài cũng không được. Ởnhà, các cháu còn có nhiều hoạt động khác để giải trí như sử dụng Internet, máy tính, Ipad, nhưng nếu sử dụng quá mức thì ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ, chưa kể các nội dung xấu khó kiểm soát được.
Giống như chị Ngọc, đợt nghỉ học kéo dài do dịch Covid-19 đến một cách đột ngột làm đảo lộn cuộc sống của nhiều gia đình. “Trẻ có thể học được gì bổ ích khi không đến trường?”, “Chơi gì để con cũng thu được kiến thức và kỹ năng mới?”, “Làm gì để con không thụ động và buồn chán?” là câu hỏi của nhiều bậc phụ huynh.
Học thông qua chơi
Kèm con mùa dịch, vợ chồng anh Trần Công Tuấn (quận Tân Bình, TP HCM) khuyến khích các con lựa chọn những công cụ, ứng dụng vừa học vừa chơi an toàn trên mạng.
“Sự phát triển của công nghệ giáo dục đang mở ra những cơ hội cho các bậc phụ huynh những phương thức học tập mới cho con em, không kém phần hiệu quả về mặt kiến thức mà còn gia tăng những kỹ năng quan trọng trong tương lai”, anh nhận định.
Nhiều trò chơi cho phép con học đi kèm giải trí.
Học thông qua những hoạt động giải trí cũng là phương pháp được các chuyên gia giáo dục trên thế giới đánh giá cao. Theo một nghiên cứu của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) phối hợp vớ i Lego Foundation thực hiện, các chuyên gia chỉ ra “Học thông qua chơi” là cách tốt nhất để tạo động lực học tập, phát huy trí sáng tạo của trẻ, đặc biệt là trẻ 2-8 tuổi.
Các chuyên gia cũng chỉ ra, hiện có một số cha mẹ đang hiểu sai về định nghĩa của “chơi” và giá trị của nó. Hầu hết đều nghĩ rằng “chơi” nghĩa là tách biệt trẻ với “học”. Từ đó, việc tạo dựng hệ thống học tập mà trong đó các em có cơ hội được chơi là rất ít, hoặc không có sự lồng ghép yếu tố chơi vào việc học.
Theo đó, cha mẹ chính là người cần thay đổi trước trong quan niệm cũng như trong sự lựa chọn. Một công cụ “học thông qua qua chơi” phù hợp và hiệu quả có thể mang lại niềm vui khám phá, học tập cho con cái và sự yên tâm về mục tiêu học tập cho cha mẹ.
Dành thời gian cho con
Video đang HOT
Để trẻ không chán nản, thụ động, sự tự tin được cho là một yếu tố rất quan trọng cùng với khả năng sáng tạo. Đây cũng là yếu tố quyết định sự thành công của trẻ trong học tập và trong cuộc sống.
Năm 2019, LEGO Education đã phối hợp với tổ chức The Harris Poll làm cuộc khảo sát trên 5.000 học sinh, 5.000 phụ huynh và 1.200 giáo viên tại nhiều quốc gia.
Kết quả, chỉ 19% học sinh tự tin trong học tập, đặc biệt là các môn học STEAM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, mỹ thuật, toán). 30% phụ huynh nghĩ rằng con em của họ có sự tự tin trong học tập. Trong khi đó, tới 76% giáo viên tin rằng chính việc thiếu tự tin ngăn cản các em tiếp tục phát triển và phát huy thế mạnh trong học tập các môn học STEAM.
Trả lời câu hỏi làm thế nào tạo sự tự tin cho học sinh, 77% giáo viên và 62% phụ huynh trong khảo sát này cho rằng, học thông qua trải nghiệm đôi tay (hands-on learning) là cách tốt nhất.
Học thông qua chơi và qua trải nghiệm đôi tay kích hoạt trí não trẻ.
Ngày nay, với sự hỗ trợ từ các công cụ giáo dục có kèm nhiều ứng dụng cùng lúc, trẻ có thể “học thông qua chơi” và qua trải nghiệm đôi tay, được kích hoạt đồng thời cả trí óc, đôi tay, thị giác, khả năng quan sát…
Ngoài ra, các chuyên gia tâm lý giáo dục cũng cho rằng sự gần gũi trong gia đình, việc cha mẹ dành thời gian cho con mỗi ngày để cùng con “học thông qua chơi” là một cách hiệu quả giúp trẻ lớn lên trong tự tin. Trẻ thường thích vui chơi với bạn bè cùng lứa nhưng cũng cần để trẻ ở bên những người trưởng thành. Trải nghiệm với những người lớn hơn sẽ mở rộng thế giới, tầm nhìn của trẻ.
“Kỳ nghỉ cũng là một phép thử cho khả năng thích ứng của cả con trẻ và các bậc cha mẹ. Đã đến lúc nghĩ đến việc chuẩn bị cho trẻ thích nghi với việc học tập một cách đa dạng hơn về phương thức và phương tiện học tập. Đây là cơ hội để vợ chồng tôi thực hành, trải nghiệm những giải pháp học và chơi cùng con tại nhà và xây dựng thành thói quen lâu dài”, chị Bảo Ngọc nói.
Thanh Hà
Theo VNE
Anh học kiểu gì mà tốt nghiệp đại học, có bài toán của con giải cũng không xong?
