Cách giáo viên thích ứng với chương trình phổ thông mới
Theo cô Dư Thị Thanh Mai, giáo viên Toán tại HOCMAI, giáo viên cần tham khảo phương pháp dạy mới, hướng tới mục tiêu phát triển năng lực người học.
Chương trình giáo dục phổ thông mới tập trung vào việc tạo hứng thú, khuyến khích học sinh khám phá kiến thức, biết vận dụng hiệu quả kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống, đồng thời phát triển tư duy, có chính kiến và tự chủ hơn. Theo cô Dư Thị Thanh Mai, định hướng mới này đòi hỏi sự thay đổi mạnh mẽ từ phía giáo viên, phụ huynh.
Qua nhiều năm kinh nghiệm dạy học và nghiên cứu các phương pháp giảng dạy mới, cô Thanh Mai chia sẻ cách giáo viên cần bắt kịp với những thay đổi của giáo dục, đặc biệt khi năm học 2020 – 2021 tới đây chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ triển khai từ khối lớp một.
Thay đổi tư duy trong giảng dạy
Thứ nhất, giáo viên cần thay đổi tư duy và cách thức tiếp cận vấn đề. Trong thời đại hiện nay, các kênh thông tin phát triển mạnh, học sinh có nhiều nguồn tài liệu để tra cứu và tìm hiểu. Thay vì tập trung nhiệm vụ truyền đạt kiến thức, giáo viên cần trở thành người truyền cảm hứng và định hướng cho sự phát triển của học sinh. Khi thay đổi tư duy theo hướng này, giáo viên mới có thể thay đổi về phương pháp giảng dạy và tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.
Thứ hai, giáo viên cần đóng vai trò là người đồng hành, dẫn dắt và định hướng cho học sinh trong việc học. Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, việc dạy học không còn theo hướng truyền thụ kiến thức một chiều, không còn việc học sinh ghi chép và trả lời theo khuôn mẫu.
Để giảng dạy đạt hiệu quả, giáo viên cần sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp và kỹ thuật giảng dạy, kết hợp các hình thức học hiện đại và tích cực như: phương pháp gợi mở, sử dụng nhiều câu hỏi vấn đáp, tham khảo các kỹ thuật tổ chức hoạt động của học sinh ( kỹ thuật mảnh ghép, kỹ thuật bàn tay nặn bột…).
Giáo viên cần là người chủ động, sáng tạo trước những thay đổi mới.
Thứ ba, giáo viên cần chủ động và linh hoạt hơn trong việc xác định mục tiêu của bài học, xây dựng nội dung chi tiết và triển khai giảng dạy. Dựa vào mục tiêu và nội dung các bài học trong sách giáo khoa, với mỗi hoạt động dạy học trong cùng một chủ đề kiến thức, giáo viên nên thiết kế các hoạt động đa dạng cho học sinh như làm thí nghiệm, lập dự án học tập, trải nghiệm thực tế… Qua đó, học sinh sẽ có nhiều cơ hội để khám phá kiến thức, thực hành những điều đã được học và dần vận dụng được kiến thức môn học, kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề trong đời sống.
Cập nhật phương pháp giảng dạy mới
Theo cô Thanh Mai, để học sinh từng bước đạt đến các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới về phẩm chất, năng lực thì trước tiên, giáo viên cần nghiên cứu kỹ chương trình tổng thể và chương trình môn học để lên kịch bản giảng dạy cho từng tiết học. Kịch bản giảng dạy cần hướng dẫn học sinh các kỹ năng cơ bản (làm việc nhóm, tìm kiếm thông tin…), để khi thực hiện các hoạt động trên lớp, học sinh có thể phối hợp cùng giáo viên tìm hiểu kiến thức một cách nhẹ nhàng.
Việc kiểm tra đánh giá trong chương trình giáo dục phổ thông mới có nhiều thay đổi: đánh giá cả quá trình học và sau quá trình học. Thay vì chỉ kiểm tra theo định kỳ như trước đây, giáo viên nên có những cách thức mới để theo dõi và đánh giá được toàn diện quá trình học tập của học sinh. “Giáo viên nên lắng nghe học sinh trình bày, giải thích, từ đó đánh giá năng lực của các em. Đánh giá theo cách như vậy sẽ đầy đủ được cả tư duy, kiến thức và giúp học sinh có nhiều cơ hội hơn để sáng tạo, phát triển kỹ năng, phát triển chuyên môn của bản thân trong tương lai”, cô Thanh Mai cho biết.
Cô Dư Thị Thanh Mai trong chương trình Phát triển năng lực Toán 1.
