Cách giữ ấm cơ thể trong mùa đông
Những ngày gần đây nhiệt độ xuống thấp, thời tiết lạnh làm cho con người dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như ho, cảm lạnh, cảm cúm… Để bảo vệ sức khỏe trong mùa đông bạn cần chú ý những điều sau:
Anh minh hoa nguôn Internet
Giữ ấm nhà của bạn
Sử dụng rèm cửa để giữ ấm nhà của bạn, giữ cho căn nhà luôn ấm bằng hệ thống sưởi, tuyệt đối không sử dụng than để sưởi. Nếu cần thiết ngoài đóng kín cửa có thể lấy băng dính dán vào các khe cửa để tránh gió lùa. Nên sử dụng nước nóng để uống, túi giữ nhiệt hay chăn điện để giữ ấm cơ thể.
Mặc quần áo ấm
Đây là biện pháp đơn giản và hữu hiệu nhất để giữ ấm cơ thể. Tuy nhiên không nên mặc quần áo dày, mà nên mặc quần áo mỏng, mặc thành nhiều lớp, để gió lạnh không thể luồn vào cơ thể. Đối với trẻ em, mặc quần áo nhiều lớp còn có tác dụng để có thể cởi cho trẻ khi toát mồ hôi do chơi đùa, hoặc nằm ngủ. Mồ hôi của trẻ nếu không kịp lau có thể thấm ngược trở lại cơ thể gây các bệnh đường hô hấp.
Ăn đủ chất và lượng
Thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng nhất của cơ thể, nó giúp giữ ấm cơ thể. Mùa đông để giữ cơ thể ấm, có thể dùng các món ăn từ các loại cây gia vị như gừng, tỏi….
Hạn chế uống rượu, bia
Nhiều người cho rằng thời tiết lạnh, uống rượu sẽ làm ấm người. Tuy nhiên, uống quá nhiều rượu lại gây ra những tác hại khôn lường với sức khỏe. Uống rượu, nhất là uống say trong thời tiết lạnh rất nguy hiểm, dễ bị đột quỵ. Nhiều trường hợp đã tử vong do uống rượu.
Video đang HOT
Khi uống rượu, các mạch máu giãn ra, khi gặp trời lạnh, mạch đột ngột co lại, huyết áp dễ tăng lên gây tai biến và dẫn đến tử vong. Cách tốt nhất là không uống rượu, nếu phải uống và uống quá say không nên ra ngoài trời lạnh ngay.
Luôn hoạt động
Nếu thời tiết quá lạnh, nên hạn chế đi ra ngoài đường, nhất là trẻ nhỏ. Cần cho trẻ nghỉ học. Đối với người lớn, nhất là người lớn tuổi, cần vận động nhẹ nhàng trong nhà, không nên ngồi một chỗ. Nên di chuyển quanh nhà ít nhất 1 lần mỗi giờ.
Theo baophapluat
6 thói quen sinh hoạt dễ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc sinh sôi vào mùa đông bạn cần đặc biệt lưu ý
Khi thời tiết lạnh kéo dài, thêm hanh khô khiến nhà bạn luôn trong tình trạng bức bí, một vài thói quen như bật lò sưởi liên tục, không sử dụng thông gió... sẽ khiến ngôi nhà luôn trong tình trạng ẩm mốc, dễ sinh bệnh tật.
Có rất nhiều thói quen trong sinh hoạt vào mùa đông khiến ngôi nhà của bạn luôn trong tình trạng ẩm thấp, là điều kiện dễ khiến nấm mốc sinh sôi.
Lý giải về việc này, nhiều người cho rằng do sự chênh lệch nhiệt độ và độ ẩm giữa bên trong nhà và ngoài trời. Nấm mốc sinh sôi không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của ngôi nhà mà còn ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe, là nguyên nhân gây nên các bệnh về hô hấp, hen suyễn, dị ứng, viêm da...
1. Không thường xuyên sử dụng thông gió
Dù nhiệt độ ngoài trời có lạnh đến đâu, bạn có thể đóng cửa kín mít để đảm bảo sức khỏe của mọi người sống trong nhà, tránh được tình trạng bị cảm lạnh hay ảnh hưởng của thời tiết. Tuy nhiên, thói quen đóng kín cửa cả ngày lẫn đêm để giữ ấm này lại khiến độ ẩm trong nhà không được cân đối, gây ô nhiễm không khí, là điều kiện thuật lợi khiến vi rút và nấm mốc gia tăng.
Mỗi ngày cũng cần mở cửa sổ khoảng 30 phút để không khí trong phòng luôn được đảm bảo ở mức an toàn cho sức khỏe.