Nhiều phụ huynh than rằng, nhìn tụi nhỏ học mà tôi thấy đứt ruột, toán gì mà có anh chị học cấp 3 cũng chẳng thể giúp được em mới vào lớp 1?
Cậu con trai đi học về, vừa bước chân vào nhà đã quăng vội chiếc cặp ra nền nhà khóc tu lên nức nở: "Con bắt đền bố mẹ đấy, bài toán hôm qua bố giảng cho con cô bảo sai rồi. Cô con không giảng như thế đâu".
Nhiều bài toán cha mẹ còn khó hiểu chứ nói gì đến con? (Ảnh minh họa Báo Vietnamnet)
Càng nói, cậu bé càng khóc nức nở, nước mắt chan hòa ướt đẫm khuôn mặt măng tơ. Chị Hằng có lẽ xót con nên quay qua chồng lớn tiếng: "Anh làm kiểu gì lạ vậy? Chỉ là toán lớp 2 thôi mà".
Nói rồi chị lầm bầm: "Học gì mà khổ thế không biết. Toán lớp 2 mà ba, mẹ tốt nghiệp đại học còn giải trầy trụa không ra thì làm sao đứa trẻ mới nứt mắt giải ra cho được?".
Vừa nói, chị Hằng vừa cầm cuốn vở của con lên xem cô sửa bài thế nào. Kết quả bài toán không sai nhưng cách giải chỉ hợp với học sinh cấp 3.
Để có được cách giải ấy, chồng chị đã phải bỏ công việc mày mò giải cả tiếng đồng hồ mới có thể giảng lại cho con nhưng cậu bé chẳng hiểu gì cứ ngu nga ngu ngơ đến tội.
Mà đâu phải ít, chiều nào đi học về, cu cậu cũng đưa cho ba mẹ một bài toán khó nhằn như thế.
Vậy là dù bận rộn cỡ nào, dù công việc cơ quan ngập đầu ra sao, hai vợ chồng cũng phải giúp con không thì chẳng thể yên với nó.
Gia đình anh Dũng cùng khu phố lại có cô con gái học lớp 2, cũng vì giảng bài cho con mà hai vợ chồng liên tục to tiếng với nhau.
Anh Dũng cho biết, có bài yêu cầu đếm hình, mình nhìn đếm đến lòi con mắt chỉ có 10 hình nhưng mai đi học về con bé khóc rấm rứt bắt đền vì cô bảo 11 hình.
Bài đếm hình bố mẹ nói 10 hình nhưng cậu con trai bảo cô nói 11 hình mới đúng (Ảnh CTV)
Chuyện đếm hình giảng đi giảng lại cho con biết bao lần nhưng nó vẫn chẳng thể làm nỗi vì mới nhìn vào người lớn còn hoa cả mắt.
Nhiều phụ huynh cho biết, đi làm cả ngày về đến nhà đã mệt rã rời lại còn biết bao nhiêu công việc lớn bé.
Thế mà còn ôm cả việc giải toán cho con đã thấy hoa mặt chóng mày. Mà con học cả ngày trên trường vẫn chưa đủ, tối về còn phải chuẩn bị bài cùng con có đêm tận 22 giờ mới xong.
Thế là giải pháp duy nhất là tìm người dạy kèm. Nhưng dạy toán khó kiểu này cũng chẳng phải thầy cô giáo nào cũng dạy được. Hỏi thăm mãi cả thị trấn này mới có vài ba địa chỉ nhận dạy kèm toán nâng cao.
Tới lớp xin cho con học, chị Hằng nói mình gặp khá nhiều người quen có con học ở nhiều trường trong thị trấn.
Hầu như cha mẹ nào cũng có nỗi lòng như vợ chồng chị, thà tốn một tháng dăm trăm ngàn nhưng mình còn làm được bao nhiêu việc nhà mà con cũng học được cách giải những bài toán "trên trời".
Nhiều phụ huynh than rằng, nhìn tụi nhỏ học mà tôi thấy đứt ruột, toán gì mà có anh chị học cấp 3 cũng chẳng thể giúp được em mới vào lớp 1?
Tuổi của đám nhỏ đang vừa học vừa chơi, sao nhà trường cứ nhồi những kiến thức thế này vào đầu trẻ?
Dạy thế chẳng phải cướp đi tuổi thơ của các em hay sao? Đem thắc mắc này hỏi cô chủ nhiệm của con, anh Dũng cho biết, cô giáo của bé Ti nói rằng đây là theo quy định của Thông tư 22 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Kiến thức toán trong sách giáo khoa mới chỉ đạt được mức cơ bản (mức 1, mức 2). Trong một đề kiểm tra, giáo viên ra đề phải đảm bảo được 4 mức, dù không muốn làm khổ học sinh nhưng giáo viên, nhà trường cũng không thể làm khác.
Chỉ thương những đứa trẻ con vô tội bị cướp mất tuổi thơ chỉ vì những suy nghĩ của những người có quyền nhưng thiếu thực tế.
Hoa Anh
Theo giaoduc.net
Cần quan tâm đến học sinh nhiều hơn Dưới góc độ của một nhà nghiên cứu tâm lý học trẻ em và giáo dục, TS Ngô Thanh Huệ, giảng viên Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, chia sẻ về xây dựng trường học hạnh phúc. Học sinh luôn muốn hạnh phúc khi đến trường Áp lực học tập khiến học sinh không hạnh phúc Tại hội thảo...