Bên cạnh đó, mỗi giáo viên cần liên tục trang bị cho mình kiến thức tổng hợp của nhiều lĩnh vực, nhiều bộ môn, cập nhật các mô hình, phương pháp dạy học hiện đại, dạy học tích hợp, dạy học theo định hướng STEM và linh hoạt trong việc sử dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Để làm được điều này, giáo viên nên chủ động học tập từ đồng nghiệp, từ cộng đồng giáo viên hay tham gia các khóa học bồi dưỡng, nâng cao trình độ…
Nhằm giúp học sinh phát triển năng lực tư duy Toán học theo định hướng của chương trình giáo dục phổ thông mới, Hệ thống Giáo dục HOCMAI xây dựng chương trình Phát triển năng lực Toán 1. Chương trình cung cấp các phương pháp tiếp cận kiến thức mới như sử dụng tình huống, câu chuyện gợi mở để mô hình hóa Toán học, đặt ra nhiều góc nhìn khác nhau cho cùng một vấn đề, thường xuyên sử dụng câu hỏi gợi mở, truy vấn trong bài giảng…
Với nhiều minh họa sinh động trong các video bài giảng xen lẫn các hoạt động thực hành, chương trình đồng thời là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho giáo viên trong quá trình xây dựng nội dung bài giảng, xây dựng phương pháp giảng dạy và tổ chức hoạt động dạy – học cho học sinh lớp một đáp ứng theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới.
Chiều nay thí sinh thi môn toán: Nhớ câu thần chú 'câu dễ làm trước, câu khó làm sau'
Chiều nay, 9.8, thí sinh sẽ làm bài thi môn toán. Trước khi làm bài, các em cứ hít một hơi thật sâu để lấy bình tĩnh. Sau đó, hãy lướt qua đề thi một lần, câu dễ làm trước, câu khó làm sau.
Giáo viên khuyên thí sinh hãy "hít một hơi thật sâu" trước khi làm bài thi môn toán - ẢNH TUỆ NGUYỄN
Thầy Lê Bá Trần Phương, giáo viên môn toán tại Hệ thống Giáo dục Học Mãi cho rằng: Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Bộ GD-ĐT đã điều chỉnh khối lượng kiến thức trong chương trình lớp 12 và như vậy đề thi tốt nghiệp THPT cũng sẽ được giảm độ khó nhằm tạo thuận lợi cho thí sinh.
Trước khi bước vào phòng thi và nhận đề thi chính thức, thầy Phương phân tích theo đề thi tham khảo của Bộ GD-ĐT: Kiến thức trong đề thi chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12 (chiếm 90%), kiến thức lớp 11 chỉ chiếm 10%.
Các câu hỏi khó sẽ nằm ở chương trình kỳ 1 của lớp 12 và sẽ tập trung vào các chương: hàm số, mũ và loga, thể tích khối đa diện. Ngoài ra, một số câu hỏi khó còn nằm ở phần kiến thức lớp 11 và tập trung vào các phần: khoảng cách, xác suất. Kiến thức của lớp 12 ở kỳ 2 thì chỉ hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu.
Theo thầy Phương, thời gian vừa qua các em đã dành nhiều thời gian hơn cho việc luyện đề thi. Việc luyện đề sẽ giúp các em tổng ôn và rà soát được kiến thức, kịp thời ôn tập bổ sung. Mặt khác, điều này còn giúp các em làm quen với tâm lý phòng thi ngay khi ở nhà, thông qua cách luyện đề như đi thi thật.
Khi ổn định được tâm lý phòng thi, các em sẽ hạn chế được tối đa những tính toán sai và nhầm lẫn. Từ đó các em sẽ có cơ hội lớn trong việc tối ưu hóa điểm số của bài thi.
Bên cạnh đó, các em hãy đặt ra mục tiêu điểm số cho bản thân, từ đó lên kế hoạch chắc chắn phải làm đúng bao nhiêu câu. Hãy ưu tiên những câu hỏi cơ bản rồi mới đến vận dụng - vận dụng cao.
"Tâm lý trong phòng thi rất quan trọng. Trước khi làm bài thi, các em cứ hít một hơi thật sâu để lấy bình tĩnh. Sau đó, hãy lướt qua đề thi một lần và làm lần lượt, câu dễ làm trước, câu khó tạm thời bỏ qua và làm sau cùng", thầy Phương nhắn nhủ.
Chiều nay, 9.8, thí sinh bắt đầu làm bài thi môn toán từ 14 giờ 30 phút, thời gian làm bài là 90 phút.
Nỗi lòng của phụ huynh có con đi thi tốt nghiệp THPT trong ngày dịch
Giải đề thi vào lớp 10 môn Toán học sinh lưu ý dạng toán thực tế Dạng toán thực tế chiếm phần lớn trong đề thi môn Toán vào lớp 10, đòi hỏi học sinh cần nắm chắc kiến thức, tránh những sai lầm thường gặp khi làm bài. Nhằm giúp học sinh có được hệ thống kiến thức và cách ôn luyện tốt nhất cho kỳ thi vào lớp 10 tới đây, cô Thạch Thị Nhân, giáo viên...