Vì thế, dù trời lạnh nhưng bạn nên mở những cánh cửa ít hút gió nhất để nhiệt độ trong nhà và ngoài trời được lưu thông. Mỗi ngày cũng cần mở cửa sổ khoảng 30 phút để không khí trong phòng luôn được đảm bảo ở mức an toàn cho sức khỏe.
2. Dùng nhiệt độ sưởi quá cao
Khi trời lạnh, nhiều gia đình sử dụng giải pháp sử dụng lò sưởi. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, nhiệt độ phòng tốt nhất cho sức khỏe của cả người già và trẻ nhỏ từ 18 - 23 độ C.
Việc duy trì nhiệt độ phòng quá cao dù đảm bảo ấm áp cho cả nhà nhưng lại dễ khiến không khí trong phòng bị khô. Sự chênh lệch giữa độ ẩm, nhiệt độ giữa trong phòng và ngoài trời là nguyên nhân khiến hơi nước ngưng tụ tại các vùng tiếp giáp như tường, kính... Đây chính là cơ hội cho nấm mốc gia tăng, phát triển. Việc tốt nhất nên làm chính là hạ thấp nhiệt độ sưởi, mặc thêm quần áo để giữ ấm cho cơ thể.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, nhiệt độ phòng tốt nhất cho sức khỏe của cả người già và trẻ nhỏ từ 18 - 23 độ C.
3. Mở cửa phòng tắm sau khi tắm
Sau khi tắm, việc nên làm là mở cửa sổ thông ra ngoài trời của phòng tắm. Bạn có thể ở trong phòng để lau bớt hơi nước, bật quạt thông gió để căn phòng giảm bớt độ ẩm. Mở cửa phòng tắm thông với phòng chức năng khác dễ khiến hơi ẩm tràn ra ngoài. Đây cũng là thói quen dễ khiến nấm mốc sinh sôi. Tuy nhiên, phòng tắm cũng luôn cần giữ vệ sinh sạch sẽ thường xuyên để tránh nấm mốc phát triển.
Nên thông gió phòng tắm sau khi sử dụng.
4. Đóng kín các ngăn tủ
Các ngăn tủ, đặc biệt là các loại ngăn yếm khí luôn được đóng kín. Lúc này, ngăn tủ không thường xuyên lưu thông không khí sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển. Điều bạn nên làm là mở các cánh tủ khoảng 15 phút mỗi ngày để không khí được lưu thông. Một mẹo nhỏ chính là bạn nên mở tủ khi lấy quần áo đi tắm và chỉ đóng cửa tủ sau khi bạn bước ra khỏi nhà tắm.
Mở cửa tủ 15 - 20 phút mỗi ngày để tránh nấm mốc sinh sôi bên trong cánh tủ.
5. Phơi quần áo ẩm, ướt trong nhà
Nhiều người có thói quen phơi quần áo ướt, ẩm trong nhà vì nhiệt độ trong nhà ấm, khô ráo giúp quần áo nhanh khô hơn. Tuy nhiên, nếu việc phơi đồ thường xuyên lặp lại sẽ tạo môi trường cho nấm mốc phát triển. Vì thế, hãy tạo thói quen phơi đồ bên ngoài dù trời nắng hay gió nhẹ. Với những ngày trời mưa, nhiệt độ ẩm ngoài trời tăng cao, bạn nên cho quần áo vào máy sấy hoặc sử dụng máy hút ẩm.
Không nên phơi quần áo ẩm ướt trong nhà.
6. Không thường xuyên vệ sinh phòng tắm và bếp nấu
Phòng tắm và nơi nấu nướng là hai khu vực dễ sinh sôi nấm mốc, khí độc nhất trong nhà. Khu vực phòng bếp có bồn rửa thường xuyên sử dụng, phòng tắm cũng có độ ẩm cao hơn các khu vực khác trong nhà. Vì thế, đừng quên bật quạt thông gió, dọn dẹp sạch sẽ hai khu vực này để căn nhà luôn là nơi ấm cúng và an lành cho mọi người khi trở về.
Nên thường xuyên vệ sinh phòng tắm, khu vực bếp nấu.
Tổng hợp
Theo Nhịp sống Việt
Những căn bệnh hay gặp nhất trong mùa đông Trong những ngày trời lạnh, chúng ta có xu hướng ở trong nhà nhiều hơn và dễ bị lây bệnh từ người khác hơn. Đồng thời, các virus cũng phát triển mạnh hơn và tồn tại lâu hơn trong thời tiết lạnh và khô. Dưới đây là 15 căn bệnh hay gặp nhất vào mùa đông cần đề phòng. 1. Hen phế quản...